Thông điệp gì đằng sau chuyến thăm của ông Pompeo đến Việt Nam?
Thông tin ông Pompeo bất ngờ tuyên bố thăm Việt Nam là một tin tức quan trọng. Nhưng do cuộc bầu cử gay cấn quyết liệt ở Hoa Kỳ và sự quốc tế hóa vụ tai tiếng của Biden dẫn đến thông tin này bị chìm ngập trong đại dương tin tức mênh mông.
Today, I announced an additional $2 million in @USAIDSaveLives assistance to support response efforts to severe floods in central #Vietnam. The United States stands with all Vietnamese people who have been affected by this tragic disaster. pic.twitter.com/D14NanpWwT
— Secretary Pompeo (@SecPompeo) October 30, 2020
Tại sao nói đây là tin tức rất quan trọng, đó là vì hai nguyên nhân:
Thứ nhất, theo hành trình công bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kế hoạch ban đầu của ông Pompeo là đi thăm 4 nước Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia từ ngày 26 đến ngày 30, Việt Nam không nằm trong danh sách. Mãi đến cuối giờ chiều hôm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đột ngột tuyên bố: Ông Pompeo sẽ nhận lời mời thăm Việt Nam từ ngày 29 đến ngày 30, chúc mừng kỷ niệm 25 năm thiết lập ngoại giao hai nước. Tin tức càng ngắn càng quan trọng, đây chính là một ví dụ hiện thực.
Thứ hai, các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hầu như đều không ngoại lệ lập tức đưa tin tức này, các kênh thông tin được chính phủ nuôi dưỡng bắt đầu viết bài tiến hành dẫn dắt dư luận, nói Việt Nam đến gần Hoa Kỳ có trăm hại không có một cái lợi nào… Chúng ta biết rằng, chuyến thăm lần này kích động đối với ĐCSTQ ít nhất từ mức độ trung bình đến nặng. Bởi thông thường, kế hoạch bất ngờ đi thăm nước ngoài thường chỉ có 2 loại tình huống: Hoặc xảy ra sự kiện mang tính đột phát có ý nghĩa quan trọng, cần bàn bạc thảo luận đối diện với nhau; hoặc trước đó hai bên đã thương lượng xong, nhưng vì một nguyên nhân đặc biệt nào đó không muốn công bố trước do bị quấy nhiễu, nên áp dụng phương thức đột nhiên tập kích tạm thời công bố.
Dù là tình huống nào, đều chứng minh chuyến thăm lần này liên quan tới sự tình trọng đại, hoàn toàn không phải cuộc gặp mặt mang tính chất chúc mừng thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trên thực tế, tuyên bố chính thức chiều 28/10 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận về chuyến thăm này đều không nói lời nào tới việc chúc mừng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Lý do đề cập trong tuyên bố này có một câu: Chuyến thăm lần này là “Xác nhận lại lần nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, thúc đẩy mục tiêu chung của hai nước là duy trì hòa bình và phồn vinh trong khu vực”.
Từ khóa quan trọng ở đây là tám chữ “Hợp tác toàn diện”, “Hòa bình khu vực”. Hợp tác toàn diện ở đây, đương nhiên bao gồm hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự, còn cụ thể chỉ rõ “Khu vực”, chắc chắn là Biển Đông, không chỉ bao gồm quần đảo Trường Sa, mà còn cả quần đảo Hoàng Sa, bởi phía sau luôn là tiêu điểm tranh chấp chủ quyền của ĐCSTQ và Việt Nam.
Việc ông Pompeo thăm Việt Nam có bối cảnh vô cùng trọng yếu, chính là trước đó ông đã đến thăm Ấn Độ và Sri Lanka. Ở Sri Lanka, trong buổi họp với các phóng viên ông đã lên án mạnh mẽ ĐCSTQ là “Kẻ cướp”, thỏa thuận “Một vành đai Một con đường mà ĐCSTQ và Sri – Lanka ký kết là “Xâm phạm chủ quyền nước bản địa”.
Tại Ấn Độ, ông Pompeo đã ký “Thỏa thuận hợp tác và trao đổi cơ bản” Hoa Kỳ – Ấn Độ, đây là một thỏa thuận hợp tác quân sự, quân đội Ấn Độ có thể cùng quân đội Hoa Kỳ chia sẻ số liệu địa lý không gian của Hoa Kỳ, quân đội Hoa Kỳ có thể cung cấp cho quân đội Ấn Độ hệ thống vũ khí cao cấp, tinh xảo, và nâng cao tính tấn công chính xác của tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái… của quân đội Ấn Độ.
Điều đáng lưu ý chính là, đây là thỏa thuận hợp tác quân sự thứ tư được ký kết giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ kể từ năm 2002. Hai bên từ tiếp nhận lực lượng quân sự của đối phương, liên thông các thông tin bảo mật lẫn nhau, rồi đến chia sẻ tin tức cơ mật mức độ cao thời gian thực (real time), trên thực tế đã đặt định địa vị đồng minh quân sự Hoa Kỳ – Ấn Độ. Liên minh quân sự này, không nghi ngờ gì nữa sẽ trở thành cấu tạo chủ yếu của tiểu Nato phiên bản Châu Á – Thái Bình Dương.
Dưới bối cảnh như vậy, chúng ta hãy cùng nhìn lại mục đích chuyến thăm bất ngờ của ông Pompeo đến Việt Nam để đàm luận về hòa bình khu vực, và chúng ta sẽ thấy, mục tiêu của chuyến thăm lần này rõ ràng nhằm vào ĐCSTQ, phía sau sẽ phát ra ít nhất mấy thông điệp quan trọng sau:
1. Trên hành động Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Việt Nam khi lên tiếng tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa, việc Tập Cận Bình bành trướng ở Biển Đông không những sẽ bị ngăn trở lớn hơn, mà ngay cả phần quần đảo Hoàng Sa đã chiếm trong tay cũng có thể gặp phiền phức.
2. Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất công nghiệp, Hoa Kỳ muốn xác nhận tính an toàn của quá trình và có thể sẽ có càng nhiều miếng bánh ngọt về kinh tế thương mại chia cho Việt Nam.
3. Một khi NATO Châu Á Thái Bình Dương bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc thành lập, các nước ASEAN như Việt Nam, Sri Lanka… có thể trở thành đối tượng tham gia đầu tiên.
4. Hợp tác quân sự Hoa Kỳ – Việt Nam nếu làm theo cách hợp tác Hoa Kỳ – Ấn Độ, thì việc quân đội Hoa Kỳ thuê vịnh Cam Ranh chắc chắn sẽ được đề cập trong chương trình nghị sự. Vịnh Cam Ranh được mệnh danh là quân cảng số 1 ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giá trị chiến lược vô cùng quan trọng, nếu quân đội Hoa Kỳ tiến vào đóng quân thuận lợi, giống như dùng một con dao nhọn trực tiếp đâm thẳng vào huyết mạch vận chuyển vật tư chiến lược của ĐCSTQ. Hơn nữa, một ngày nào đó Hoa Kỳ nếu quyết định cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng bất hợp pháp trên quần đảo Trường Sa của ĐCSTQ, thì sẽ rất tiết kiệm thời gian, công sức và vô cùng thuận tiện.
Lần này ông Pompeo có thể thành công ở Việt Nam hay không? Chúng ta tạm thời vẫn chưa biết. Tuy nhiên điều có thể khẳng định là, mỗi điều đề cập ở trên đều là điểm đau nhói trong sự bành trướng của ĐCSTQ trên biển Đông. Tại sao nó nhạy cảm như vậy, nguyên nhân chính là ở điều này.