Thủ tướng Singapore: ‘Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã phá hủy trật tự toàn cầu’
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng cuộc chiến Nga-Ukraine đang có một tác động sâu rộng trên toàn thế giới, trong đó có cả Singapore, và người dân Singapore đã cảm nhận được tác động của cuộc chiến này đối với chi phí sinh hoạt.
Hôm 01/05, ông đã nói chuyện tại cuộc Tuần hành Ngày tháng Năm (May Day) thường niên, trước khoảng 1,000 lãnh đạo nghiệp đoàn và các đối tác ba bên của Đại hội Nghiệp đoàn Thương mại Quốc gia (National Trades Union Congress-NTUC).
‘Có thể thấy không có kết quả tốt đẹp nào’
Trong bài diễn văn của mình, ông Lý nói rằng khi cuộc chiến này tiếp diễn, “có thể thấy không có kết quả tốt đẹp nào.” Vì người Ukraine đang tự phòng thủ tốt hơn mong đợi, nên người Nga khó có thể nhanh chóng đánh bại họ, ông Lý nói. Tuy nhiên, người Ukraine cũng không thể trục xuất người Nga ra khỏi lãnh thổ của họ vì người Nga đông hơn.
“Vì vậy, cuộc chiến có thể sẽ diễn ra trong một thời gian dài hơn nữa, và tiền của đóng góp đang tăng lên,” ông Lý cho biết.
“Hiện giờ Nga xem đây không chỉ là một cuộc chiến ở Ukraine, mà còn là cuộc đấu tranh chống lại nhiều nước phương Tây. Nước này đã cáo buộc các nước phương Tây tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại họ,” ông nói, khi chỉ ra rằng Hoa Kỳ đang nhắm đến việc làm suy yếu khả năng quân sự của Nga để ngăn chặn Moscow xâm lược các nước khác trong tương lai.
“Nếu cuộc chiến này lan rộng ra ngoài các biên giới của Ukraine, hoặc nếu các loại vũ khí phi quy ước được sử dụng, sẽ không ai có thể kiểm soát được tình hình diễn ra như thế nào. Điều này rất, rất đáng lo ngại,” ông Lý nói, và cho biết thêm rằng Nga đã cảnh báo về một hiểm họa Đệ tam Thế chiến thực sự.
Ông Lý đã chỉ ra rằng điều căn bản nhất là cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã phá hoại trật tự toàn cầu — các quy tắc và chuẩn mực căn bản để các quốc gia, dù lớn hay nhỏ — tương tác với nhau một cách đúng mực.
“Điều đó có nghĩa là không xâm phạm ai khác,” tuyên bố đặt đúng “các sai sót lịch sử và các quyết định điên rồ, bởi vì đó là sự vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đó là điều tồi tệ đối với mọi quốc gia, nhưng đặc biệt là đối với các quốc gia nhỏ như Singapore,” ông nói và giải thích đó là lý do tại sao Singapore có lập trường rất mạnh mẽ và lên án cuộc tấn công cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu chống lại Nga.
Người dân Singapore đang phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn do cuộc chiến
Trong bài diễn văn của mình, ông Lý cũng giải thích rằng lạm phát đã là một vấn đề đối với nhiều quốc gia ngay cả trước khi xảy ra cuộc chiến Nga-Ukraine, nhưng cuộc chiến này đã khiến lạm phát trở nên tồi tệ hơn.
“Nga là một nước xuất cảng dầu và khí đốt lớn. Hiện nguồn cung đang bị gián đoạn, các nước Âu Châu đang cố gắng ngừng mua năng lượng từ Nga và Nga cũng đang cắt nguồn cung để trừng phạt các nước Âu Châu vì đã hỗ trợ Ukraine, và điều đó đang gây ra tình trạng thiếu năng lượng trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao giá điện và xăng dầu của chúng ta đã tăng mạnh.”
“Giá thực phẩm cũng đã tăng. Ukraine là một trong những nước xuất cảng cây trồng ngũ cốc (như lúa mì, bắp, lúa mạch) và dầu thực vật lớn nhất thế giới. Vì chiến tranh, nên nông dân Ukraine đang thiếu hạt giống, phân bón, và thậm chí thiếu cả nhiên liệu cho máy kéo của họ, đó là giả sử ngay cả khi họ có thể chăm sóc đồng ruộng và trang trại của mình. Điều này đã làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực toàn cầu và đẩy giá lương thực lên cao, chẳng hạn đó là lý do tại sao giá bánh mì ở Singapore của chúng ta lại tăng.”
Tuy nhiên, ông Lý cho biết chính phủ Singapore đang thực hiện các biện pháp để giảm bớt tác động đối với người dân Singapore và giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt. Điều này bao gồm các khoản giảm giá và phiếu mua hàng được trao cho các gia đình, và chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát do nhập cảng.
Ông Lý nói thêm: “Tất cả những biện pháp này sẽ hữu dụng, nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho những thách thức kinh tế hơn nữa trong năm tới. Lạm phát sẽ vẫn ở mức cao. Các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đang thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Tăng trưởng toàn cầu sẽ yếu hơn, và có thể xảy ra suy thoái trong vòng hai năm tới.”
Theo ước tính của Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI), Singapore sẽ phải trả 8 tỷ Singapore dollar mỗi năm cho chi phí năng lượng, “khoản tiền này tương đương 1.5% GDP của chúng ta. Điều đó có nghĩa là ở Singapore, nhìn chung chúng ta đã tổn thất 8 tỷ Singapore dollar mỗi năm. Không có cách nào thoát khỏi điều này,” ông Lý cho biết.
Ông nói: “Về ngắn hạn, các chương trình hỗ trợ của chính phủ sẽ giúp chia sẻ gánh nặng một cách công bằng và giảm bớt khó khăn cho các gia đình nhưng về lâu dài, điều này không thực sự giải quyết được vấn đề. Chúng ta có thể chia sẻ gánh nặng, nhưng gánh nặng vẫn đè nặng lên chúng ta.”