Thủ tướng Trung Quốc gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp tại Thành Đô để tìm kiếm sự ủng hộ dành cho Thỏa thuận thương mại Trung Quốc – EU
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp gỡ đại diện của các doanh nghiệp ngoại quốc hoạt động tại Trung Quốc trong một nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư rằng quốc gia này tiếp tục thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho thương mại quốc tế.
Cuộc họp hôm 20/4 với các đại diện từ Đức, Pháp, Hà Lan, Hungary, Nhật Bản, Singapore, Nam Hàn và các quốc gia khác diễn ra sau khi Quốc hội EU từ chối phê chuẩn thỏa thuận đầu tư Liên minh Âu Châu-Trung Quốc hồi tháng 03/2021.
Vòng xoáy đi xuống trong quan hệ EU – Trung Quốc xảy ra sau quyết định tẩy chay bông Tân Cương của EU hồi tháng 03/2021, khiến Trung Cộng kích khởi các biện pháp trừng phạt đáp trả lại, đã đe dọa hơn nữa khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.
Trong cuộc họp tại Trung tâm Trung Quốc-Âu Châu ở Thành Đô, nơi đã thu hút hơn 170 tổ chức và doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư và đặt trụ sở tại tỉnh Tứ Xuyên, ông Lý đã ca ngợi các lãnh đạo doanh nghiệp vì những đóng góp của họ vào công cuộc “hiện đại hóa” của Trung Quốc và “sự phục hồi của kinh tế toàn cầu”sau đại dịch virus Trung Cộng.
Ông Lý nói, “Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa với thế giới bên ngoài, và cánh cửa sẽ ngày càng mở rộng hơn.” Ông hứa rằng Trung Quốc “sẽ tiếp tục xây dựng một môi trường kinh doanh theo định hướng thị trường, hợp pháp hóa và quốc tế hóa”.
“Các công ty từ tất cả các nước được đối xử bình đẳng và bảo đảm được cạnh tranh lành mạnh”, ông nói.
Chuyến thăm của ông Lý diễn ra chỉ vài ngày sau khi lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 16/04. Cuộc họp này là một phiên trù bị cho hội nghị thượng đỉnh Ngày Trái đất của các nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề khí hậu. Trong cuộc họp, ông Tập đã thúc giục EU phê chuẩn Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) giữa EU và Trung Quốc – đã đạt được đồng thuận vào tháng 12 năm ngoái sau bảy năm đàm phán. CAI phải được Nghị viện EU phê chuẩn mới có hiệu lực.
Tuy nhiên, cả bà Merkel và ông Macron đều không phản hồi lời kêu gọi phê chuẩn của ông Tập.
Vào tháng 03/2021, EU đã chuẩn thuận các lệnh trừng phạt đối với một số quan chức Trung Cộng liên quan đến cuộc diệt chủng và vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã nhanh chóng trả đũa bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 10 chính trị gia và học giả Âu Châu-bao gồm 5 thành viên hàng đầu của Nghị viện EU mà việc phê chuẩn thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc cần có lá phiếu của những người này-và 4 tổ chức, bao gồm cả Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện EU.
Ông Raphael Glucksmann, một nghị sĩ người Pháp của Nghị viện Âu Châu và là nhà vận động nhân quyền lâu năm của Pháp, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng các lệnh trừng phạt của Trung Cộng đối với tiểu ban nhân quyền đại diện cho “một sự trừng phạt đối với thể chế dân chủ của Nghị viện này”.
Bắc Kinh cũng cho biết sẽ trừng phạt Ủy ban Chính trị và An ninh của EU, bao gồm 27 đại sứ EU.
Các lệnh trừng phạt đã khiến nhiều nhà lập pháp EU tức giận. Nghị viện EU sau đó đã hủy một cuộc họp để thảo luận về việc phê chuẩn CAI, vì các nghị sĩ nổi tiếng đe dọa sẽ không phê chuẩn thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc.
Ba trong bốn nhóm lớn nhất của EU nói rằng họ sẽ không thảo luận về thỏa thuận này cho đến khi Trung Cộng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Bà Marie-Pierre Vedrenne, thành viên Nghị viện đại diện cho Pháp và là người phát ngôn về thỏa thuận giữa EU và Trung Cộng thuộc nhóm Tự do Đổi mới Châu Âu (Libertarian group Renew Europe) cho biết: “Dường như không thể tưởng tượng được rằng Nghị viện của chúng ta thậm chí sẽ tán thành ý tưởng phê chuẩn một thỏa thuận trong khi các thành viên và một trong các ủy ban của nó đang bị trừng phạt.”
Những người phản đối nói rằng một thỏa thuận với Trung Quốc sẽ cấp quyền ưu đãi tiếp cận thị trường Âu Châu cho các công ty thuộc sở hữu nhà nước có trụ sở tại Trung Quốc, vốn có thể nhận được các trợ cấp của chính phủ, trong khi chế độ Trung Cộng tiếp tục đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Bà Merkel và ông Macron là một trong những nhân vật ủng hộ trọng yếu của EU đối với thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, trong bối cảnh các thành viên EU khác, chẳng hạn như Ý, Bỉ, Tây Ban Nha và Ba Lan phản đối.
Tuy nhiên, bà Merkel, người lo lắng cho sự xuất hiện công khai tại Trung Quốc của các nhà phân phối xe hơi, sắp từ chức vào tháng 9, và đảng SPD của bà đã rớt hạng trong các cuộc thăm dò bầu cử gần đây, với đảng Xanh (the Greens) đối lập đang dẫn đầu. Ứng cử viên thủ tướng Annalena Baerbock của đảng Xanh đã tuyên bố sẽ có lập trường cứng rắn đối với các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.
Đảng Xanh gần đây đã đưa ra lập luận phản đối CAI trong một tuyên bố bằng văn bản: “Thương mại là đòn bẩy mạnh mẽ để bảo vệ và củng cố nhân quyền cũng như các giá trị dân chủ cơ bản. Thật không may, thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc, được chính phủ Đức vội vàng ký kết vào cuối năm ngoái, lại mâu thuẫn với chính mục tiêu này”.
Ông Macron cũng đang phải đối mặt với sự chỉ trích của công chúng và sự phản đối mạnh mẽ chống lại CAI ở trong nước trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
Do Alex Wu thực hiện
Lý Bình biên dịch
Xem thêm: