Thiển bàn về nội hàm của: ‘Biển dung nạp trăm sông, bao dung nên rộng lớn’
“Hải nạp bách xuyên” là điển cố xuất phát từ “Thu thủy thiên – Trang Tử”: “Nước trong thiên hạ không có cái nào lớn hơn so với biển, đón nhận muôn vàn con sông.”
Câu “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” nghe nói là xuất phát từ đôi câu đối trong nhà của Lâm Tắc Từ, dùng để tự cổ vũ mình:
“Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại
Bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương.”
(Biển dung nạp trăm nghìn con sông, có lòng bao dung nên to lớn
Vách núi nghìn trượng đứng sừng sững, không mang dục vọng nên mạnh mẽ).
Từ xưa đến nay nhiều người đem chữ “dung” trong câu “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” lý giải thành “dung lượng”, “dung nạp”.
Hiểu theo cách này thiết nghĩ chưa đầy đủ. Bản thân “dung” đã hàm chứa ý nghĩa “hòa tan”, lý giải và tiêu hóa.
Người ta chỉ có thể dung nạp khi bản thân có thể tiêu hóa thức ăn, có thể “lý giải” những tư tưởng quan niệm mà bản thân có thể tiếp thu. Không thể tiêu hóa thức ăn sẽ khiến cho cơ thể người gặp nguy hiểm, những tưu tưởng quan niệm không thể tiêu hóa “lý giải”, chỉ có thể khiến cho người đó gặp chướng ngại về tư duy.
Biển sở dĩ có thể dung nạp trăm sông, là bởi vì biển có năng lực “hòa tan” tiêu hóa, năng lực tiêu hóa “hòa tan” đối với sự vật biển cả, nên có thể khiến đại dương có dung lượng vừa sâu vừa rộng. Nếu như biển cả không có năng lực “hòa tan” tiêu hóa sự vật lớn như vậy, sau khi nó dung nạp một lượng sự vật to lớn, thì sẽ làm bẩn môi trường sinh thái của chính mình, đến cuối cùng làm cho đại dương biến thành một đầm nước thối.
Cũng giống như vậy, dung lượng của con người đối với sự vật, được quyết định bởi năng lực lý giải, phân tích, tiếp thụ của con người, mà năng lực lý giải, phân tích sự vật của con người, được quyết định bởi cả chiều sâu và chiều rộng của sự hiểu biết về đạo lý. Chiều sâu và chiều rộng của sự hiểu biết của con người về đạo lý được thể hiện ở thái độ nhân sinh, đối với Lâm Tắc Từ mà nói đó chính là: Bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương (vách đứng nghìn trượng, không dục vọng nên mạnh mẽ).
Điều nhấn mạnh ở đây chính là tính độc lập con người, mà sở dĩ con người có thể độc lập độc hành, là bởi vì con người “vô dục”. Vậy nhưng khi Lâm Tắc Từ đã biết đến đạo lý “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”, vậy vì sao còn nhấn mạnh bất khuất “vô dục tắc cương” đây? Một người có lòng dạ rộng lớn như vậy vì sao muốn chủ trương gắng sức thực hiện việc cấm thuốc phiện và chống lại cường quốc?
Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão là một vụ án phức tạp. Trong “Cẩu tử – Hựu tọa” có ghi nguyên văn: “Khổng Tử làm Nhiếp tướng nước Lỗ, nhận chức được 7 ngày, ông đã chém Thiếu Chính Mão. Các môn nhân hỏi rằng: ‘Thiếu Chính Mão là người có tiếng tăm ở nước Lỗ, Phu tử chấp chính mà trước chém người này đầu tiên, e rằng không thỏa đáng?’.
Khổng Tử nói: ‘Hãy ngồi xuống! Ta nói cho các ngươi nguyên nhân. Con người có 5 cái ác, mà trộm cắp không tính trong này: Một là tâm hiểu rõ mà nham hiểm, hai là hành sự tà ác mà lại ngoan cố, ba là lời nói giả dối mà lại xảo biện, bốn là ghi nhớ những cái xấu mà đặc biệt là lại ghi nhớ nhiều, năm là thuận theo cái sai mà còn ca ngợi chúng. Trong năm loại ác này, người chỉ cần có một trong số đó thì không tránh khỏi bị quân tử giết rồi, mà Thiếu Chính Mão gồm có đủ cả năm loại này… Không thể dung thứ”.
Cho dù là Thánh nhân, Khổng Tử cũng không thể tha cho một Thiếu Chính Mão không có chính niệm, trong tâm luôn mang tà niệm. Đây cũng thể hiện nội hàm thứ ba của “dung” trong “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”: Mức độ dung nhập, đồng thời cũng có một vấn đề về “độ”: những vật cực độc, sinh mệnh không có thuốc cứu chữa thì không thể dung nhẫn tha thứ, nếu dung nhẫn tha thứ đối với dạng người này thì chính là bao che cho tội phạm, trên vi phạm đạo Thiện ác hữu báo của Trời, dưới vi phạm nhân luân, không làm tròn trách nhiệm, lấy quyền để mưu lợi cá nhân, không phân biệt chính tà! Điều này đã thể hiện đạo lý “nhẫn vô khả nhẫn” trong Văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Sở dĩ Lâm Tắc Từ cấm thuốc phiện và Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão chính là một cái đạo lý, làm người phải có năng lực dung nạp và lý giải, phân tích, tiêu hóa sự vật của “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”, cũng phải có ý chí bất khuất độc lập độc hành, trấn tà diệt loạn của “Bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”!
Thiện lương không phải là yếu đuối, càng không phải là kẻ vô năng nhẫn nhục chịu đựng, không phân biệt được phải trái đúng sai, quân tử cái gì đều có thể dung nhẫn, nhưng không thể dung nhẫn cho những thức độc dược ma túy hại người và kẻ tà ác hoàn toàn không có nhân tính, không có chính niệm! Đây phải chăng cũng là chân lý của đạo “văn võ” trong văn hóa truyền thống?
Do Guan Xin thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: