Thủ tướng Ấn Độ Modi cam kết bãi bỏ các luật nông nghiệp gây tranh cãi
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã xin lỗi người dân về ba luật nông trại gây tranh cãi đã khơi mào cho một cuộc phản đối kéo dài suốt một năm qua của nông dân. Ông cam kết rằng chính phủ sẽ bãi bỏ các luật này trong kỳ họp tiếp theo của Quốc hội.
Hôm 19/11, Thủ tướng Modi cho biết trong bài diễn văn của mình trên truyền hình quốc gia rằng, chính phủ đã không thuyết phục được nông dân chấp nhận các luật nông trại này.
Ông nói, “Tôi ở đây để tuyên bố rằng chúng tôi đã quyết định bãi bỏ ba luật nông trại đó. Chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục trong kỳ họp Quốc hội bắt đầu vào tháng này”.
Luật này được đưa ra lần đầu vào tháng Sáu gồm 3 sắc lệnh trước khi được Quốc hội thông qua vào tháng Chín năm ngoái.
Các luật này có tên là Đạo luật Thương mại và Thương nghiệp Sản xuất của Nông dân (Khuyến khích và Tạo điều kiện), Hiệp định (Trao quyền và Bảo vệ) cho Nông dân về Đạo luật Bảo đảm Giá cả và Dịch vụ Nông trại, và Đạo luật Hàng hóa Thiết yếu (Bản sửa đổi).
Những luật trên nhằm mục đích bãi bỏ quy định của chính phủ trong lĩnh vực này bằng cách cho phép nông dân có thể bán sản phẩm cho người mua ở bên ngoài các thị trường bán buôn do chính phủ quản lý, nơi những người trồng trọt được bảo đảm một mức giá tối thiểu.
Chính phủ hy vọng rằng luật mới này sẽ giúp tăng cường cơ sở hạ tầng căn bản của khu vực nông trại thông qua việc tăng cường đầu tư tư nhân, và với thị trường thực phẩm của Ấn Độ đang mở rộng với tốc độ cấp số nhân, thì các công ty có sức ảnh hưởng tại khu vực tư nhân sẽ làm cho ngành nông nghiệp có thể mang lại lợi nhuận cho nông dân.
Nông dân Ấn Độ đã bắt đầu phản đối ba quy định nông trại này ở Punjab vào tháng Bảy năm ngoái, vì lo ngại rằng cải cách này sẽ làm giảm giá cây trồng. Họ đã đưa các cuộc biểu tình này đến các vùng biên giới của Delhi vào tháng 11/2020.
Nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg và nghệ sĩ nhạc pop Rihanna, trong số những người khác, cũng thu hút sự chú ý đến các cuộc biểu tình trên khắp cả nước này.
Các cuộc biểu tình này đã chuyển sang bạo lực hôm 26/01, Ngày Cộng hòa của Ấn Độ, khi hàng ngàn nông dân áp đảo cảnh sát và xông vào Pháo đài Đỏ lịch sử ở New Delhi sau khi phá bỏ các rào chắn và lái các máy kéo qua các rào chắn.
Ông Modi nói: “Hôm nay tôi đến để nói với quý vị, trên toàn đất nước này, rằng chúng tôi đã quyết định rút bỏ cả ba luật nông nghiệp đó”, đồng thời [ông] cầu xin nông dân trở về nhà của mình và “bắt đầu lại từ đầu”.
Hàng ngàn người nông dân biểu tình, những người đã cắm trại trên các con đường chính xung quanh thủ đô New Delhi, đã ăn mừng việc rút lại [các luật đó] của ông Modi.
Sau khi biểu tình tại địa điểm biểu tình lớn nhất ở tiểu bang Uttar Pradesh trong gần một năm qua, ông Ranjit Kumar, một nông dân 36 tuổi đến từ thành phố Ghazipur, tuyên bố rằng những hy sinh của những người nông dân biểu tình cuối cùng đã được đền đáp.
Những người nông dân đã hân hoan phát bánh kẹo để ăn mừng và hô vang “hoan nghênh nông dân” và “phong trào nông dân bền bỉ”. Nhưng họ cho biết cuộc biểu tình vẫn chưa kết thúc vì họ dự định sẽ đợi Quốc hội [chính thức] bãi bỏ các luật này.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: