Thí nghiệm khoa học chứng minh: Ý niệm của con người ảnh hưởng đến thực vật
Con người luôn tự coi mình là “anh linh của vạn vật”, có thể suy nghĩ, có tình cảm, biết vui, giận, buồn, thích, hơn nữa còn có thể phát minh sáng tạo. Con người cũng cho rằng, các sinh linh khác, đặc biệt là thực vật, chỉ là những sinh vật không có giác quan và chỉ có trí tuệ ở mức cấp thấp. Vậy thực hư là như thế nào?
Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà khoa học Cleve Backster trong một lần thí nghiệm ngẫu nhiên đã phát hiện, thực vật cũng có cảm tình. Phát hiện này đã khiến thế giới chấn động. Sau đó, rất nhiều người đã triển khai nghiên cứu về phương diện này, trong một khoảng thời gian, giới khoa học đã rất náo nhiệt.
Phát hiện “Thực vật cũng có cảm tình” gây chấn động thế giới
Tiến sĩ hóa học Mike Fogg tại Công ty Thương nghiệp Quốc tế California của Hoa Kỳ, ngay từ đầu đã giữ quan điểm phản đối. Ông cho rằng loại nghiên cứu này có chút hoang đường và nực cười. Để tìm kiếm chứng cứ phản bác và phê bình xác đáng, ông cũng tự mình làm rất nhiều thí nghiệm. Tuy nhiên, trong khi thí nghiệm ông lại phát hiện, lúc thực vật bị kéo xuống một chiếc lá hoặc bị thương sẽ sinh ra phản ứng rõ ràng, hơn nữa còn chứng minh thực vật có năng lực nhận biết hoạt động tâm lý của con người. Sau khi có được kết quả thí nghiệm, thái độ của ông lập tức chuyển biến lớn, từ hoài nghi biến thành ủng hộ. Không chỉ cho rằng thực vật biết suy nghĩ, thể nghiệm và quan sát các loại tình cảm của con người. Ông thậm chí còn cho rằng, chúng ta có thể dựa theo tính mẫn cảm và đặc tính của các loài thực vật khác nhau mà tiến hành phân loại chúng.
Nhà khoa học Liên Xô cũ Victor Skumin còn đem thuật thôi miên vào trong thí nghiệm. Đầu tiên, ông dùng thuật thôi miên để khống chế tình cảm của một người, đồng thời gần đó đặt một chậu cây, sau đó dùng một máy đo điện não đồ để nối tay của người ấy với lá của cái cây đó. Sau khi tất cả công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, ông Skumin bắt đầu nói chuyện, kể một số chuyện vui hoặc chuyện không vui để khiến người tham gia thí nghiệm cảm thấy vui vẻ hoặc buồn bã. Lúc này cái cây và người ấy không chỉ vẽ ra hai bức điện não đồ tương tự, mà lúc người tham gia thí nghiệm cảm thấy vui vẻ, cái cây cũng liền dựng thẳng lá lên, phe phẩy cánh hoa. Lúc ông Skumin miêu tả mùa đông rét lạnh khiến toàn thân người thí nghiệm phát run thì phiến lá của cái cây cũng run lẩy bẩy; Nếu như cảm xúc của người ấy trở nên bi thương thì cái cây cũng xuất hiện biến hóa tương ứng, toàn thân phiến lá sẽ rủ xuống uể oải.
Ngoài việc có cảm tình, thực vật còn có tiềm năng trở thành máy phát hiện nói dối tự nhiên. Bác sĩ Aristide Esser (một nhà tâm lý học nghề nghiệp kiêm Giám đốc Phòng thí nghiệm Bệnh viện Bang Rockland, Orangeburg, New York) và nhà hóa học Douglas Dean tại Viện Newark đã cùng nhau làm một thí nghiệm thú vị. Họ nối điện cực với một cây thực vật thuộc họ Alocasia, sau đó hỏi người được kiểm tra một loạt vấn đề, đồng thời bảo anh ta hãy ngẫu nhiên buông vài câu nói dối. Kết quả cái cây dễ dàng nắm bắt được những thay đổi trong tâm lý người được kiểm tra, đồng thời phản ứng lên biểu đồ điện kế, do đó họ có thể biết người được kiểm tra đã nói dối ở những vấn đề nào.
Kỳ thực, ông Baxter cũng đã từng làm qua thí nghiệm như thế đối với một phóng viên, ông yêu cầu phóng viên này ở trước mặt một cái cây và chỉ trả lời phủ định. Ông Baxter hỏi người phóng viên sinh vào tháng nào và liên tiếp nói ra bảy tháng, trong đó có một cái đúng là tháng sinh của phóng viên. Phóng viên đều trả lời “không đúng” với tất cả các tháng, nhưng lúc hỏi đến tháng chính xác, cái cây lập tức đưa ra tín hiệu phản ứng rõ ràng.
Thí nghiệm truyền cảm tư duy thực vật
Chuyên gia điện tử Pier Paul Sauven ở West Patterson, phía tây bang New Jersey Hoa Kỳ từng triển khai thí nghiệm truyền cảm tư duy đối với thực vật. Ông chế tạo một cỗ xe lửa đồ chơi chạy bằng điện, đồng thời truyền tư tưởng đóng mở công tắc chiếc xe cho một cái cây. Ngay cả dưới ánh đèn hồ quang của một studio truyền hình, chiếc xe vẫn có thể khởi động hoặc dừng lại theo ý muốn của ông. Tiếp đó, ông Sauven lại phát minh một bộ trang thiết bị điện tử, bộ trang thiết bị này giúp ông có thể liên lạc với cái cây từ cự ly xa. Ông có thể quay số của mình và trực tiếp nói chuyện với thực vật hoặc thông qua âm thanh để điều khiển thiết bị ghi âm, nhiệt độ, màu sắc và ánh sáng trong nhà của ông.
Ông Sauven phát hiện, phản ứng của thực vật với tế bào chết trong môi trường chung quanh nó là mạnh mẽ nhất, chúng sẽ phản ứng liên tục với tế bào chết của con người. Ông còn phát hiện, trong các thí nghiệm khác, ông có thể gửi tín hiệu đến cho thực vật, và thu được phản ứng mãnh liệt mà thực vật phát ra. Ông áp dụng phương pháp là khiến bản thân bị điện giật nhẹ, mà cách đơn giản nhất là trong khi ghế xoay chuyển động thì vuốt ngón tay lên mặt bàn kim loại để sinh ra tĩnh điện. Khi đó, mấy cái cây của ông ở cách mấy dặm Anh vẫn có thể lập tức bị kích thích.
Nhà khoa học người Mỹ Marcel Vogel từng tiến hành rất nhiều thí nghiệm có liên quan đến sự câu thông giữa người và thực vật về mặt tâm linh. Ông đã nghiên cứu sâu sắc đối với những phản ứng về tình cảm và hoạt động tâm lý của thực vật. Ông Vogel từng mời một nhà vật lý nguyên tử học “suy nghĩ” về một vấn đề kỹ thuật. Lúc nhà vật lý này trầm mặc suy nghĩ, cái cây của ông Vogel đã ghi nhớ một loạt hình ảnh, quá trình này kéo dài 118 giây. Lúc hình ảnh quay về trạng thái ban đầu, nhà vật lý kia nói với ông Vogel rằng lúc ấy ông quả thực đã ngừng suy nghĩ.
Tiếp đó, ông Vogel muốn nhà vật lý này nghĩ đến người vợ của mình. Nhà vật lý cũng làm như vậy, cây thực vật lần nữa ghi nhớ các hình ảnh trong suốt 105 giây. Sau một lúc nghỉ ngơi, ông Vogel ngẫu nhiên bảo ông ấy nghĩ đến người như lúc nãy, hình ảnh trên đồ thị rất giống như lần trước, thời gian vẫn là 105 giây.
Ông Vogel còn thực hiện thành công các thí nghiệm như “giao lưu tình cảm với thực vật”, “hóa nhập ý thức người thí nghiệm vào trong thực vật”, “tiến hành câu thông giữa người và thực vật ở cự ly xa” vv.. tất cả đều thu được thành quả rất lớn. Ông Vogel chỉ ra rằng, dùng tiêu chuẩn của con người để so sánh thì thực vật là mù lòa, là kẻ câm điếc. Tuy nhiên, con người lại có thể câu thông tình cảm với thực vật. Vậy nên, thực vật là một thể sống có ý thức, chiếm cứ không gian.
Thực vật có công năng siêu cảm
Vào Năm 1973, hai tác giả Peter Tompkins và Christopher O. Bird đã cùng nhau biên soạn cuốn sách “Cuộc Sống Bí Ẩn của Thực Vật” (The Secret Life of Plants), trong đó đã chứng thực được thực vật còn có phản ứng đối với ngôn ngữ, tư duy và những lời cầu nguyện. Nghiên cứu này đã trở thành một ngành khoa học mới nổi – Tâm lý học thực vật. Họ đã xác nhận thực vật có ý thức, tư duy và các loại tình cảm vui, giận, buồn, thích, còn có công năng siêu cảm mà con người không theo kịp. Đây chính là phát hiện sau khám phá mang tính bước ngoặt của nhà khoa học Cleve Baxter, mọi người đã noi theo ông mà mở ra một cánh cửa và phát hiện một không gian sinh mệnh hoàn toàn mới.
Một số người có thể sẽ đặt ra câu hỏi rằng, nhiều thí nghiệm đã thành công như vậy, vậy có trường hợp thất bại không? Câu trả lời là “có”.
Vào năm 1974, có người báo cáo tại một hội nghị khoa học rằng không thể lặp lại “hiệu ứng Baxter”, tạp chí “Science” cũng đưa ra chất vấn đối với việc này. Và lời giải thích của ông Baxter là, lúc thí nghiệm đừng cố ý phá hỏng quá trình phản ứng của thực vật, bởi vì sự can thiệp của con người sẽ trở ngại phản ứng của thực vật, cần để những quá trình này “diễn ra tự nhiên”. Do “mâu thuẫn giữa tính tự phát và tính lặp lại”, giải thích của ông không được giới khoa học chủ lưu lúc ấy tiếp nhận, nhiều nhà khoa học thậm chí còn giữ thái độ hoài nghi với việc thực vật có đặc tính điện tử.
Điều này đặt ra một vấn đề về phương pháp luận. Khi con người quan sát sự bí ẩn của tự nhiên, trước hết, cần phải phân biệt sự khác biệt giữa thí nghiệm này và thí nghiệm trên người: Giống như quan sát trong một ngọn núi lớn có động vật quý hiếm hay không, dù một vạn người lên núi không chụp được ảnh, thì cũng không thể phủ nhận tấm ảnh do một người chụp được, chỉ cần phát hiện một lần là đủ để chứng minh hiện tượng này tồn tại chân thực. Khi con người làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, con người là chủ thể điều khiển và có thể lặp lại bao nhiêu tùy thích. Nhưng ở trong thiên nhiên rộng lớn, thiên nhiên mới là chủ thể, con người chỉ có thể bị động quan sát, sự can thiệp của con người sẽ chỉ phá vỡ an bài của tự nhiên .
Cũng có thể nói rằng, thí nghiệm của Baxter cũng giống như thuật thôi miên của ông, không phải ai cũng có thể trở thành bác sĩ thôi miên cho người khác. Mà cùng một nhà thôi miên, cũng không thể cam đoan sẽ thôi miên thành công đối với tất cả mọi người. Việc này cần sự phối hợp ăn ý giữa người thí nghiệm và người được kiểm tra, chỉ cần một bên có địch ý, thí nghiệm sẽ tiến hành không được. Đây là hiện tượng thường gặp trong nhiều màn trình diễn công năng đặc dị, và đây cũng có thể là quy luật quan sát các hiện tượng đặc biệt trong tự nhiên. Hơn nữa, thực vật cũng có cảm tình.
Cho dù trong bất kỳ lĩnh vực gì, có lẽ chỉ có một số ít người có thể phân biệt được một số hiện tượng đặc biệt, còn đại đa số không nhạy bén với những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên, cho nên khó tránh khỏi sẽ có chút thiên lệch khi phán đoán sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy, người ta vẫn thường nói rằng, chân lý là ở trong tay một số ít người.
Những bí ẩn của vũ trụ là nằm ngoài tầm hiểu biết của con người. Bởi vậy, cần con người phải từ bỏ quan niệm và nhận thức cố hữu, đạt tới sự hài hòa thực sự với tự nhiên, thì trí tuệ của con người mới có thể được khai ngộ.
Tổ chế tác chương trình “Bí ẩn chưa có lời giải”
Phù Dao, Lý Duy Chân thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: