Theo các chuyên gia, sự tập trung vào quy định tài chính để giảm nhẹ biến đổi khí hậu là đáng báo động
Vấn đề tuân thủ các nghĩa vụ nhận ủy thác, sự thiếu chuyên môn và tính độc lập của các cơ quan quản lý.
Để bắt đầu tiếp cận hàng ngàn tỷ USD cần thiết để chuyển đổi sang năng lượng xanh, các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng biện minh rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với hệ thống tài chính và sử dụng các quy định để hướng nguồn tài trợ khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, các chuyên gia rất nghi ngờ. Họ nói rằng xu hướng này có thể làm giảm sự độc lập của các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tài chính với chính phủ, và rằng những cơ quan giám sát hệ thống tài chính này không có chuyên môn cụ thể để đối phó với biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý đầu tư có nghĩa vụ ủy thác đối với khách hàng của họ.
Ông Ross McKitrick, Giáo sư kinh tế Đại học Guelph chuyên về môi trường, năng lượng và chính sách khí hậu, nói với The Epoch Times, nhiệm vụ ủy thác của các nhà quản lý quỹ — nghĩa vụ pháp lý của họ là hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng — ngăn việc “vơ vét tiền tiết kiệm hưu trí của mọi người để theo đuổi các mục tiêu môi trường của [các nhà hoạch định chính sách’].”
Ông McKitrick nói, nếu các khoản đầu tư xanh là hợp lý và kiếm được tỷ suất sinh lợi cạnh tranh, thị trường sẽ tìm kiếm chúng và mọi người sẽ đầu tư vào chúng— mà không cần nhiều lời ngụy biện về tài chính khí hậu.
Ông nói thêm, “Nhưng điều đó sẽ xảy ra thông qua các quy trình thị trường thông thường, không phải thông qua các chính phủ, các nhà hoạch định trung ương ép buộc tiền phải chảy vào đó.”
Những lo ngại như vậy đang thách thức quan điểm của các nhà hoạch định chính sách như ông Mark Carney, đặc phái viên của Liên hợp quốc về hành động khí hậu và tài chính.
Cựu thống đốc của cả Ngân hàng Canada và Ngân hàng Anh, phát biểu trên tờ “What Next?” podcast vào ngày 11/11, cho biết gánh nặng của chi phí cao khủng khiếp khi chuyển đổi sang năng lượng xanh” chỉ có thể thực sự đến từ khu vực tư nhân … Các chính phủ không có tiền hoặc nói thẳng ra là chuyên môn để giải quyết những vấn đề này theo quy mô đó.”
Hơn 130 ngàn tỷ USD vốn tư nhân được cho là cam kết thực hiện “các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero) dựa trên khoa học và các mốc quan trọng trong ngắn hạn của nó” dưới sự chỉ đạo của ông Carney với tư cách là người đứng đầu Liên minh Tài chính Glasgow vì Net Zero (GFANZ), một liên minh toàn cầu của các tổ chức tài chính “cam kết đẩy nhanh quá trình khử cacbon của nền kinh tế.”
Ông John H. Cochrane, thành viên cấp cao tại Viện Hoover của Stanford và là cựu giáo sư kinh doanh của Đại học Chicago, cho biết trong một bài đăng trên blog hôm 19/11 “Một chuyện hoang đường tiện lợi: Rủi ro khí hậu và hệ thống tài chính” mà, “ngay cả trong những suy đoán khoa học cực đoan nhất,” [cũng] không có gì ủng hộ khả năng biến đổi khí hậu có thể gây ra sự sụp đổ của hệ thống tài chính như năm 2008 hoặc tệ hơn.
Ông nói: “Rủi ro khí hậu đối với hệ thống tài chính là một đại xảo ngôn.”
Ông Cochrane cho biết một trong những lý do khiến quy định tài chính ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu là do những người ủng hộ chính sách khí hậu muốn loại bỏ các ngành nhiên liệu hóa thạch.
Ông chỉ ra rằng các nhà quản lý tài chính không phải là các nhà khoa học về khí hậu, và lưu ý rằng vấn đề là phong trào có động cơ chính trị cho rằng tài trợ cho các khoản đầu tư “sai lầm”— nhiên liệu hóa thạch — là thứ thể hiện “rủi ro của hệ thống tài chính đối với khí hậu.”
Ông Cochrane nói: “Là viển vông khi cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ tìm ra những gì cần loại bỏ, những gì cần trợ cấp, và cách xếp hạng các ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào khí hậu.”
“Một nỗ lực trung thực, lý trí để xem xét những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính, cùng với thái độ khiêm tốn của các cơ quan quản lý về khả năng dự báo được chúng, là một ý tưởng hay.”
Bảo vệ nghĩa vụ ủy thác đối với khách hàng
Tại Hội nghị Các bên trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc hôm 03/11, ông Carney cho biết, “Mục tiêu của chúng tôi đối với COP26 là xây dựng một hệ thống tài chính trong đó mọi quyết định đều có tính đến biến đổi khí hậu”, đồng thời nói thêm rằng “làm như vậy sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mới triệt để để huy động tài chính tư nhân với quy mô chưa từng có.”
Tuy nhiên, những người tham gia cuộc tham vấn về biến đổi khí hậu do cơ quan quản lý ngân hàng của Canada thực hiện cho biết các tổ chức tài chính có thể quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu thông qua các khuôn khổ quản trị và quản lý rủi ro hiện có, cùng với các công cụ mới như phân tích kịch bản liên quan đến khí hậu. Hôm 12/10, Văn Phòng Giám sát các Tổ chức Tài chính (OSFI) đã công bố thông tin phản hồi từ hơn 70 trả lời, trong đó có các định chế tài chính và quỹ hưu trí do liên bang quản lý.
Về việc tích hợp các yếu tố ESG (môi trường, xã hội, và quản trị) trong các quyết định đầu tư, những người được hỏi cho biết các kế hoạch hưu trí nên xem xét liệu các yếu tố đó “có liên quan đến hiệu quả tài chính của một khoản đầu tư tuân theo nghĩa vụ ủy thác đối với nhà quản lý quỹ là phải hành động thận trọng hay không.”
OSFI báo cáo: “Có một đồng thuận chung rằng bất kỳ hướng dẫn mới nào liên quan đến khí hậu của OSFI đều phải dựa trên nguyên tắc và phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu mà chúng tồn tại, đồng thời xem xét bối cảnh của Canada.”
Những người được hỏi nói với OSFI rằng, để đảm bảo các tổ chức tài chính được chuẩn bị sẵn sàng và có khả năng chống chịu với các rủi ro liên quan đến khí hậu, không nhất thiết phải yêu cầu họ phải nắm giữ một số vốn tối thiểu mới, để giúp chịu được thiệt hại từ bất kỳ số rủi ro nào. Thay vào đó, sự giám sát và kỷ luật thị trường—chấp nhận rủi ro một cách thận trọng— có thể là đủ rồi.
Tuy nhiên, OSFI đang tiến lên phía trước với cam kết xanh. Tổ chức này đã công bố tư cách thành viên của mình trong Mạng lưới các Ngân hàng Trung ương và Giám sát quốc tế để Xanh hóa Hệ thống Tài chính (NGFS) hôm 20/11.
Giám đốc OSFI Peter Routledge cho biết trong một tuyên bố, “Tư cách thành viên của OSFI trong NGFS là một cột mốc quan trọng, mặc dù không phải là cuối cùng, trong nỗ lực của chúng tôi nhằm giải quyết rủi ro biến đổi khí hậu giữa các tổ chức tài chính và các quỹ hưu trí của Canada.”
Trong cam kết về biến đổi khí hậu cho COP26, được công bố hôm 03/11, Ngân hàng Canada đặt mục tiêu định lượng rủi ro khí hậu cho biết điều này sẽ hỗ trợ trong việc “phân phối vốn hiệu quả cho các khoản đầu tư bền vững hơn và hỗ trợ sự ổn định của hệ thống tài chính.”
Nhưng, theo cựu nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Raghuram Rajan, người cũng là cựu thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, việc thúc đẩy đầu tư bền vững không phải là trách nhiệm của các ngân hàng trung ương, là nơi có các cam kết chính sách quan trọng khác.
Theo một bài báo của Reuters ngày hôm sau đó, ông Rajan đã nói với Diễn đàn Thị trường Toàn cầu của Reuters hôm 25/08 rằng, “Các ngân hàng trung ương nên tránh xa các lĩnh vực định hướng có tính chính trị không thông qua luật pháp như đầu tư ‘xanh’, vì nhiệm vụ của họ trong việc cung cấp sự ổn định tài chính và tiền tệ đã khá rộng.”
Thiếu chuyên môn
Ngân hàng Trung ương Canada đang phát triển các mô hình mới và các nguồn dữ liệu để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương này cho biết: “Sự gia tăng liên quan đến khí hậu về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không carbon thấp gây rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính.”
Chuyên gia chính sách tiền tệ Steve Ambler, giáo sư kinh tế tại Đại học Québec à Montréal, đồng tình với ông Cochrane rằng biến đổi khí hậu không gây ra mối đe dọa cho hệ thống tài chính và không có ngân hàng trung ương nào có chuyên môn trong nội bộ để đối phó với biến đổi khí hậu.
Đối với ông, một vấn đề khác đang cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của việc sử dụng qui định về tài chính để đối phó với biến đổi khí hậu.
Ông Ambler nói với The Epoch Times: “Chỉ cố gắng thiết lập các khuôn khổ tốn kém cho các công ty tài chính và toàn bộ ngành tài chính để công bố rủi ro khí hậu — tôi nghĩ về mặt phân tích chi phí-lợi ích, tôi có thể thấy rằng nó có thể cực kỳ tốn kém. Tôi không thực sự thấy rằng nó sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích.”
“Nếu quý vị có các ngân hàng chi tiền thuê người để họ viết các tài liệu công bố rủi ro khí hậu phức tạp này, quý vị có thể muốn họ làm điều tương tự liên quan đến rủi ro của bất kỳ cuộc chiến tranh nhiệt hạch nào, tiểu hành tinh tấn công quý vị.”
Một cách tiếp cận tốt hơn
Hoa Kỳ cũng đang cố gắng áp dụng các quy định tài chính để chống lại biến đổi khí hậu — thông qua lệnh hành pháp hôm 20/05 từ Tổng thống (TT) Joe Biden.
Tuy nhiên, tổ chức nghiên cứu The Heritage Foundation có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn cho biết một cách tiếp cận tốt hơn nhiều sẽ là cho phép các công ty tự quản lý rủi ro của họ mà không cần bắt buộc của chính phủ.
“Quốc hội nên cấm các cơ quan quản lý ngân hàng xem xét các mục tiêu chính trị hoặc xã hội, bao gồm cả biến đổi khí hậu, trong việc giám sát và kiểm tra các ngân hàng hoặc các nghiệp đoàn trong ngành tín dụng.” Trong báo cáo hôm 24/06 Quốc hội cho biết: Sử dụng Quy định Tài chính để Chống lại Biến đổi Khí hậu: Một trận chiến thua cuộc. ”
The Heritage Foundation cho biết, “Với những bất ổn to lớn xung quanh các dự đoán về biến đổi khí hậu và mối liên hệ lâu dài giữa công khai tài chính và, ví dụ, lượng khí thải, các quy định dựa trên những ước tính như vậy khó có thể ảnh hưởng đến khí hậu và sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế.”
Ông Cochrane cho biết tất cả đều khiến sự độc lập của các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tài chính với chính phủ ngày càng bị xâm phạm. Ông Ambler đồng ý.
Ông nói, “Bản thân các chính trị gia không sẵn sàng làm những điều khiến người nộp thuế tức giận và [thực hiện] những hành động sẽ gây tốn kém. Vì vậy, họ chỉ chuyển trách nhiệm cho các chủ ngân hàng trung ương.”
Ông Rahul Vaidyanath là nhà báo của The Epoch Times ở Canada. Các lĩnh vực chuyên môn của ông bao gồm kinh tế, thị trường tài chính, Trung Quốc, quốc phòng và an ninh. Ông đã làm việc cho Ngân hàng Canada, Tập đoàn Cho vay thế chấp và Nhà ở Canada, và các ngân hàng đầu tư ở Toronto, New York và Los Angeles.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: