Thông điệp của Thị trường chứng khoán dành cho Fed: Thỏa thuận đình chiến đã kết thúc!
Đã thật là tuyệt vời khi thỏa thuận này từng kéo dài.
Trong suốt nhiều tháng của cả năm 2021, Fed phải vật lộn với một cơn bão lạm phát đang diễn ra — trước tiên cố gắng đánh giá thấp lạm phát bằng cách gọi đó là tạm thời, sau đó thay đổi từng chút một, nói về khả năng giảm bớt chương trình nới lỏng định lượng (QE) của họ và đôi khi gợi ý rằng lãi suất cao hơn có thể là tiếp theo.
Trong bài phát biểu năm 2021 từ cuộc tụ họp tại Jackson Hole của Fed, Chủ tịch Jay Powell cho biết, “Tuy nhiên, lịch sử cũng dạy rằng các ngân hàng trung ương không thể cho rằng lạm phát do các yếu tố nhất thời sẽ [tự nhiên] giảm dần.”
Thông điệp nhẹ nhàng về cơ bản là, chúng tôi sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2022, hoặc có thể không.
Sau đó, khi con số lạm phát tăng vọt ngoài tầm kiểm soát, họ đã trở nên nghiêm túc – tăng gấp đôi mức giảm mua tài sản QE và hiện đang nói dõng dạc về một hoặc hai đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian thị trường chứng khoán tạm đình chiến, [Fed] bình tĩnh tập trung vào tất cả các cuộc nói chuyện tương lai về việc giảm mua trái phiếu và tăng chi phí vốn.
Nhưng bây giờ 2022 đã ở đây và đã đến lúc hành động thực tế. Mọi thứ vẫn chưa được cải thiện. Ông Jamie Dimon nói rằng chúng ta có thể mong đợi 6 hoặc 7 lần tăng lãi suất chỉ trong năm nay.
Và trên cơ sở đó, thị trường chứng khoán đã phản ứng với tất cả các cuộc nói chuyện của Fed.
Tiếng chuông không cổ súy cho cho lãi suất cao hơn
Cổ phiếu đã bị trao cho Fed bằng cách trượt xuống thấp hơn, kể từ khi chúng ta rung chuông vào năm mới.
Nhưng trong tuần mà Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến họp và thảo luận về chính sách tỷ giá, thị trường đã nổi cơn tam bành. Hôm 24/01, các chỉ số đã mở cửa giảm mạnh. Nhìn chung, S&P 500 giảm khoảng 10% kể từ đầu năm.
Không một người có tư duy nào có thể hiểu sai những gì thị trường đang nói. Quý vị tăng lãi suất và đây là những gì quý vị sẽ nhận được. Quý vị đã khiến thị trường say xưa vì tiền rẻ; đây là những gì sẽ xảy ra khi quý vị lấy đi bình rượu lớn.
Nhưng không chỉ thị trường (mặc dù thị trường là tiếng nói duy nhất thực sự quan trọng), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng tham gia.
Giám đốc điều hành của IMF, bà Kristalina Georgieva, cảnh báo rằng việc tăng lãi suất ở Hoa Kỳ có thể dội một gáo nước lạnh vào sự phục hồi toàn cầu vốn đã khó khăn và điều “cực kỳ quan trọng” đối với Fed là phải rõ ràng về các kế hoạch của mình để ngăn chặn bất kỳ điều bất ngờ đáng tiếc nào.
Giờ đây, không chỉ thị trường chứng khoán, mà cả nền kinh tế toàn cầu đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Và một nhóm được gọi là Chiến dịch Nợ Đại xá— một “tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng nghèo đói do nợ nần bất thông qua giáo dục, nghiên cứu và vận động” — đã đưa ra tuyên bố của riêng mình vào đầu tuần.
Giám đốc điều hành Heidi Chow tuyên bố rằng “cuộc khủng hoảng nợ đã tước đi các nguồn lực cần thiết của các quốc gia để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu và sự gián đoạn tiếp tục do COVID, trong khi lãi suất tăng đe dọa sẽ khiến các quốc gia chìm trong nợ nần chồng chất hơn nữa.”
Và cô ấy nói thêm rằng — hãy chờ việc xóa nợ – nền kinh tế toàn cầu khẩn cấp cần một “kế hoạch xóa nợ toàn diện bắt buộc các bên cho vay tư nhân tham gia vào việc xóa nợ”.
Đó là tình thế bất lợi đối với Fed (nhưng không nhất thiết là với các nhà đầu tư)
Cá nhân tôi, tôi sẽ không muốn ở trong bất kỳ vai trò nào của thống đốc Fed trong tuần này. Tình hình của họ về căn bản là bất lợi.
Nếu họ tuân theo và tăng lãi suất, các tài sản phụ thuộc vào vốn giá rẻ đều sẽ được định giá lại. Các tài sản đó bao gồm chứng khoán và địa ốc. Tất nhiên, điều đó làm tổn thương các nhà đầu tư trung bình bằng cách giảm giá trị của tài khoản 401 (k) và thu hẹp giá trị ngôi nhà của họ.
Nếu họ tìm được lý do nào đó để cầm cự, thì lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao đến mức nào ai biết được, và điều đó gây tổn hại cho các nhà đầu tư trung bình khi họ nhìn thấy mình ngày càng nghèo đi.
Nếu Fed may mắn, việc giảm nhẹ QE có thể hút đủ tiền ra khỏi nền kinh tế để làm chậm nhu cầu đang dẫn đến lạm phát. Nếu họ may mắn.
Để tốt hơn hay xấu hơn, có một nền kinh tế tài chính đã phát triển trên thế giới (một nền kinh tế kiếm tiền bằng cách cho vay tiền của người khác thay vì thực sự tạo ra giá trị) và đó là một hoạt động kinh doanh lớn.
Và đối với các nhà đầu tư, điều đó có nghĩa là vẫn còn cơ hội. Trong toàn bộ thời gian phong tỏa, có một khu vực của thị trường chứng khoán hoạt động tốt liên tục. [Đó là] ngành ngân hàng — những đại gia tài chính như Goldman Sachs, JP Morgan Chase, và Morgan Stanley — đều công bố những con số thu nhập kỷ lục trong suốt năm 2021. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng họ sẽ là nơi để các nhà đầu tư trông đợi.
Đối với họ, lãi suất cao hơn đơn giản có nghĩa là họ sẽ có thể tính phí nhiều hơn cho số vốn mà họ cho vay. Và hiện tại, họ cũng đang nắm giữ lượng tiền mặt gần như là kỷ lục tại Fed — tiền mặt mà họ có thể nhanh chóng định vị lại để bắt đầu kiếm ra tiền khi lãi suất bắt đầu tăng.
Thật là mỉa mai khi các nhà đầu tư nên quan tâm đến chính lĩnh vực vốn chịu trách nhiệm một phần cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, nhưng quý vị lại phải làm những gì quý vị phải làm.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Bob Byrne đã tạo dựng danh tiếng với tư cách là người phụ trách chuyên mục hàng ngày cho TheStreet.com sau khi giao dịch hàng tỷ USD trong hơn hai thập niên trên thị trường tài chính. Ông hiện là đồng tác giả bản tin đầu tư bí mật của Streetlight với ông Tim Collins, tập trung vào các công ty hoạt động kém và các cơ hội đầu tư thường bị Wall Street bỏ qua. Để khám phá nghiên cứu độc quyền của ông ấy trong dịch vụ bản tin trả phí, hãy truy cập Streetlight Confidential.
Hoàn Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: