Thoả thuận an ninh Bắc Kinh-Solomon là một ‘thanh kiếm đâm sau lưng Úc’
Lãnh đạo phe đối lập của Quần đảo Solomon đã gọi thoả thuận an ninh của chính phủ quốc gia với Bắc Kinh là việc không cần thiết để bình định các mối đe dọa trong và ngoài nước. Ông nói rằng bất cứ tình trạng bất ổn dân sự nào cũng đều là lỗi của phía chính phủ quốc gia.
Ông Matthew Wale cho biết bí mật xung quanh thoả thuận với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một “bước leo thang của Thủ tướng Manasseh Sogavare trong cuộc đấu tranh với hòn đảo Malaita.”
“Thỏa thuận này sẽ được dùng như thế nào trong tình hình đảo Malaita có những tác động trực tiếp đến tất cả các tỉnh thuộc Quần đảo Solomon và sự cai trị chung,” ông nói trong một tuyên bố vào hôm 15/04 với The Epoch Times. Đặc điểm của một nền dân chủ sống động là việc chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau và một chính phủ ủng hộ tất cả [các đảng phái].
“Tất cả các yếu tố tác động đến sự bất ổn, mất an ninh và thậm chí là các mối đe dọa đối với sự thống nhất quốc gia ở Quần đảo Solomon là hoàn toàn thuộc về bên trong nội bộ,” ông nói thêm.
Chính phủ ông Sogavare đã có mâu thuẫn với lãnh đạo của tỉnh Malaita, ông Daniel Suidani, vì một quyết định vào năm 2019 nhằm chuyển đổi mối quan hệ ngoại giao giữa Quần đảo Solomon từ Đài Loan sang Bắc Kinh.
Tuy nhiên lãnh đạo của tỉnh ông Suidani vẫn giữ vững lập trường của mình trong quan hệ với Đài Loan, điều này đã khiến cho thủ tướng chính phủ thấy rất thất vọng.
Vấn đề này đã lên đến đỉnh điểm vào tháng Mười Một năm ngoái khi các cuộc bạo loạn xảy ra ngay tại thủ đô Honiara của Quần đảo, nơi đã chứng kiến khu phố Tàu bị san bằng và dẫn đến việc ba người bị thiệt mạng.
Ông Wale đã gọi Thủ tướng Sogavare là một “tay sai” của Bắc Kinh, và rằng ông đã khao khát ngày ông có thể “trừng phạt” nước Úc – Thủ tướng, người từ lâu đã chỉ trích về sự can thiệp của Úc trong khu vực này, cho rằng họ đang thực hiện “chủ nghĩa thực dân”.
Nhà lãnh đạo của phe đối lập này đã nói rằng “ngày (của sự báo thù) đó đã đến, và ông ta rất hoan hỉ đâm thanh kiếm của mình vào lưng Úc. Trung Quốc thì rất sẵn lòng giúp đỡ Thủ tướng Sogavare, có những ý tưởng lớn gặp nhau trong vấn đề này.”
Ông Wale cho biết cùng với những mối quan hệ ngoại giao, người dân của Quần đảo Solomon đã thất vọng với sự tham nhũng, lũng đoạn nhà nước, sự bất bình đẳng trong nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, cũng như việc thực hiện yếu kém các dịch vụ y tế và giáo dục.”
“Thủ đô Honiara tiếp tục tự ra quyết định một mình và tiêu thụ một phần không cân xứng trong thu nhập và tài sản quốc gia,” ông nói. “Chính quyền các tỉnh từ lâu đã phàn nàn về việc họ chỉ đơn thuần là “các bộ hạ của chính quyền trung ương.”
Nhà lãnh đạo phe đối lập cho biết chính phủ hiện tại đã cho phép bóc lột người dân địa phương để làm đầy túi tiền của chính họ.
“Tài nguyên thiên nhiên bị loại bỏ khỏi các hòn đảo của chúng tôi, và người dân của chúng tôi còn nghèo hơn sau đó,” ông Wale nói. “Không có sự phát triển bền vững hữu hình nào đến từ nền kinh tế bóc lột này. Tài sản quốc gia đi ra hải ngoại thông qua việc định giá chuyển nhượng không bị hạn chế, được hỗ trợ và tiếp tay bởi các nhà lãnh đạo đất nước.”
Tuyên bố của ông Wale được đưa ra ngay sau khi thủ hiến của tỉnh miền Tây Quần đảo Solomon, ông Christian Burley Mesepitu nói rằng ông đang “vô cùng lo ngại” về thoả thuận an ninh với Bắc Kinh.
Ông nói trong một tuyên bố: “Có quá nhiều lỗ hổng trong đề xướng này để mà bất kỳ người dân ngay thẳng nào ở Quần đảo Solomon có thể cảm thấy thoải mái với việc đó.”
Hồi cuối tháng Ba, các chi tiết về thỏa thuận bí mật giữa Quần đảo Solomon và Bắc Kinh đã bị rò rỉ trên mạng, và [theo đó] sẽ cho phép ĐCSTQ điều động lực lượng đến để “bảo vệ sự an toàn cho các công chức viên người Trung Quốc và các dự án lớn ở Quần đảo Solomon.”
Một hành động như vậy có khả năng sẽ mở rộng phạm vi của Quân đội Giải phóng Nhân dân ra ngoài Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương – một địa thế chiến lược quan trọng – và có thể mở đường cho việc quân sự hoá khu vực này.
Những nỗ lực ngoại giao với Thủ tướng Sogavare đang được đẩy mạnh từ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Úc trong những tuần gần đây để khuyên ngăn ông thực thi thỏa thuận nói trên.
Ông Kurt Campbell, người đứng đầu của Hội đồng An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dự định sẽ đến thăm quốc gia Thái Bình Dương trong tháng này cùng với ông Daniel Kritenbrink, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, theo Financial Times.
Trong khi Bộ trưởng Thái Bình Dương của Úc, ông Zed Seselja tạm dừng vận động bầu cử để đến thăm nhà lãnh đạo của Quần đảo Solomon và tôn trọng đề nghị họ “cân nhắc việc không ký kết” thỏa thuận này với Bắc Kinh.
Anh Daniel Y. Teng sống và làm việc tại Sydney. Anh tập trung vào các vấn đề quốc gia bao gồm chính trị liên bang, phản ứng COVID-19, và quan hệ Úc-Trung. Quý vị có thể liên lạc với anh tại [email protected].
Minh Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: