Thêm quế vào bữa ăn hàng ngày của bạn có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Ở Hoa Kỳ, quế là gia vị nổi tiếng thứ hai sau tiêu đen, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông. Người ta thích dùng quế để làm đậm đà khẩu vị món ăn. Bạn có biết quế trong món cà phê sữa hay bánh quy vị gừng yêu thích đã từng được xem như một món xa hoa, cao cấp, quý hiếm mà chỉ các pharaoh quý tộc có thể thưởng thức?
Vào thời Trung Hoa cổ đại, quế được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều căn bệnh. Những nghiên cứu gần đây đã tìm thấy rằng quế có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, và kháng khối u. Quế còn có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và bệnh Alzheimer.
Quế là gì?
Quế là vỏ cây quế khô, thuộc về họ cây vân sam long não. Quế đã được sử dụng trên toàn thế giới hàng ngàn năm và được ghi chép ngay cả trong Kinh thánh và những quyển sách Ai Cập và Trung Hoa cổ xưa.
Ở Ai Cập, người ta dùng quế trong bảo quản và trong các nghi thức tôn giáo. Trong số những người Âu châu thời Trung cổ, họ dùng quế để phô trương địa vị xã hội nếu có đủ khả năng mua.
Theo “Thần Nông bản thảo kinh”, là quyển sách cổ điển quan trọng trong Đông Y được viết vào thời Trung Hoa cổ đại, quế có vị cay, ấm, không độc hại. Trong Đông Y, quế là cây thuốc giữ ấm kinh mạch tỳ, thận, tim, và gan và lưu thông mạch. Quế cũng là thuốc giảm đau tự nhiên và được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều loại bệnh.
Đông Y khám phá rằng có 12 kinh mạch trong cơ thể người, bao gồm phế kinh, đại trường kinh, vị kinh, tỳ kinh, tâm kinh, tiểu trường kinh, bàng quang kinh, thận kinh, tâm bào kinh, tam tiêu kinh, đảm kinh, và can kinh.
Các đường kinh mạch chịu trách nhiệm vận chuyển “khí” (năng lượng thiết yếu) và “máu” khắp cơ thể. Khí và máu tuần hoàn để duy trì sự cân bằng và ổn định trong các mô và cơ quan khác nhau. Do đó, giữ ấm đường kinh mạch có thể giúp ích cho sự vận chuyển khí và máu và giúp chúng ta khỏe mạnh.
Do bản chất vạn năng, quế là một trong những thảo dược phổ biến nhất mà các bác sĩ Đông Y sử dụng để điều chỉnh sức khỏe toàn diện.
Siêu năng lực của quế
Một vài nghiên cứu khoa học đã tìm ra rằng quế có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và kháng khối u. Quế điều hòa glucose máu, giảm cholesterol, cân bằng hệ miễn dịch, và có lợi cho hệ tim mạch. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quế có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer.
Bác sĩ Lin Yipu, bác sĩ lâm sàng tại Phòng khám Đông Y truyền thống YunDing, nói rằng quế có sáu tác dụng được chứng minh có tính khoa học.
Đẩy mạnh chuyển hóa
Nhiều nhân viên văn phòng thích thêm chút bột quế vào cà phê để tạo mùi thơm phưng phức. Quế cho vào cà phê không chỉ sự thúc đẩy chuyển hóa của cà phê, mà còn làm tăng cảm giác no và ức chế sự thèm ăn để cải thiện giảm cân.
Giảm đường máu và chống lại bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu tìm thấy rằng tiêu thụ 200mg quế cho mỗi kg trọng lượng cơ thể trong sáu tuần liên tiếp giảm triglyceride và cholesterol toàn phần trong máu đối tượng một cách đáng kể.
Polyphenol trong quế đẩy mạnh chuyển hóa lipid và hạn chế peroxy hóa lipid gan.
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Các nghiên cứu cho thấy rằng quế có các thuộc tính kháng khuẩn đa dạng và được cho thấy là hoạt động với tụ cầu khuẩn vàng, vi khuẩn Escherichia coli (gây tiêu chảy), vi khuẩn Salmonella typhoid (gây bệnh thương hàn), và một số loại nấm.
Tác dụng kháng viêm, kháng ung thư và kháng khối u
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quế có tác dụng kháng viêm bằng cách kích hoạt các thụ thể tế bào sống phát triển cơ thể Peroxidase và ức chế hoạt động của COX-2 (tham gia tổng hợp những prostaglandin gây ra những triệu chứng viêm) và NF-kappaB. Trong khi đó, ngăn chặn sản sinh hai chất này trong cơ thể có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Quế cải thiện sự ngon miệng, giảm sưng phù, đẩy mạnh tiêu hóa, và kích thích sự chuyển động của ruột và dạ dày.
Đồng thời, dầu quế bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương gốc tự do trong khi giảm nguy cơ loét dạ dày. Các thuộc tính khác có giá trị của dầu quế (thường được gọi là tinh dầu quế): ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (gây viêm loét dạ dày tá tràng) và giảm nguy cơ viêm dạ dày kinh niên và ung thư dạ dày.
Tiềm năng điều trị sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson
Nghiên cứu cho thấy quế có thể nâng cao các trục yếu tố thần kinh từ não (BDNF) và NT-3 trong bộ não, do đó bảo vệ các tế bào và làm chậm quá trình oxy hóa, mà được mong đợi là một trong những liệu pháp cho bệnh Parkinson. Thêm vào đó, quế cũng có thể giảm sự kết tụ protein Tau bất thường và sự hình thành sợi thần kinh trong não bộ, do đó có thể ngăn chặn bệnh Alzheimer.
Thêm quế vào bữa ăn hàng ngày của bạn
(1) Kết hợp quế và món tráng miệng là cách phổ biến nhất mà người ta thưởng thức quế. Thêm bột quế khi làm món tráng miệng, như bánh cuộn quế, bánh táo, bánh bông lan và quế trong món bánh mì nướng kiểu Pháp
(2) Cho quế vào món cháo điểm tâm, súp, barbecue, cà ri, và những món ăn khác.
(3) Thêm những thỏi quế vào thức uống, dù là cà phê, trà đen, cacao nóng, hay ngay cả rượu vang đỏ. Hay bạn có thể rắc quế vào món cà phê sữa bí đỏ.
“Mặc dù quế có nhiều lợi ích, nếu tiêu thụ quá nhiều, giống như những thức khác, nó có thể gây ra tác dụng phụ,” bác sĩ Lin nói. “Lượng coumarin trong quế khá cao. Tiêu thụ quá mức trong một chu kỳ kéo dài có thể gây ra hepatotoxicity, là chất gây độc cho gan. Nó sẽ làm tổn thương gan và thận. Do đó, tốt nhất là dùng khoảng 6g (0.2 ounce) quế hàng ngày.
Ai nên tránh dùng quế
Bác sĩ Lin cũng nói rằng những bệnh nhân thiếu dương và nóng gắt trong cơ thể, mang thai, hay bị bệnh xuất huyết nên tránh dùng quế, vì quế có thể gây nhiệt, khô và chảy máu đáng kể.
Phụ nữ mang thai nên cẩn thận không dùng quá nhiều quế bởi nó có thể độc hại cho cả mẹ và em bé.
Quế cũng là chất pha loãng máu tự nhiên, vậy nên ai bị chứng máu loãng nên tư vấn với bác sĩ trước khi dùng quế với bất kỳ lượng đáng chú ý nào.
Ghi chú của dịch giả :
(*) Protein Tau : loại protein tiết ra chất độc làm tổn thương não và khiến não dần suy thoái. Nó thay đổi hình dạng và tự tổ chức thành các cấu trúc được gọi là đám rối sợi thần kinh cũng có thể là nguyên nhân bệnh Alzheimer. Nếu không có gen ApoE, “tau” thường không hoạt động đủ mạnh mẽ và rất ít làm hại đến các tế bào não.
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times