Thiên tai nhân họa có phải là hiện tượng tự nhiên?
Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe câu “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đây là câu nói của Khổng Tử trong sách Đại Học (một trong bốn cuốn Tứ thư ở Trung Quốc).
Như vậy, từ thời xa xưa ‘Tu thân’ đã luôn được coi là cái gốc. Nếu không ‘Tu thân’ tốt thì ‘Tề gia’ cũng khó khăn chứ đừng nói đến chuyện ‘Trị quốc’ hay ‘Bình thiên hạ’.
Ngày nay, nếu mà nói với một số thanh niên về “tu thân” thì họ sẽ không quan tâm. Vì con người coi nhẹ vấn đề tu thân nên đạo đức nhân loại ngày càng tụt dốc. Khi mà người ta không còn có quy phạm đạo đức để ước thúc bản thân thì việc gì cũng có thể xảy ra.
Bên cạnh các tệ nạn về trộm cắp, giết người, bạo hành gia đình, v.v. đăng đầy trên các trang báo chính thống và mạng xã hội, thì các hoạt động mại dâm cũng đang tràn lan dưới nhiều hình thức ngày càng tinh vi, trá hình, khó kiểm soát. Việc phát tán các hình ảnh, video nhạy cảm, các tạp chí, băng đĩa đồi trụy dâm ô ngày càng công khai.
Tệ nạn hút chích ma túy cũng ngày càng trầm trọng. Nó là hiểm họa chung của nhân loại. Nó gia tăng tội phạm, bạo lực, hủy hoại nhân phẩm của bao thế hệ thanh thiếu niên, và làm bao gia đình rơi vào tình cảnh đau khổ, khốn cùng.
Trong một bản thông điệp của cựu tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros-Ghali, đọc ngày 26/6/1992 có đoạn: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vùng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu mà lẽ ra phải được huy động cho phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế xã hội…Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân của căn bệnh thế kỷ HIV –AIDS phát triển”.”
Với ảnh hưởng từ nhiều các thể loại tệ nạn và vấn nạn như vậy thì rất khó xây dựng và duy trì tốt nền tảng vững chắc cho cuộc sống gia đình hạnh phúc và an ninh lâu bền của xã hội.
Con người không còn chuẩn mực đạo đức ước thúc bản thân thì có thể muốn làm gì là làm nấy. Bên cạnh các tệ nạn nói trên còn có vấn đề khác nghiêm trọng hơn mà con người đang phải đối mặt, đó là khủng hoảng môi trường.
Các thông tin về tình trạng ô nhiễm khí hậu được cập nhật thường xuyên đến dân chúng. Các tin nhắn qua điện thoại từ ‘Trung tâm khí tượng thủy văn’ về tình trạng ô nhiễm và chất lượng không khí với các cụm từ như mức báo động đỏ (có hại), mức tím (rất có hại – đa số mọi người đều bị ảnh hưởng), hay mức nâu (nguy hiểm-tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe), đã trở nên quen thuộc.
Theo thông tin từ nhiều bài viết, trong đó có bài với tựa đề: “Hiểm họa từ chất lượng không khí”, đăng trong website: http://mt.gov.vn, ngày 18/04/2022, thì các căn bệnh như tim, đột quỵ, viêm phổi, và các bệnh về hô hấp hay ung thư đang ngày càng gia tăng, và một trong các nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm. Cũng trong bài viết này có đoạn: “WHO ước tính, hằng năm, tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời là nguyên nhân khiến hơn 4,2 triệu người chết, cùng với khoảng 3,8 triệu ca tử vong khác có liên quan đến khói trong gia đình do bếp và nhiên liệu bẩn tạo ra.”
Có rất nhiều bài viết và thông tin phản ánh về các vấn đề khủng hoảng môi trường mà chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng trên các trang báo, mạng. Toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái về môi trường. Thực tế người dân đã và đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề sự ô nhiễm của nguồn nước. Nguồn chất thải cũng đang ngày càng tăng về cả số lượng và mức độ độc hại. Rừng biển đều bị suy thoái và xâm lấn nặng nề. Sa mạc hóa, hoang mạc hóa là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Số chủng loài động thực vật bị diệt vong vì thế cũng gia tăng.
Góp phần vào việc phá hoại môi trường là sự phát triển không bền vững, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì lợi nhuận người ta dám làm nhiều điều, coi nhẹ việc bảo vệ môi trường, không quan tâm đến vấn đề luật pháp, hay vấn đề sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo kinh văn Phật Pháp thì toàn bộ nhân loại đang sống trong nghiệp cuộn lấy nghiệp, Mấy năm gần đây, nhân loại đang phải hứng chịu đủ loại thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Con người vẫn coi đó là các hiện tượng tự nhiên, nhưng nếu liên hệ đến các thời kỳ thịnh suy của xã hội nhân loại trong quá khứ, hoặc tra tìm trong các kinh sách, hay đọc nhiều dự ngôn của những bậc vĩ nhân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, người ta có thể nhận ra đó chính là sự cảnh báo của Thượng Đế!
“Văn hóa truyền thống yêu cầu trị quốc, tề gia, tu thân đều phải căn cứ theo chuẩn mực của Đạo. Theo ‘Đạo đức kinh – Chương 54’: “Tu sửa bản thân thì Đức mới chân thực, tu sửa ở gia đình thì Đức mới có dư, tu sửa ở quê hương thì Đức mới tăng trưởng, tu sửa ở quốc gia thì đức mới phong phú, thịnh vượng, tu sửa ở thiên hạ thì Đức phổ khắp vô hạn”. Một xã hội mà Đạo phổ khắp, Đức tràn đầy thì thiên hạ nhân ái thái bình. Đó chính là lý tưởng của 3 gia phái Nho – Thích – Đạo, đó cũng là cảnh giới xã hội mà văn hóa truyền thống hàng trăm nghìn năm qua muốn đạt đến”. (Minhui.org)
Mong rằng ‘Đức’ trong cuộc sống sẽ ngày càng được tôn vinh để cảnh giới nhân ái thái bình phổ tràn khắp thiên hạ.
Xem thêm: