Thiền định tạo ra sự thay đổi lớn về gene, có lợi ích kỳ diệu
Trong những năm gần đây, thiền định đã trở thành một xu hướng xã hội. Trong khi thiền, mặc dù cơ thể bề mặt có vẻ tĩnh lặng, nhưng các gene trong cơ thể lại đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ.
14% người Mỹ đang thử tập thiền
Từ cuối những năm 1970 đến những năm 1990, ở Trung Quốc đã có rất nhiều khí công sư bước ra truyền công, và rất nhiều người Trung Quốc đã dưỡng thành thói quen đến công viên vào buổi sáng để luyện các bài khí công. Đây chính là thời kỳ cao trào của khí công.
Sau đó, khí công đã truyền từ Trung Quốc sang phương Tây, chẳng hạn như Pháp Luân Công đã được truyền rộng rãi trên toàn thế giới. Hầu hết các môn khí công và yoga đều có nguồn gốc từ Phật gia. Các bậc thầy yoga trước đây đều đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao tinh thần và tâm linh, sau khi được truyền sang phương Tây đã loại trừ các yếu tố tâm linh, chỉ còn lại việc điều chỉnh cơ thể, đây là loại yoga phổ biến nhất mà ai cũng thấy hiện nay. Yoga sâu hơn một chút cũng sẽ nhấn mạnh đến đã tọa, thiền định, rèn luyện ý thức của con người, mà không chỉ cục hạn ở cải thiện sự cân bằng của cơ thể.
Thiền định cũng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phương Tây, một số quản lý công ty đã tập thiền trong giờ nghỉ trưa để nâng cao hiệu quả công việc. Hoa Kỳ đã thực hiện một thống kê vào năm 2019, kết quả cho thấy có 14% người dân ở Hoa Kỳ đang tập thiền [1]. Thiền đã trở thành một hiện tượng xã hội rất phổ biến, tại sao lại xuất hiện hiện tượng này và lợi ích của nó đối với cơ thể là gì?
Thiền có rất nhiều lợi ích, trong đó cải thiện sức khỏe của tim và não
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, đã có một số nghiên cứu thử sử dụng thiền định để giúp bệnh nhân giảm bớt các hội chứng Covid-19 kéo dài hoặc tác dụng phụ của vaccine.
Các giáo sư tại Đại học California, San Francisco ngay từ năm 2020 đã nhận ra rằng tác động của Covid-19 đối với cơ thể con người là rất lớn, nó sẽ cùng lúc làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, vì vậy nhiều người sẽ có di chứng sau khi nhiễm. Hai bác sĩ Juliet Morgan và Meghan Jobson đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, thiền định có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng này. [2]
Vào năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đề cập đến thiền định khi thảo luận về phương pháp vật lý trị liệu phục hồi Covid-19. Đã có một mức độ đồng thuận nhất định trên phạm vi quốc tế rằng: Thiền rất hữu ích trong việc giúp mọi người phục hồi sau các tác dụng phụ và di chứng của Covid-19.
Các nghiên cứu y học phương Tây đã có 20-30 năm kinh nghiệm về thiền định, và nhận thấy rằng thiền định có những lợi ích sau đây [3]:
- Kích hoạt các vùng não cụ thể.
- Tăng độ biến thiên nhịp tim.
- Ức chế viêm nhiễm.
- Tăng biểu hiện của telomerase, ảnh hưởng đến cơ chế lão hóa của cơ thể con người.
Ngoài ra, thiền định cũng rất hữu ích đối với tổn thương cơ tim và các tác dụng phụ của dây thần kinh sọ do vaccine gây ra.
Thông qua hình ảnh não và các bài kiểm tra sóng não, các nhà nghiên cứu đã quan sát những thay đổi trong hoạt động của não khi thiền định và phát hiện ra rằng, các bộ phận như thùy đảo và vỏ não trước… đều đã được kích hoạt trong khi thiền định.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Xã hội (The Journal of Social Psychology) vào năm 2013, ngay cả thiền trong 5 phút cũng đã có thể cải thiện độ biến thiên nhịp tim. Tây y sử dụng độ biến thiên của nhịp tim như một thông số để phản ánh sự thay đổi mang tính đàn hồi trong khoảng thời gian mỗi lần tim đập. Độ biến thiên nhịp tim cao cho thấy tim có khả năng điều tiết mạnh mẽ [4].
Hơn nữa thiền cũng có các cấp độ khác nhau. Nghiên cứu đã tiến hành đối với các đối tượng có kinh nghiệm thiền khác nhau, và kết quả cho thấy hiệu quả của thiền cũng khác nhau ở những người trường kỳ thiền định hoặc thi thoảng mới tập thiền.
Sau khi thiền định, các gene miễn dịch của con người được điều chỉnh đáng kể
Trong khi thiền định, cơ thể con người dường như tĩnh lặng, nhưng ở mức độ vi mô, cơ thể con người đang trải qua những thay đổi to lớn.
Một nghiên cứu quy mô lớn về bộ gene được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) cho thấy, thiền định có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người [5].
Trong nghiên cứu này, những người tham gia đã sử dụng phương thức thiền để tập trung kích phát những suy nghĩ và tiềm năng bên trong, thay vì chuyển động thân thể và cân bằng cơ-xương.
388 đối tượng tham gia đã luyện tập thiền trong vòng 8 ngày, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu của họ ở 4 thời điểm khác nhau để tiến hành đối chiếu, phân biệt là 2 thời điểm trước khi thiền, sau 8 ngày liên tục thiền và 3 tháng sau khi thiền.
Nghiên cứu cho thấy sau 8 ngày thiền định, rất nhiều gene trong cơ thể con người đã được kích hoạt đáng kể, và phạm vi kích hoạt tăng lên gấp 2-4 lần.
Sau 3 tháng thiền, sự kích hoạt của một số gene đã trở lại gần với mức trước khi thiền, nhưng so với trước khi thiền, vẫn có một số gene bảo trì sự kích hoạt. Điều này có nghĩa là hiệu quả của thiền là lâu dài, 8 ngày tập thiền vẫn có hiệu quả tích cực sau 3 tháng.
Thiền định kích hoạt mạnh mẽ các gene tự phục hồi
Các nhà nghiên cứu đã phân loại các gene theo vai trò của chúng và phát hiện ra rằng sau khi thiền định, rất nhiều gene được điều chỉnh đều có liên quan đến việc tăng cường miễn dịch và kháng virus.
Tổng cộng có 220 gene miễn dịch đã được điều chỉnh, trong đó có 68 gene liên quan đến interferon thuộc cơ chế miễn dịch bẩm sinh. 8 ngày thiền định có tác dụng tăng cường rất rõ ràng đối với khả năng miễn dịch tổng thể của cơ thể con người.
Nghiên cứu này thực hiện dựa trên việc phân tích máu ngoại vi, và kết quả cho thấy thiền có tác động đến khả năng miễn dịch toàn thân chứ không chỉ trên một cơ quan nào đó.
Nghiên cứu này cũng quan sát thấy rằng, ngoài việc tăng cường các phản ứng kích hoạt interferon và miễn dịch vừa đề cập, thiền định còn có thể tăng cường khả năng dị hóa RNA của cơ thể con người. Bằng cách này, cơ thể có thể phân hủy RNA của virus nhanh hơn nếu chúng xâm nhập.
Tác dụng của thiền đối với hội chứng Covid-19 kéo dài và tác dụng phụ của vaccine
Liệu thiền định có hiệu quả đối với những bệnh nhân có hội chứng Covid-19 kéo dài hay tác dụng phụ của vaccine không? Câu hỏi này liên quan đến tố chất thân thể, tiềm năng miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ rằng một số gene rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch đã có thể được điều chỉnh bằng thiền định, bao gồm TRIM22, STAT1, STAT2. STAP2 có quan hệ mật thiết với interferon, nó có thể kết hợp với STAT1, kết hợp với cơ chế điều hòa interferon và ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh. Còn TRIM22 cũng ảnh hưởng đến sự biểu hiện của γ-interferon. Thiền định có tác động tích cực đến những gene quan trọng này, vì vậy về tổng thể, thiền định chắc chắn sẽ giúp phục hồi sức khỏe của con người.
Nghiên cứu này cũng chú ý so sánh giữa những người ngồi thiền, bệnh nhân Covid-19 nhẹ và nặng. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các chấm màu đỏ để thể hiện sự điều hòa tăng của các gene liên quan đến cơ chế miễn dịch và kháng virus tự nhiên, và màu xanh lam để biểu thị sự điều hòa giảm. Các gene của những người thiền định về cơ bản có màu đỏ, ngược lại, ở những người bị COVID-19 nhẹ và nặng, rất nhiều gene là màu xanh lam, cho thấy đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Rất nhiều gene liên quan đến kháng virus đã được cải thiện đáng kể, do đó ngoài việc giúp phục hồi, thiền định còn có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh nặng.
Khí công, Thái cực quyền… cũng thay đổi biểu hiện của gene
Ngoài thiền định, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng yoga, thái cực quyền và khí công đều có thể cải thiện sức khỏe của chúng ta ở các mức độ khác nhau.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology đã phân tích tác động của yoga, Thái cực quyền và Khí công đối với cơ thể con người, bao gồm những thay đổi trong di truyền biểu sinh, biểu hiện gene, phân tử sinh học và các yếu tố dinh dưỡng thần kinh. Họ phát hiện ra rằng yoga, thái cực quyền và khí công có thể đóng một vai trò đa tầng trong việc chống oxy hóa, chống lão hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm, ung thư và cải thiện khả năng miễn dịch. [6]
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng microRNA để đồng thời kiểm định sự biểu hiện của nhiều gene ở những người tập yoga và những người đi bộ nghe nhạc thư giãn trong môi trường tự nhiên. Sau khi so sánh đối chiếu, họ rút ra kết luận rằng 97 gene trong cơ thể của người tập yoga đã được điều chỉnh, hơn nữa biểu hiện của chúng tăng lên chỉ trong thời gian ngắn sau khi tập yoga. Còn trong nhóm đối chứng là nghe nhạc và đi bộ, chỉ có 24 gene có biểu hiện tăng.
Đây không phải là một nghiên cứu quy mô lớn, mà chỉ phân tích một số lượng nhỏ các gene. Giờ đây, khi công nghệ giải trình tự gene ngày càng tiên tiến hơn, người ta cũng đang hy vọng có thể thấy các phân tích quy mô lớn hơn về tác động đối với sự biểu hiện gene của các phương thức chăm sóc sức khỏe truyền thống này.
Tác giả: Lâm Hiểu Húc (Nhà virus học người Mỹ, cựu giám đốc Phòng thí nghiệm virus học tại Viện nghiên cứu Lục quân Hoa Kỳ)