Thủ tướng Nhật Bản đưa ra ‘các lựa chọn tấn công’ bất chấp Hiến pháp Hòa bình
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhắc lại cam kết củng cố vị thế quốc phòng Nhật Bản của ông bằng cách xem xét “tất cả các lựa chọn”, bao gồm cả việc đạt được “khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù”, cho thấy khả năng sẽ thay đổi lập trường khác với hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của quốc gia này.
Trong bài diễn văn về chính sách hôm 06/12, ông Kishida cho biết trong thời hạn khoảng một năm chính phủ sẽ sửa đổi Chiến lược An ninh Quốc gia, Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia, và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.
“Chúng tôi sẽ kiểm tra thực tế tất cả các lựa chọn, bao gồm cả việc sở hữu thứ được gọi là khả năng tấn công căn cứ của đối phương, không loại trừ bất kỳ khả năng nào, và, cùng với khả năng phán đoán tốc độ, về căn bản là củng cố khả năng phòng thủ của chúng tôi,” ông Kishida cho biết, nhắc lại cam kết mà ông đã nêu trong lần thao diễn quân sự đầu tiên hồi tháng 11/2021.
Đạt được khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù là một vấn đề gây tranh cãi ở Nhật Bản vì nó có thể vi phạm Hiến pháp từ bỏ chiến tranh của quốc gia này. Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản có điều khoản “không chiến tranh” cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Mới đây, nội các Nhật Bản đã thông qua một đề nghị 770 tỷ yên (6.8 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng bổ sung, nâng tổng ngân sách quốc phòng lên 6.1 ngàn tỷ yên (53.2 tỷ USD). Mục tiêu là tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật Bản trước mối đe dọa hỏa tiễn của Bắc Hàn và hoạt động hàng hải ngày càng tích cực của Trung Quốc.
Ông Kishida cũng nói về việc nước này sẵn lòng xây đắp “quan hệ mang tính xây dựng và ổn định” với Trung Quốc trong khi thúc giục Trung Quốc phải “hành động có trách nhiệm”, khi ông nhắc lại nhận xét của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 01/12 về tình trạng căng thẳng Trung Quốc-Đài Loan.
Trước đó ông Abe đã cảnh báo Trung Quốc rằng Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, vì cho rằng một cuộc xâm lược có vũ trang vào Đài Loan sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nhật Bản.
“Tôi sẽ nói với Trung Quốc những điều cần phải nói và kêu gọi mạnh mẽ Trung Quốc hành động có trách nhiệm, đồng thời hợp tác trong các vấn đề có lợi ích chung và hướng tới xây dựng các mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định”, ông Kishida cho biết.
Ngài Thủ tướng cũng đặt mục tiêu phát triển quan hệ Nhật-Nga bằng cách giải quyết vấn đề lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình, và nói thêm rằng ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Hàn “có các phản hồi thích hợp một cách mạnh mẽ”.
Ông nói, “Tôi sẽ thăm Hoa Kỳ vào một ngày sớm nhất có thể và gặp Tổng thống Biden để hội đàm, củng cố hơn nữa khả năng răn đe và phản ứng của liên minh Nhật-Mỹ, vốn là nền tảng cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và, quả thực là cả cộng đồng quốc tế.”
Tháng trước, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) và Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc tập trận tác chiến chống tàu ngầm chung đầu tiên ở Biển Đông, tăng cường năng lực của hai nước ở vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết khu vực này.
Hai trong số các khu trục hạm của JMSDF là JS Kaga và JS Murasame, một phi cơ tuần tra hàng hải P-1 và một tàu ngầm không tên, đã tham gia cuộc diễn tập chung với USS Milius và một phi cơ tuần tra hàng hải P-8A của Hải quân Hoa Kỳ, theo thông báo của MSDF hôm 16/11.
Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: