Thực đơn keto trong mùa COVID-19
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể hữu ích đối với hầu hết mọi bệnh do virus gây ra, bao gồm cả COVID-19. Khi chuyển hóa của cơ thể trong trạng thái đốt cháy chất béo, chúng ta không cung cấp nhiên liệu cho virus sinh sôi. Điều này sẽ làm chậm quá trình nhân lên của virus.
Sự trao đổi chất và virus
Năng lượng cung cấp cho cơ thể dựa trên 2 chất đường và béo. Bất cứ lúc nào lượng đường trong máu tăng cao do ăn uống, căng thẳng hoặc thiếu ngủ, cơ thể sẽ sử dụng đường làm nguồn năng lượng chính. Đây được gọi là trạng thái đường phân (glycolytic).
Ngược lại, khi cơ thể ở trạng thái nhịn ăn hoặc khi chúng ta cố tình ăn các bữa ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo, sự trao đổi chất của chúng ta sẽ chuyển sang trạng thái ketogenic đốt cháy chất béo do không có đường trong máu.
Cơ thể chúng ta được lập trình để sử dụng đường hoặc chất béo vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Chúng tôi gọi đây là sự linh hoạt trong trao đổi chất. Trên thực tế, cơ thể dường như phát triển mạnh khi ở trạng thái chuyển hóa ceton, đốt cháy chất béo.
Đường là nguồn nhiên liệu lý tưởng cho virus
Điều thú vị là, việc chuyển đổi quá trình trao đổi chất của vật chủ từ trạng thái đốt cháy đường sang trạng thái đốt cháy chất béo đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình sao chép của virus. Virus không có nguồn năng lượng riêng. Khi chúng sống trong vật chủ, chúng phải dựa vào năng lượng và chức năng trao đổi chất của vật chủ. Khi vật chủ tiêu thụ một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate và đường, cơ thể sẽ thường ở trạng thái đốt cháy đường. Ở trạng thái này, các loại virus có khả năng sinh sản rất nhanh vì nguồn nhiên liệu đường có sẵn dồi dào.
Đường là chất ngụy trang lý tưởng cho virus
Đường không chỉ cung cấp cho virus nhiều năng lượng để sinh sản nhanh chóng, mà đường còn có thể ngụy trang và bảo vệ virus khỏi sự tấn công của hệ thống miễn dịch. Nhiều loại virus, bao gồm cả chủng coronavirus mới (COVID-19), về cơ bản tự phủ lớp đường lên lớp vỏ trong quá trình nhân đôi. Khi virus làm điều này, nó tự ngụy trang trong một lớp phủ có đường gọi là glycans. Quá trình này được gọi là quá trình đường hóa virus.
Loại coronavirus mới chiếm lấy nhân tế bào của vật chủ nhờ lớp vỏ ngụy trang bọc đường. SARS-CoV-2 sử dụng một gai protein được glycosyl hóa nhô ra khỏi bề mặt virus liên kết với enzyme angiotensin 2 (ACE2) để làm trung gian xâm nhập vào tế bào vật chủ. Về cơ bản, lớp ngụy trang bằng lá chắn bọc đường này cho phép coronavirus giả dạng là phân tử đường, lừa tế bào giống như một con “sói đội lốt cừu”.
Coronavirus mới không phải là loại virus duy nhất sử dụng đường để sao chép và ngụy trang. Các virus khác bao gồm cúm, HIV, viêm gan C, virus West Nile, SARS-CoV-1 và Ebola cũng đi qua quá trình glycosyl hóa của virus.
Bệnh đi kèm
Thật không may, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những người mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ bị bệnh do virus nghiêm trọng hơn, bao gồm cả COVID-19. Các bệnh lý mạn tính bao gồm tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và hen suyễn. Bệnh nhân có các bệnh lý này thường có sự trao đổi chất ở trạng thái không tối ưu, gây tổn hại đến hệ miễn dịch vì cơ thể liên tục hấp thụ đường. Điều này cho phép virus và các mầm bệnh khác nhân lên nhanh chóng và xâm chiếm cơ thể vật chủ nhiều hơn.
Các chiến lược ăn kiêng để đánh bại virus
Tránh chất béo có hại
Điều quan trọng phải hiểu rằng việc tiêu thụ các loại dầu công nghiệp tinh chế cao không chỉ góp phần gây ra phản ứng viêm và suy yếu hệ thống miễn dịch, mà còn tạo ra một môi trường nơi vật chủ dễ bị nhiễm virus hơn. Dầu công nghiệp thực sự làm cho tế bào dễ bị nhiễm virus hơn. Khi những loại dầu này được tiêu thụ, sẽ dẫn tới sự thay đổi các loại axit béo dùng để bao phủ tế bào và tạo nên màng tế bào. Sự hiện diện của các axit béo bất lợi này thực sự giúp virus dễ dàng xâm nhập và chiếm giữ các tế bào của vật chủ. Hơn nữa, tiêu thụ những chất béo này góp phần vào việc đề kháng insulin, kéo dài sự rối loạn điều hòa lượng đường trong máu. Điều này cũng ngăn cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng để đi vào trạng thái ketosis.
Chất béo có hại cần tránh
- Dầu canola
- Dầu ngô
- Dầu hạt bông
- Dầu cây rum
- Dầu hướng dương
- Dầu đậu nành
Tiêu thụ chất béo lành mạnh
Nên ăn loại chất béo có thể nuôi dưỡng các tế bào của chúng ta và giúp chuyển cơ thể sang trạng thái ketosis (đốt cháy chất béo). Chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) được tạo thành từ ít nguyên tử cacbon hơn axit béo chuỗi dài và được tìm thấy trong dầu dừa, dầu cọ và các sản phẩm sữa chất lượng.
Không giống như các axit béo chuỗi dài, MCT được gan xử lý nhanh chóng và sử dụng để cung cấp năng lượng hoặc chuyển trực tiếp thành ceton. Sự hiện diện của ceton trong máu thúc đẩy trạng thái đốt cháy chất béo của nhiễm ceton (không phải nhiễm toan ceton do tiểu đường).
MCT không chỉ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hoá ketosis mà còn tăng cường năng lượng và sức bền, cải thiện chức năng não bộ, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol và cân bằng lượng đường trong máu. Axit lauric có trong MCTs đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự hình thành vỏ bọc của virus và làm chậm quá trình nhân lên của virus.
Dầu có hàm lượng cao chất béo trung tính chuỗi trung bình
- Dầu MCT
- Dầu dừa
- Váng sữa từ động vật ăn cỏ
- Bơ từ động vật ăn cỏ
- Kem từ động vật ăn cỏ
Trong khi các chất béo được liệt kê ở trên có MCTs có đặc tính kháng virus và giúp cơ thể chuyển sang trạng thái đốt cháy chất béo nhanh hơn, thì vẫn có những chất béo có lợi khác để thưởng thức khi tuân thủ chế độ ăn ketogenic bao gồm:
- Mỡ lợn
- Mỡ động vật ăn cỏ
- Quả bơ
- Lòng đỏ trứng từ gà nuôi trên đồng cỏ
- Dầu ô liu nguyên chất chất lượng cao
- Dầu cá từ cá đánh bắt tự nhiên.
Chuyển đổi quá trình trao đổi chất của bạn thông qua chế độ ăn Ketogenic
Mặc dù cơ thể được lập trình để dễ dàng thay đổi trạng thái trao đổi chất giữa đốt cháy đường hoặc chất béo được, nhưng một số chuyên gia tin rằng cơ thể hoạt động tốt nhất khi ở chế độ ketosis đốt cháy chất béo trong phần lớn thời gian vì nó hiệu quả hơn và nguồn nhiên liệu sạch.
Chế độ ăn ketogenic tập trung vào chất béo có chất lượng như nguồn nhiên liệu chính cho cơ thể. Thông thường, 60 đến 70 phần trăm calo dinh dưỡng của bạn đến từ nguồn chất béo. Phần còn lại của calo đến từ protein và carbohydrate.
Để thúc đẩy trạng thái trao đổi chất này ở mức độ sâu hơn, cần giảm lượng carbohydrate và tăng thời gian nhịn ăn. Khi các tỷ lệ dinh dưỡng lý tưởng này được áp dụng, nó buộc cơ thể vào trạng thái đốt cháy chất béo, ketogenic.
Trạng thái trao đổi chất này thách thức cơ thể để cơ thể buộc phải ở một trạng thái khỏe mạnh hơn. Khi chúng ta kết hợp trạng thái thách thức trao đổi chất này với việc ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ hợp lý, cơ thể chúng ta có thể phục hồi và phát triển tốt hơn.
Chế độ ăn uống lý tưởng trong thời COVID-19 là gì?
Khi ở trong trạng thái đốt cháy chất béo, chúng ta không cung cấp nhiên liệu cho virus sinh sôi. Điều này sẽ làm chậm quá trình nhân lên của virus.
Một nghiên cứu đặc biệt làm nổi bật cơ chế này đã khảo sát các đối tượng nhịn ăn trong tháng Ramadan. Những người này tiêu thụ bữa sáng ketogenic giàu protein và chất béo bao gồm 20 gam MCT. Đối với bữa trưa, họ tiêu thụ 20 gam MCT và tiếp tục nhịn ăn tổng cộng từ 8 đến 12 giờ. Sự gia tăng chất béo trung tính chuỗi trung bình này vào bữa sáng và gia tăng thời gian nhịn ăn của họ đã thúc đẩy các con đường trao đổi chất ketogenic và làm chậm sự nhân lên của virus. Bữa tối là một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc duy trì trạng thái ketogenic trong một thời gian nhất định trong ngày bằng cách nhịn ăn không liên tục và tập trung ăn chất béo MCT, thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp điều trị dự phòng và bổ trợ cho những người đang chống lại SARS-CoV-2. Cho dù bạn đang hy vọng có thể tránh khỏi bị nhiễm virus, hiện đang bị COVID-19 hoặc một bệnh virus cấp tính khác, hoặc đang bị “Hội chứng Long Haulers” (mắc covid-19 kéo dài), thì việc áp dụng chế độ ăn uống này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu và chức năng miễn dịch.
Bác sĩ Ashley Turner là một bác sĩ được cấp giấy phép hoạt động trong ngành Y học tự nhiên (holistic health), chuyên dùng các liệu pháp chữa bệnh bằng tự nhiên, là tác giả nhiều đầu sách, nội trợ và là người mẹ của ba cô con gái ngọt ngào. Bạn có thể liên hệ với cô ấy tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Restorative Wellness, nơi cô ấy hành nghề y.
Ashley Turner
Công Thành biên dịch
Xem thêm: