Thói quen thường nhật giúp người cao niên minh mẫn và hạnh phúc hơn
Một nghiên cứu mới cho thấy những người cao tuổi dậy sớm và hoạt động tích cực hàng ngày có thể có trí óc nhạy bén và ít triệu chứng trầm cảm hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trưởng thành tại Hoa Kỳ từ 65 tuổi trở lên thường dậy sớm trước 7h sáng sau đó hoạt động tích cực trong cả ngày, đã thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ và tư duy so với người cùng tuổi nhưng có thói quen hàng ngày kém “lành mạnh” hơn. Đồng thời, họ cũng ít có khả năng bị các triệu chứng trầm cảm nặng.
Các chuyên gia cho biết phát hiện này không chứng minh được rằng một lối sống hoạt động tích cực giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức hoặc trầm cảm.
Tuy nhiên dựa trên lượng lớn các nghiên cứu, có khả năng mối liên quan này là hai chiều, theo tác giả chính của nghiên cứu Stephen Smagula. Ông là trợ lý giáo sư tâm thần tại trường Đại học Pittsburgh.
Điều này có nghĩa là những người cao tuổi bị trầm cảm hoặc suy giảm trí nhớ và tư duy, thường có thói quen ngủ thất thường và ít khám phá thế giới bên ngoài. Trong khi đó, việc thiết lập giờ giấc ngủ ổn định và giữ cả tâm lẫn thân luôn tích cực suốt cả ngày là những thói quen lành mạnh.
“Chúng ta biết rằng hoạt động là trụ cột của sức khỏe” ông Smagula cho hay. Lấy ví dụ như nếu bạn mắc kẹt trên chiếc giường vì chấn thương, thì việc ít hoạt động sẽ chỉ càng làm tăng thêm nỗi thống khổ.
Không phải nói rằng người cao tuổi cần luôn luôn di chuyển. “Hoạt động” là một thuật ngữ mang nghĩa rộng, bao gồm sự kích thích về thể chất, tinh thần và xã hội. Chạy việc vặt, đi dạo, chơi với cháu hay dành thời gian bên bạn bè, tất cả đều là hoạt động.
Phát hiện mới này đã được công bố gần đây trên tạp chí JAMA Psychiatry, dựa trên nghiên cứu sức khỏe liên bang lấy mẫu đại diện cho toàn quốc. Trong nghiên cứu, 1.800 -> 1,800 người lớn (độ tuổi trung bình là 73) được đeo thiết bị giám sát liên tục trong một tuần trên cổ tay để đánh giá mức độ di chuyển. Họ cũng phải hoàn thành bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng trầm cảm và khả năng nhận thức (bao gồm trí nhớ và tư duy).
Nhóm của ông Smagula muốn kiểm tra xem liệu có tồn tại những mô hình hoạt động hàng ngày điển hình phổ biến trong những người cao tuổi tại Hoa Kỳ, và liệu các mô hình này có liên quan với sức khỏe tinh thần và nhận thức của họ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy thực sự có bốn mô hình hoạt động phổ biến. Nhóm lớn nhất chiếm 38% tổng số người cao niên, được các nhà nghiên cứu gọi là mô hình dậy sớm/khỏe mạnh: Họ dậy trước 7h sáng và hoạt động tích cực trên 15h mỗi ngày.
Nhóm lớn thứ hai (chiếm gần 33% số người tham gia) cũng tương tự nhóm trên, nhưng dậy muộn hơn một chút hoặc đi ngủ sớm hơn. Vì vậy khoảng thời gian hoạt động ngắn hơn, chỉ khoảng 13h mỗi ngày.
Nhưng hóa ra nhóm người cao tuổi này kém khoẻ mạnh hơn nhiều so với nhóm dậy sớm/khỏe mạnh, với nguy cơ suy giảm nhận thức mức độ nhẹ cao hơn: 12% so với khoảng 7% ở người dậy sớm.
Và còn hai nhóm cuối cùng chiếm 30% trong tổng số người tham gia. Thói quen hàng ngày của họ kém ổn định và đều đặn hơn — điều mà tác giả Smagula mô tả là “mất nhịp hoạt động,” trong đó một nhóm (dịch sai nghĩa) đi ngủ muộn hơn.
Những người cao tuổi trong hai nhóm này có tỷ lệ mắc -> bị suy giảm nhận thức mức độ nhẹ cao nhất, từ 18-21%. Họ cũng có chỉ số trầm cảm “có ý nghĩa về mặt lâm sàng” cao nhất, từ 7.5 đến 9% — so với 3.5% ở nhóm hoạt động liên tục, dậy sớm.
Các nhà khoa học đã tính đến một số yếu tố ảnh hưởng khác, như tuổi, chủng tộc và trình độ học vấn. Kết quả, các mô hình hoạt động hàng ngày vẫn có mối liên quan với sức khỏe nhận thức và tâm thần.
Tiến sĩ Ian Neel, bác sĩ lão khoa tại Đại học California, San Diego Health, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết đó vẫn chỉ là mối tương quan chứ không phải bằng chứng về nguyên nhân và kết quả.
Ngay cả như vậy, Tiến sĩ Neel nói, rõ ràng là người cao tuổi được hưởng lợi từ việc duy trì hoạt động tích cực và gắn bó với thế giới.
Tiến sĩ Neel nói: “Hoạt động thể chất là thứ mà tôi luôn kê toa cho bệnh nhân của mình. Ông lưu ý rằng tìm kiếm một hoạt động mà bạn yêu thích và có thể là cả một người bạn muốn tham gia cùng là điều then chốt. Tiến sĩ Neel cũng đồng ý rằng hoạt động không chỉ có nghĩa là tập thể dục mà còn là tương tác với những người khác và tìm cách thử thách trí tuệ -> trí óc (bên kia yêu cầu dùng từ này) bản thân.
Tiến sĩ Neel lưu ý rằng kích thích tinh thần không chỉ giới hạn ở việc giải các câu đố Sudoku, mà còn là những cuộc trò chuyện.
Những người cao tuổi ít vận động nên đặt ra kỳ vọng thực tế. Cả hai chuyên gia cho biết: Chẳng hạn, hãy thử đi bộ trong 10 phút, sau đó dần dần tăng lên 30 phút chẳng.
Lên lịch đi ngủ đều đặn cũng rất quan trọng. Sau khi nghỉ hưu, Tiến sĩ Neel nói, những người lớn tuổi vẫn nên dậy sớm và tìm ra thói quen để kiến tạo một ngày .
Những điều này thường nói dễ hơn làm. Ngoài ra Tiến sĩ Neel khuyên rằng những người có các triệu chứng trầm cảm có thể cần phải bắt đầu bằng cách gặp một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Hơn nữa, những bước đi nhỏ sẽ tốt hơn là không bước đi, ông Smagula nói.
“Nếu bạn trầm cảm, bạn không thể bước ra khỏi nỗi buồn,” ông nói. “Nhưng bạn có thể bước ra khỏi cửa.”
Hiệp hội Alzheimer có những lời khuyên về sức khỏe trí óc.
Stephen Smagula, Tiến sĩ, trợ lý giáo sư, nhà tâm lý và dịch tễ học, Đại học Pittsburgh; Ian Neel, bác sĩ lão khoa, trợ lý giáo sư y khoa, UC San Diego Health, San Diego; JAMA Psychiatry, trực tuyến ngày 31/08/2022.
Đại Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times