Theo đuổi điểm số cao, phải chăng chúng ta đã quên ý nghĩa đích thực của giáo dục? (Phần 2)
Gần đây, Đại học California khiến dư luận xôn xao khi quyết định loại bỏ SAT/ACT ra khỏi điều kiện chiêu sinh. Người sáng lập Seowon Academy là ông Al Shon đã bày tỏ nỗi lo ngại rằng việc bãi bỏ tiêu chuẩn SAT sẽ gây ra tác dụng tiêu cực, không chỉ khiến chất lượng chiêu sinh giảm sút mà còn còn ảnh hưởng đến khả năng học thuật của sinh viên.
- “Chương trình học tập bổ túc có giấy chứng nhận bảo lãnh”. Giấy chứng nhận nhìn bề ngoài in ấn tinh xảo, nhưng nếu thí sinh không đạt được điểm số như mong muốn, thì thực tế bạn vẫn không lấy tiền lại được. Bạn có thể có cơ hội tham dự miễn phí khóa học bổ túc lớn hơn, hoặc có lẽ bạn buộc phải tham gia mọi bài học.
- “Tôi có thể không thi SAT mà thi ACT thì dễ dàng hơn”. Đó là sự thực, nhưng không có trường đại học hàng đầu nào trọng dụng bạn bởi vì họ biết ACT tương đối dễ hơn. Mặc dù các trường đại học hàng đầu cho biết họ chấp nhận thành tích ACT, và rằng họ đối xử ở mức độ ngang bằng so với SAT, nhưng thực tế họ vẫn thích điểm số cao của SAT hơn điểm số cao của ACT. Bạn sẵn sàng chọn một học sinh đã chứng minh mình có đủ trình độ cao và tiêu chuẩn năng lực học thuật ở trình độ đại học, hay là bạn sẽ chọn một người “có lẽ” có khả năng học thuật ở trình độ đại học?
- “Tại mỗi trường đại học, kiểm tra SAT và ACT đều là hạng mục có thể lựa chọn”. Như trình bày ở tình huống trên, sẽ không có trường đại học hàng đầu nào coi trọng bạn. Tôi nhấn mạnh một lần nữa, một học sinh chứng minh bản thân có năng lực học tập trình độ cao và năng lực học thuật thì mới được xem trọng.
- “Các khóa học chuẩn bị thi SAT thật khô khan, tôi chán ghét nó”. Hoàn toàn như thế! Nhưng đồng thời mọi người hiểu lầm rằng khóa học chuẩn bị thi SAT là tất nhiên và cần thiết. Không phải như thế, những em học sinh theo học tôi luôn vui vẻ tận hưởng từng phút của khóa học đồng thời gia tăng được năng lực học thuật một cách tự nhiên, và vượt qua kì thi SAT một cách dễ dàng.
- “Tôi có thể tự học, hơn nữa còn có thể thông qua phát triển kỹ năng học tập của mình để đạt được thành tích cao hơn trong kỳ thi SAT”. Một người tự học mà không có giáo viên giỏi trợ giúp thì hiệu suất sẽ thấp, sau cùng là lãng phí thời gian. Tôi đã thảo luận tại sao những thí sinh coi bài kiểm tra SAT là đối phó mà lại muốn có thành tích xuất sắc là điều không thể, là vì bạn phải phát triển năng lực học thuật của bản thân. Nếu bạn sử dụng tài nguyên của Học viện Khan hoặc thông qua tự học, không nhất định có thể tăng năng lực học thuật. Một ít học sinh tài năng có thiên phú rất vững, có khả năng tự tìm phương pháp học tập. Dù vậy, các em vẫn lãng phí thời gian hơn là có một giáo viên chỉ dẫn cho (người thầy đều trải qua chặng đường phát triển học thuật).
- “Thành tích tiếp cận 1500 điểm, chẳng hạn 1490 điểm là có thể đưa tôi vào trường Ivy League hoặc trường đại học xếp hạng thấp hơn”. Nếu bạn là người Mỹ gốc Á thì không phải như vậy, bởi vì theo luật dự thảo bình quyền, bạn phải nằm trong nhóm 25% người đứng đầu số điểm SAT mà nhà trường tiếp nhận thì mới có hy vọng. Vậy nên nếu nằm trong số nhóm 50% trung gian, từ 1450 điểm đến 1550 điểm, thì yêu cầu người Mỹ gốc Á phải đạt ít nhất 1550 điểm mới có cơ hội vào trường.
- Còn có một quan niệm sai lầm thường thấy liên quan đến thế nào được coi là “thành tích tốt”. Nếu thí sinh đạt điểm dưới 1300 thì không thể vào bất kỳ trường đại học nào. Đó là một sự đầu tư kém khôn ngoan. Thí sinh này sẽ không có cách nào đạt được thành công ở bất kỳ trường đại học đáng giá nào. Nếu đạt 1400 điểm, đây là thành tích tạm chấp nhận được, tương đương với một học kỳ trung học đạt điểm B toàn phần. Điểm 1500 trở lên là điều kiện cần thiết đối với Ivy League và các trường đại học có cùng chất lượng. Còn với các trường đại học khác (xếp hạng không quá cao), đó là mục tiêu mà những học sinh muốn bản thân có thành tích, tốt nghiệp xuất sắc trong lớp cần phải đạt được.
Trên cơ bản, bạn không thể đánh lừa qua kì thi SAT để đạt thành tích cao. Bạn phải biểu hiện được thực lực. Bạn cần có năng lực học tập với nền tảng vững mạnh, cần có kỹ năng học thuật cần thiết cho việc nghiên cứu cấp đại học thì mới có thể hoàn thành tốt bài thi SAT. Không thực sự phát triển năng lực học tập mà lại muốn điểm số cao, đó là một suy nghĩ sai lầm.
Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể đưa ra là: Hãy phát triển các kỹ năng học thuật càng sớm càng tốt khi còn ở trung học. Điểm số của bạn trong mỗi học kỳ ở trường trung học không liên quan nhiều đến điểm SAT trong tương lai, bởi vì trong thời gian học trung học, khả năng học tập hoặc kỹ năng học tập cấp đại học (bao gồm các khóa học AP) không được kiểm tra. Vì vậy, bất kể bạn đạt được tất cả điểm A hay tất cả điểm B, bạn cần dành thời gian riêng biệt để phát triển các kỹ năng học thuật theo yêu cầu của SAT.
Là cha mẹ, bạn lo lắng con mình sẽ không cân bằng điểm số học kỳ và phát triển các kỹ năng học thuật. Tốt hơn hết bạn nên bắt đầu phát triển các kỹ năng học thuật của con trẻ từ năm lớp 8. Đến khi vào trung học, trẻ có thể dành ít thời gian vào số điểm của mỗi thời kỳ học để có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ngoại khóa, thời gian để phát triển bản thân như một học giả trong tương lai. Cuối cùng, hãy tìm một học giả để làm giáo viên cho con bạn, bởi vì chỉ dựa vào tự học thì hiệu quả sẽ thấp.
PV: Vui lòng giới thiệu 2 sinh viên mà ông đã giúp đỡ, họ đã cải thiện điểm SAT và GPA như thế nào?
Al Shon: Một học sinh từng theo học tôi từ năm nhất trung học. Cậu ấy thích hoạt động thể dục, nhiều môn học thường đạt điểm B. Đến tháng thứ 3, tất cả thành tích này đều cải thiện, mẹ cậu cũng rất vui. Động lực về học thuật của cậu ấy tăng mức độ lớn, không chỉ chủ động tích cực học tập mà việc đọc sách cũng không cần giáo viên phải sắp xếp.
Khi cậu học sinh này đọc đến đoạn Socrates bày tỏ về quan điểm thế giới lý niệm (“Platonic Porms”), so với thế giới vật chất có thể chạm tới, nhìn thấy thì càng chân thực và vĩnh hằng hơn, cậu ta ngay lập tức tỉnh ngộ và khẳng định rằng Socrates đã đúng. Vào lúc này tôi biết công sức của mình đối với học sinh này đã đem lại tiến bộ rất lớn. Ngoài ra, cậu ta đã dành cả kỳ nghỉ Tết để đọc toàn bộ cuốn sách “Chúa tể của ruồi” (Lord of the flies), không phải để hoàn thành bài học về nhà mà bởi vì tôi đã từng đề cập đến việc em có thể đọc được một vài ý nghĩa trong tác phẩm văn học kinh điển của Socrates.
Một học sinh khác có thành tích toàn điểm A trước khi học với tôi. Cậu ấy là kiểu người hay nghi ngờ, ít nói, và tôi đã vượt qua một chút khó khăn để thuyết phục cậu ấy hãy theo tôi học tập. Về điểm số học kỳ, cậu ấy lo lắng rằng mình sẽ đạt điểm B trong một khóa học danh dự (Honours Courses) nhưng tôi lo lắng hơn về thái độ của cậu ấy đối với giáo dục. Thái độ của cậu ấy xuất phát từ việc cậu đã trải qua nền giáo dục “mô hình công xưởng” (giáo viên không ngừng giảng thuật cho sinh viên nhằm truyền kiến thức vào đầu não của học sinh, giáo viên chỉ có tương tác bề mặt với học sinh). Nhưng cậu ấy chưa từng thể nghiệm giáo dục thực sự là gì, giáo dục chân chính kích phát trí tuệ, phát triển và trưởng thành như thế nào.
Sau khi trải qua khóa học khoảng 4 tháng, cậu ấy bắt đầu thay đổi. Cậu ấy nhìn thấy mình có thể thành một vị lãnh đạo, một người có thể vận dụng ý thức hoài nghi của mình để phát hiện chân lý sự thật (chứ không phải thờ ơ với tồn tại chân lý). Tất nhiên cuối cùng cậu ấy cũng đạt điểm A, nhưng quan trọng hơn là cậu ấy bắt đầu chuyển biến thành một học giả. Tôi thấy rằng cậu ấy có một trí lực thiên phú, nhưng điều quan trọng hơn là, một học sinh biết nỗ lực hướng thiên phú của mình sang học thuật, chứ không phải chỉ để đạt được nhiều điểm A.
PV: Ông làm công tác giáo dục bao nhiêu năm rồi? Nhiệt tình đối với giáo dục của ông đến từ đâu? “Triết học” trong công tác và sinh hoạt của ông là gì?
Al Shon: Tôi là một giáo viên đã làm trong ngành giáo dục trên 10 năm. Giai đoạn đầu tôi dạy làm kiểm tra xét tuyển vào trường đại học Y MCATS (THE MEDICAL COLLEGE ADMISSION TEST) (Princeton Review). Bài kiểm tra có một phần gọi là CARS (Critical Analysis and Reasoning Section) về tính phân tích và lý luận phê bình. Trước đây gọi là “văn tự suy lý”, là phần kiểm tra khó đạt được điểm cao nhất, thậm chí đối với các sinh viên đến từ Stanford đây cũng là một thử thách.
Điều thú vị là về cơ bản thì giữa bài kiểm tra SAT và EBRW (Evidence –Based Reading and Writing) là có tương đồng, đọc và viết dựa vào chứng cứ làm cơ sở. Tiền thân được gọi là “văn tự suy lý”, dần dần tôi ý thức ra: 1) Sách lược luyện thi không thực sự hữu dụng. 2) Đọc các môn khoa học nhân văn (đặc biệt là triết học) là cách duy nhất có thể thực sự đề cao về phương diện này.
Niềm đam mê giáo dục của tôi xuất phát từ hy vọng rằng thế giới sẽ tiến bộ hơn. Khi còn là một luật sư chuyên quyền sáng chế, tôi không tin rằng công việc của mình có thể cải thiện xã hội. Chúng ta có thực sự cần thêm công nghệ cao không? Tôi thật sự hoài nghi vì xã hội ngày càng kém hạnh phúc và ngày càng bất ổn, mọi người nhận ra cuộc sống thiếu đi ý nghĩa. Nhiều người đã quen với các chủng loại hành vi trái đạo đức từ phương cách ăn mặc đến thái độ coi mình là trung tâm trong các quan hệ. Tỷ lệ ly hôn có thể đang giảm, nhưng điều này chỉ là do nhiều người cự tuyệt kết hôn. Thậm chí họ dọn về ở chung một nhà, giống như cưới mà không cử hành hôn lễ! Bởi vậy, hôn nhân đang sụp đổ, gia đình cũng sụp đổ, ngay cả nền tảng của xã hội cũng gặp khó khăn.
Giáo dục chân chính chính là nâng cao khả năng giải quyết cuộc sống của con người. Mọi người phải tự lý giải tại sao thế giới hiện tại lại như thế? Thiên tính của nhân loại như thế nào? Trong sinh hoạt con người nên làm thế nào (bao gồm đạo đức)? Chỉ như thế thì chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc, tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Các nhà giáo dục phương Đông và phương Tây truyền bá giáo dục chân chính như thế nào?
Khổng Tử hy vọng thay đổi thế giới, nhưng ông không thể tìm thấy vị trí có thể phát huy hết khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên ông có các đệ tử, một số đệ tử này lại có đệ tử của họ. Dần dần rất lâu sau khi Khổng Tử tạ thế, thế giới ngày càng cải biến theo chiều hướng nhân đức hơn, tính lương thiện của con người tại thế gian phát triển mạnh mẽ. Nếu không có Khổng Tử chân chính giáo dục các đệ tử, và đệ tử của ông lại trợ giúp học trò của mình tu luyện tự thân để có trí huệ và mỹ đức, thì sẽ không có xã hội thịnh vượng sau này.
Trong lịch sử có rất nhiều ví dụ tương tự, vua Sejong đại đế (King Sejong the Great) của Triều Tiên cổ đại đã phát minh ra bảng chữ cái phiên âm để thúc đẩy nền giáo dục, để khoa học trở nên có trí tuệ và có đạo đức hơn. Vua Alfred đại đế (King Alfred the Great) của nước Anh cổ đại, dù phần lớn thời gian trong cuộc đời ông là không biết chữ, nhưng ông dốc sức vào việc giáo dục bản thân, bồi dưỡng trí tuệ và chính nghĩa.
Socrates trình bày rõ cơ sở để khám phá sự thực và chân lý. Vô luận là đạo đức hay khoa học, các học trò nổi tiếng của ông như Plato và Aristotle vẫn tiếp tục kiến thiết trên những nền tảng này. Sau đó mới có nền văn minh phương Tây và thành tựu tương lai. Giáo dục luôn luôn là nền móng và mấu chốt của đạo đức xã hội. Nền giáo dục như vậy siêu việt khỏi năng lực đọc và viết, chỉ biết đọc và viết là chưa đủ. Đọc phải hiểu thâm thúy, viết phải hay và đẹp, suy nghĩ sâu sắc, vận dụng sáng tạo, đó mới là điều quan trọng.
Giống như người nông dân bón phân, làm cỏ, tỉa cành, cắt lá
Tôi hy vọng rằng các học trò của mình có thể làm cho thế giới phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, giống như học trò của Khổng Tử và Socrates đã làm. Giáo lý của họ trong lịch sử là không gì có thể so sánh được. Mặc dù họ không nhìn thấy những biến đổi tích cực mà họ hy vọng trong cuộc đời mình, nhưng ảnh hưởng của di sản mà họ với vai trò của người thầy để lại đối với toàn bộ lịch sử của phương Đông và phương Tây là không không thể phủ nhận.
Một người nông dân gieo hạt giống xuống đất. Hạt giống tuy rất nhỏ nhưng lại là cơ sở của mọi sự trưởng thành. Người nông dân vun bón cho hạt giống, trừ bỏ cỏ dại, tưới nước và bón phân cho đất, cắt tỉa cây cối và hoa màu khi chúng đang sinh trưởng, đây là cách bồi dưỡng. Bộ não của học sinh giống như đất, còn ý tưởng, khái niệm, lý giải… là hạt giống. Dọn sạch cỏ dại là giải trừ những sai lầm và hiểu lầm, khi hoa màu bắt đầu sinh trưởng, tôi có thể tỉa bỏ đi những cành lá dư thừa, trong cạnh tranh sẽ khiến cho cành nhánh càng sinh trưởng mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, toàn bộ con người sẽ phát triển mạnh mẽ.
Hồi báo lớn nhất trong giáo dục là nhìn thấy được một người lớn lên và trưởng thành ở tầng diện trí tuệ. Đợi khi anh ta rời khỏi trường lớp thì đã là một thanh niên năng động tích cực, là một thanh niên khác biệt so với trước kia. Tôi kỳ vọng là học trò của mình sau này sẽ có được những thành tích đáng kể trong tương lai.
Vương Văn Húc
Thuỷ Châu biên dịch
Xem thêm: