Thị trường chứng khoán giảm mạnh sau biên bản họp của Fed gợi ý các đợt tăng lãi suất sớm hơn
Thị trường chứng khoán đã phải trải qua một đợt sụt giảm đáng kể vào thứ Tư do việc công bố Biên bản của Cục Dự trữ Liên bang từ tháng 12.
Cục Dự trữ Liên bang đã công bố các biên bản cuộc họp từ ngày 14 đến ngày 15/12, khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh do có ảnh hưởng bởi công bố rằng các quan chức đang xem xét thực hiện tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trước đó.
Được công bố vào thứ Tư, tài liệu này cho thấy sự đồng thuận rộng rãi trong Fed rằng Fed phải đẩy các đợt tăng lãi suất sớm hơn đã đề nghị so với kỳ vọng trước đó để giảm thiểu lạm phát.
Tài liệu viết, “Những thành viên nhìn chung đã lưu ý rằng, dựa trên tầm nhìn cá nhân của họ đối với nền kinh tế, thị trường lao động, và lạm phát, có thể bảo đảm sẽ tăng lãi suất sớm hơn hoặc với tốc độ nhanh hơn tốc độ mà những thành viên đã dự đoán trước đó.”
Những người tham gia cuộc họp cũng bày tỏ ý muốn giảm tỷ lệ mua tài sản hàng tháng của Bộ Ngân Khố, với mục tiêu kết thúc hoàn toàn việc mua tài sản ròng vào giữa tháng Ba (2022). Nội dung này phản ánh một tâm lý cấp bách hơn so với những phát hiện của cuộc họp vào tháng Mười Một (2021).
Những công bố này đã dẫn đến một trong những ngày tồi tệ nhất của Wall Street trong năm qua, với Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 3.34%— mức giảm hàng ngày nghiêm trọng nhất kể từ hôm 25/02/2021. Sự sụt giảm này không phải là điều bất ngờ, bởi thị trường chứng khoán thường phản ứng tiêu cực đối với các biện pháp giảm phát của Fed, nhưng nó là một lời nhắc nhở về vị trí bấp bênh của các nhà hoạch định chính sách trong môi trường kinh tế chưa từng gặp phải thời kỳ hậu COVID-19.
Cục Dự trữ Liên bang phải đối mặt với một nhiệm vụ mong manh khi dẫn hướng năm tài chính sắp tới, thời điểm mà có thể là một trong những thách thức nhất đối với các nhà kinh tế cho đến nay.
Nếu họ không hành động dứt khoát để kiềm chế lạm phát, thì chi phí tiêu dùng tăng cao sẽ xảy ra, và nó có thể gây ra tổn thất kinh tế không thể khắc phục được. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng phải sử dụng chính sách một cách khéo léo khi giải quyết những lo ngại như vậy, vì thị trường chứng khoán đã thể hiện sự đối nghịch của nó đối với việc tăng lãi suất.
Báo cáo biên bản mới nhất chỉ là báo cáo mới nhất trong chuỗi các câu chuyện đang diễn ra về chính sách tiền tệ hậu đại dịch, trong đó các nhà kinh tế phải liên tục điều chỉnh kế hoạch của họ để điều tiết và đảm bảo an ninh tài chính trong tình hình căng thẳng.
Do Nicholas Dolinger thực hiện
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: