Thiền định khiến âm nhạc trở nên mỹ diệu hơn
Và rồi khán giả nhắm mắt chờ đợi, hoàn toàn tập trung, mà không biết khi nào âm nhạc sẽ đột ngột bắt đầu. “Một khoảnh khắc chúng ta biết chúng ta đang hiện diện ở đây.” “Bạn rất tập trung: Chính là bạn, bạn đang ở trong khoảnh khắc này, sau đó là âm nhạc cất lên.”
Nhiều năm trước, khi còn là sinh viên của Đại học Princeton, cô Dasha Koltunyuk đã tham gia vài buổi hướng dẫn tập thiền miễn phí trong khuôn viên trường đại học. Sau đó, cô tham gia các buổi tập đều đặn hàng tuần.
Các buổi tập này dành cho tất cả mọi người — không yêu cầu kinh nghiệm. Bạn chỉ cần lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và cố gắng tập trung.
Khi cô Koltunyuk cố gắng tập trung, cô bắt đầu cảm nhận thấy điều gì đó sau khi mỗi buổi học kết thúc.
Giáo sư Matthew Weiner, Phó trưởng khoa đời sống tôn giáo, sẽ đánh cồng vào cuối mỗi buổi học, và cô Koltunyuk thấy mình hoàn toàn hòa hợp với âm thanh đó.
“Về cơ bản, tôi cảm thấy mình đã định lại tốt hơn trong ba giây mà tiếng cồng đó vang lên so với toàn bộ nửa giờ thiền định” cô Koltunyuk nói qua điện thoại.
Cô Koltunyuk, người đã chơi nhạc từ khi còn nhỏ, nhận ra rằng: “Tôi ước mình luôn có thể trải nghiệm âm nhạc theo cách này.”
Cô Koltunyuk hiện đang làm việc tại dàn giao hưởng của trường đại học Princeton. Bốn năm trước, cô đã gặp Weiner và Marna Seltzer, giám đốc của dàn giao hưởng, để đề xuất xem có thể thêm thiền định vào âm nhạc hay không.
Bị hấp dẫn, họ quyết định thử nó, mặc dù không có ý tưởng rõ ràng về vấn đề này. Bộ tứ Calidore String đang ở tại trường đại học vào thời điểm đó và vui vẻ thực hiện thử thách này.
Tập trung vào tẩu pháp
Câu hỏi quan trọng đầu tiên là loại nhạc nào nên được sử dụng để kết hợp với thiền định.
Khi bạn kết hợp thiền và âm nhạc với nhau, hầu hết mọi người nghĩ đến âm nhạc spa, hoặc tiếng mưa, hoặc nhạc thang máy. Nhưng theo cô Koltunyuk, điều đó không đúng.
Cô giải thích: “Đó không phải là thư giãn, mà là lắng nghe có chủ đích.
Bộ tứ Calidore String đã chọn chơi bản giao hưởng “Nghệ Thuật của Tẩu Khúc” (The Art of Fugue) của Bach, một tác phẩm nổi tiếng phức tạp, chưa hoàn thiện và dường như là đỉnh cao trong thành tựu âm nhạc của nhà soạn nhạc.
Nhạc của Bach nổi tiếng với việc sử dụng đối âm, một kỹ thuật lặp lại và phản ánh các chủ đề và giọng hát trong âm nhạc. Tác phẩm này là một thử nghiệm trong việc khám phá mọi điều mà tẩu pháp cung cấp. Và bởi vì Bach chưa bao giờ hoàn thành nó nên đoạn kết thúc của bản hòa tấu có phần đột ngột.
Bộ tứ cũng biểu diễn tác phẩm “Thần chết và trinh nữ” (Death and the Maiden) của Schubert, một tác phẩm vô cùng tâm linh mà nhà soạn nhạc đã viết khi biết rằng ngày kết thúc của cuộc đời mình đã gần kề.
Cô Koltunyuk nói: “Họ đã thực hiện một cách có chủ ý công việc này”. Do đó, các bản nhạc được chọn cho các buổi biểu diễn kết hợp thiền định là các bản hòa tấu, bởi những khán giả của các buổi hòa tấu này thường không chỉ lắng nghe mà rất chú tâm tới các màn trình diễn.
Thiền định có cần thiết không?
Thiền định có vẻ là khó hoặc rất khó, như cô Koltunyuk đã nghe một số người nghĩ rằng các buổi tập thiền không dành cho họ. Nhưng trên thực tế, thiền rất đơn giản: Đó là sự tập trung.
Cô Koltunyuk nói: “Điều duy nhất bạn cần làm là ngồi ở đó, và tập trung cao độ.”
Các buổi biểu diễn kết hợp thiền định diễn ra như thế nào?
Khi bắt đầu, Weiner dẫn đầu nhóm và đưa ra các hướng dẫn, sau đó yêu cầu khán giả im lặng trong năm phút.
Và rồi khán giả nhắm mắt chờ đợi, hoàn toàn tập trung, mà không biết khi nào âm nhạc sẽ đột ngột bắt đầu.
Cô Koltunyuk nói: “Một khoảnh khắc chúng ta biết chúng ta đang hiện diện ở đây.” “Bạn rất tập trung: Chính là bạn, bạn đang ở trong khoảnh khắc này, sau đó là âm nhạc.”
Âm nhạc nổi lên từ sự im lặng. Khi nó kết thúc cũng không có tiếng vỗ tay, và rồi trở lại sự im lặng.
Cô nói: “Ý tưởng là âm nhạc không phải lúc nào cũng tồn tại. Khi âm nhạc xuất hiện, chúng ta chỉ cần dành hoàn toàn sự chú ý vào nó.”
“Khán giả lý tưởng vì âm nhạc và không vì bất kỳ lí do nào khác”
Cô Koltunyuk đã nghe vài lần rằng các nhạc sĩ đã có những “khán giả lý tưởng” – nhóm người tham gia vì âm nhạc và không vì bất kỳ lý do gì khác.
Mọi người đến các buổi hòa nhạc vì nhiều lý do: họ muốn ra ngoài vào buổi tối, muốn tham gia một hoạt động giải trí, muốn nghe nhạc hoặc vì đi cùng một người bạn. Căn phòng với đủ loại khán giả, và sau đó buổi hòa nhạc diễn ra, đúng trình tự và nghi thức — lời thoại, tiếng vỗ tay, sự chờ đợi, ánh sáng, điều chỉnh.
Ở đây, trong buổi hòa nhạc kết hợp thiền định, không có gì ngoài âm nhạc tồn tại. Tại đây, mọi người có thể đạt đến trạng thái thăng hoa dễ dàng hơn.
Cô Koltunyuk trầm ngâm: Nó cũng có thể xảy ra tại một buổi hòa nhạc bình thường, nếu người đi xem buổi hòa nhạc cố gắng tập trung có chủ đích.
Cô nói thêm: “Trong một vài buổi biểu diễn kết hợp thiền định, chúng tôi đã khiến các nhạc sĩ gần như rơi nước mắt vì đó là một cách thức để trải nghiệm âm nhạc và tạo sự kết nối với người nghe, những người đang dành cho bạn sự chú ý tuyệt đối.” Có vài trăm người tham dự mỗi buổi hòa nhạc như vậy.
Các buổi hòa nhạc kết hợp thiền định diễn ra miễn phí trong khuôn viên trường trong suốt năm học 2018-2019.
Catherin Yang
Ngân Giang dịch
Xem thêm: