Thiếu lao động ở Hoa Kỳ: Người lao động đã đi đâu?
Việc về hưu của những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh bảo đảm tình trạng thiếu lao động sẽ tiếp diễn
Những ngày này, doanh nghiệp không ngớt than phiền về tình trạng thiếu lao động. Tỷ lệ tiền lương tăng dường như sẽ khiến nhiều người tìm kiếm công việc có trả lương hơn, và ở một mức độ nào đó, họ phải làm như vậy.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt lịch sử tồn tại trong tỷ lệ dân số đang làm việc hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm, một sự thiếu hụt đã hạn chế tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vì vấn đề này chủ yếu phản ánh việc về hưu của thế hệ bùng nổ mạnh trẻ sơ sinh (baby boomer), tình trạng thiếu hụt nhân công rắc rối này dường như sẽ kéo dài, có thể cho đến cuối thập niên này.
Số liệu thống kê của Bộ Lao động cho biết câu chuyện này. Khoảng 15 năm trước, khoảng 67% dân số đang làm việc hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Cái gọi là “tỷ lệ tham gia” này bắt đầu giảm sau cuộc Đại Suy Thoái năm 2008-2009 và tiếp tục như vậy cho đến khi nó giảm xuống dưới 63% vào năm 2016. Tính theo tỷ lệ phần trăm, đây có vẻ như là một thay đổi nhỏ, nhưng đối với một dân số dưới 350 triệu, sự sụt giảm tham gia này trong thực tế đã từ chối đáp ứng cho nền kinh tế khoảng 14 triệu người lao động. Theo đó, không có gì ngạc nhiên khi sự phục hồi kinh tế trong những năm đó diễn ra chậm chạp như vậy.
Tỷ lệ tham gia [thị trường lao động] đã tăng nhẹ khi tăng trưởng kinh tế tăng tốc từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng sau đó giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch, chạm mức thấp dưới 62% vào năm 2020. Tỷ lệ này đã tăng lên gần 62% nhưng vẫn thấp hơn tròn một điểm phần trăm mức cuối năm 2019, một mức giảm dưới 3.5 triệu người lao động một chút và rõ ràng là một yếu tố góp phần vào tình hình hiện tại, hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động.
Một số người cho rằng sự sụt giảm tỷ lệ tham gia của người lao động là do những chấn động của cuộc Đại Suy Thoái đầu tiên và sau đó là đại dịch. Những người có suy nghĩ về mặt đạo đức đã cho rằng đó là sự mất mát về tinh thần làm việc trong thế hệ trẻ.
Không phản đối một trong hai cách giải thích này, nhiều khả năng việc giảm tỷ lệ tham gia lao động phản ánh sự về hưu của những người trong thế hệ bùng nổ mạnh trẻ sơ sinh. Người già nhất trong số phần lớn dân số đó đã đạt 65 tuổi vào năm 2010. Kể từ đó, ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh về hưu, một thực tế không chỉ giải thích cho sự suy giảm tham gia của người lao động mà còn bắt đầu ngay sau cuộc suy thoái 2008-2009.
Sự suy giảm tham gia lực lượng lao động không phải vì người Mỹ thường tránh làm việc mà là do từ năm 2010 đến năm 2020, những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh đang già đi đã nâng tỷ lệ dân số trong độ tuổi về hưu (65) từ khoảng 13% lên khoảng 16.5%.
Bằng chứng về tác động này nằm ở dữ liệu tham gia lao động của từng nhóm tuổi. Mọi lứa tuổi đều có sự gia tăng tham gia lao động. Tỷ lệ thanh thiếu niên đã tăng từ 36% lên chỉ dưới 37% trong năm qua. Những người trong độ tuổi từ 20 đến 54, trụ cột của lực lượng lao động, đã chứng kiến tỷ lệ tham gia lao động của họ tăng từ mức hơn 81% lên 82.5%. Ngay cả những người Mỹ lớn tuổi cũng tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động. Tỷ lệ của những người trên 55 tuổi tăng từ 38.2% lên 38.9%.
Nhưng ngay cả khi mỗi nhóm tăng mức độ tham gia lao động của mình, sự tăng trưởng tương đối của các nhóm người lớn tuổi hơn, vì những lý do rõ ràng có tỷ lệ tham gia thấp hơn so với người Mỹ trẻ tuổi, đã làm giảm tỷ lệ tham gia chung.
Sức nặng nhân khẩu học này đối với lực lượng lao động sẵn có của quốc gia gần như chắc chắn sẽ còn tồn tại. Thế hệ bùng nổ mạnh trẻ sơ sinh được sinh ra từ những năm 1945 đến 1962. Phần lớn những người sinh ra trong những năm đầu đó đã về hưu. Những người sinh vào những năm sau này sẽ tìm cách rời bỏ công việc trong vòng năm hoặc sáu năm tới.
Vì nhiều người sinh ra trong những năm cuối của thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh hơn so với những năm đầu, nên tình trạng thiếu người lao động sẽ ngày càng gia tăng khi thập niên tiếp tục diễn ra. Bởi vì nền kinh tế vận động theo chu kỳ, chắc chắn áp lực sẽ diễn biến không đồng đều, nhưng xét trên khía cạnh cân bằng, nhân khẩu học của Hoa Kỳ hứa hẹn rằng theo thời gian vấn đề tham gia lao động này sẽ trở nên tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn.
Nền kinh tế cũng không thể làm gì nhiều để giảm bớt áp lực này. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao hơn có thể hữu ích. Bởi vì phụ nữ tham gia vào công việc được trả lương với tỷ lệ thấp hơn nam giới — 58.0% so với 70.5% — dường như sẽ có chỗ cho phụ nữ trong những hoàn cảnh thích hợp để tăng sự tham gia của họ và cung cấp cho nền kinh tế những bàn tay và khối óc làm việc cần thiết. [Lao động] nhập cư cũng có thể giúp ích, mặc dù để làm được nhiều điều tốt, sẽ phải thuộc loại có thể thay thế thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh được giáo dục tốt và được đào tạo kỹ.
Với những giới hạn về các biện pháp khắc phục này, tình trạng thiếu lao động có vẻ sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian khá dài.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Niên Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: