Thuốc ngủ có thể làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sa sút trí tuệ nên tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế cho vấn đề giấc ngủ.
Giấc ngủ ngày càng được coi trọng trong ngày nay. Sự căng thẳng và lo lắng trong những ngày nghỉ lễ có thể khiến bạn khó có được một đêm ngon giấc.Trong bối cảnh đại dịch và những vấn đề khác xảy ra, giấc ngủ chất lượng thậm chí còn trở nên khó khăn hơn.
Thuốc ngủ, còn được gọi là “thuốc z”, có thể là một lựa chọn hấp dẫn cho những người đang vật lộn với giấc ngủ. Nhưng nó không phải là không có rủi ro. Nghiên cứu mới cho thấy thuốc z liều cao có thể làm tăng nguy cơ té ngã hoặc gãy xương ở những người bị sa sút trí tuệ.
Nghiên cứu xuất bản trên BMC Medicine xem xét dữ liệu của hơn 27.000 bệnh nhân tại Anh được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2016. Hơn 3.500 người đã được kê đơn thuốc z.
Nhà nghiên cứu Chris Fox từ Trường Y Norwich thuộc Đại học East Anglia cho biết có tới 90% những người mắc chứng sa sút trí tuệ bị rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc ngủ liều cao có thể không phải là cách an toàn nhất để điều trị.
Trong số những bệnh nhân dùng z, 17% được dùng liều cao (liều cao là 7,5 mg zopiclone hoặc vượt quá 5 mg Ativan). Sau khi so sánh nhóm sử dụng thuốc z với những bệnh nhân sa sút trí tuệ bị rối loạn giấc ngủ không dùng những loại thuốc này, các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ gia tăng đáng kể, lên đến 70% đối với một số trường hợp gãy xương.
Thay vì thuốc ngủ, bạn nên tìm những cách khác để giải quyết vấn đề khó ngủ. Cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể là một cách hữu ích.
Thả lỏng tâm trạng để đi ngủ khoảng một hoặc hai giờ trước khi đầu óc mệt mỏi có thể mang đến hữu ích. Điều này có thể bao gồm tắt đèn, tắt màn hình hoặc khuyến khích hoạt động ít kích thích.
Chú ý đến lượng caffeine và rượu cũng rất cần thiết.
Tập thể dục trong ngày cũng có thể mang nhiều hữu ích, cũng như dành thời gian để xoa dịu thần kinh thông qua trò chuyện thư giãn hoặc thiền chánh niệm.
Nếu vẫn phải dùng thuốc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về liều lượng thấp hơn. Nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ té ngã và gãy xương tăng lên ở những bệnh nhân không dùng thuốc ngủ liều cao.
Mohan Garikiparithi có bằng y khoa tại Đại học Osmania. Ông đã hành nghề y lâm sàng trong hơn một thập kỷ. Trong một chương trình truyền thông kéo dài ba năm ở Đức, ông quan tâm đến vi lượng đồng căn và các hệ thống y học thay thế khác. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Bel Marra Health.
Mohan Garikiparithi
Trúc Đoàn biên dịch
Xem thêm: