Thêm nhiều ca nhiễm ở Dương Châu, khách sạn cách ly quá tải, mô hình chống dịch của Trung Cộng gặp thách thức
Virus Trung Cộng (virus COVID-19) đang hoành hành trên gần một nửa diện tích Trung Quốc. Tính đến ngày 10/8, đã có tổng 234 khu vực có nguy cơ cao và trung bình ở Trung Quốc. Tại Dương Châu, nơi dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng nhất, trong 9 ngày liên tiếp ghi nhận hơn 30 ca mắc mỗi ngày. Nhân viên khách sạn địa phương cho biết, số lượng người bị cách ly tăng đột ngột khiến các khách sạn đều quá tải, nên phải phân tán ra nhiều nơi ở Giang Tô để kiểm dịch.
Virus lây lan nhanh chóng khiến mô hình phòng chống dịch bệnh “không ca mắc” của Trung Cộng đang gặp thách thức
Đợt dịch mới do sân bay Nam Kinh gây ra vào tháng trước đã lây lan ra 17 tỉnh thành và khu vực ở Trung Quốc. Tính đến ngày 10/8, Trung Quốc đã có 20 vùng có nguy cơ cao và 214 vùng có nguy cơ trung bình. Theo mô hình phòng chống dịch “không ca mắc” của Trung Quốc, không chỉ các tỉnh thành có ca mắc phải phong tỏa mà toàn bộ người dân cần ráo riết làm xét nghiệm acid nucleic. Cơ quan chức năng thậm chí còn thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn như đóng đinh vào cửa niêm phong nhà, bắt giữ những người phản kháng v.v.
厉害国确实厉害! — 八九季风 (@jhf8964) August 9, 2021
先是停发护照,不让你出国门;现在是封门闭户,连你自己家都不让出了! https://t.co/STWOWolGzu
Số ca mắc mới ở Dương Châu tăng cao, khách sạn quá tải
Vào ngày 11/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo rằng trong nước đã ghi nhận 111 ca mắc mới vào ngày 10/8. Trong đó có 83 ca mắc ở địa phương, phân bố lần lượt ở Giang Tô 54 ca, Hồ Bắc 14 ca, Hà Nam 7 ca, Hồ Nam 5, Vân Nam 2 ca và Bắc Kinh 1 ca.
54 ca mắc mới ở Giang Tô vào ngày 10/8 đều thuộc thành phố Dương Châu. Dữ liệu cho thấy, trong 9 ngày liên tiếp Dương Châu đã ghi nhận hơn 30 ca mắc mới mỗi ngày. Bắt đầu từ ngày 11, ba khu vực được điều chỉnh thành khu vực rủi ro cao, còn khu vực rủi ro trung bình đã tăng lên thành 95 khu vực.
Ông Lý, chủ nhà hàng tại quận Cung Giang, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề ở Dương Châu, nói với Epoch Times rằng, Dương Châu hiện là nơi diễn ra dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc. Giờ các cửa hàng ở Dương Châu đã đóng cửa, toàn thành phố đã bị phong toả. Tại những cộng đồng không có dịch, mỗi nhà chỉ được ra ngoài mua hàng 3 ngày 1 lần, còn ở cộng đồng có dịch thì toàn bộ người dân đều lên hết xe bus để đưa đi cách ly.
‘“Những ai từng tiếp xúc với bệnh nhân đều bị đưa đi cách ly 14 ngày. (Giờ số người bị đưa đi cách ly) quá đông, rất nhiều khách sạn đều đã kín chỗ. Nhưng còn nhiều người vẫn chưa bị đưa đi cách ly, hết chỗ rồi, vì chỉ có từng đấy khách sạn. Bao nhiêu người, tiếp xúc cự ly gần, xem tin tức thì chắc khoảng hơn 7,000 người.”
Theo cơ quan chức năng thông báo, kể từ khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 28/7, đến ngày 11/8, Dương Châu đã ghi nhận tổng số 448 ca mắc tại địa phương (số ca mắc thực tế có thể còn cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo).
Ông Lý cho biết việc kiểm soát hiện giờ vô cùng nghiêm ngặt, cơ quan chức năng phải sàng lọc các trường hợp dương tính nên mọi người đều cần xét nghiệm acid nucleic, “đây là điều bắt buộc. Chẳng hạn, bạn không làm xét nghiệm, ví dụ bạn được thông báo cần đi xét nghiệm lần thứ mấy, nhưng bạn không đi hoặc chưa đi, thì mã sức khoẻ của bạn sẽ đổi sang màu vàng. Sau khi đổi sang màu vàng, thì bạn không được phép đi đâu cả, mà phải đi cách ly 14 ngày.”
Theo số liệu, Dương Châu có hơn 4 triệu dân số thường trú và hơn 1.7 triệu dân số ở khu đô thị chính. Kể từ ngày 9/8, khu đô thị chính đã tiến hành đợt xét nghiệm acid nucleic thứ 5 trên quy mô lớn. Ông Lý nói rằng, theo tình hình hiện tại, phải xét nghiệm acid nucleic ít nhất hàng chục lần. “Giờ đã xét nghiệm lần thứ năm, chắc là vẫn phải là làm tiếp, đến khi các ca dương tính dần dần được sàng lọc ra, cuối cùng không còn một ai mới thôi.”
Nhân viên của một khách sạn ở Khu phát triển Hán Giang, thành phố Dương Châu, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nói với Epoch Times vào ngày 10 rằng, do số lượng người phải cách ly ngày càng tăng, khách sạn ở Dương Châu đã quá tải. Hiện mọi người được cách ly phân tán tại nhiều nơi ở Giang Tô.
“Trong cộng đồng mà phát hiện một ca mắc, tất cả cư dân trong tòa nhà đó phải cách ly để theo dõi. Có những cộng đồng, người dân của cả toà nhà đều bị đưa đi, những người bị đưa đi vô cùng đông, cứ hết toà này đến tòa khác. Có nơi còn cả cả làng bị đưa đi cách ly. Nếu cả một cộng đồng bị đưa đi cách ly hết, thì Dương Châu sẽ hết chỗ ở. Giờ đều đưa đến Diêm Thành, Trấn Giang để cách ly. Cách ly phân tán ở khắp Giang Tô.”
Mô hình phòng chống dịch bệnh “Không ca mắc” của Trung Cộng gặp thách thức
Nhà bình luận về vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất nói với Epoch Times rằng, mô hình chống dịch của Trung Cộng vẫn đang theo đuổi “không ca mắc”, “tức là hễ xuất hiện ca mắc, liền phải áp nó xuống, ép nó phải luôn duy trì trong mô hình này.”
Cuối tháng trước, tình hình dịch bệnh ở Nam Kinh trở nên trầm trọng, nhanh chóng lây lan sang 15 tỉnh thành ở Trung Quốc và tiếp tục gia tăng. Vào ngày 30/7, có người đã đăng lên Twitter hình ảnh Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan đích thân đến Nam Kinh để thị sát công tác phòng dịch.
Cũng có thông tin trên Internet rằng sau khi đến Nam Kinh, bà Tôn Xuân Lan đã yêu cầu cách ly tất cả hơn 20,000 người ở sân bay và các khu vực có nguy cơ cao ở Lộc Khẩu trong khi Nam Kinh cho biết, hiện chỉ có hơn 7,000 phòng trong khu vực. Bà Tôn nói trực tiếp tại hội nghị, sẽ giao quyền cho người nào tìm được điểm cách ly. Vào buổi tối cùng ngày, 200 xe buýt đã được điều động từ Nam Kinh và đưa hơn 20,000 người này đi cách ly tập trung.
“Hệ thống của Trung Cộng quyết định mô hình chống dịch của nó.” Ông Lý Lâm Nhất nói, phương pháp chống dịch của Trung Cộng thực chất là một mệnh lệnh hành chính, “hơn nữa còn là mệnh lệnh cực quyền, trên nói dưới phải nghe. Một quan chức từ trung ương đến và yêu cầu cách ly 20,000 người, không một nước nào trên thế giới có thể làm được điều này trừ Trung Quốc. Vì pháp luật không cho phép họ, chỉ có Trung Cộng mới có thể làm được.”
Ông Lý Lâm Nhất nói rằng, việc chống dịch của Trung Cộng xuất hiện một vấn đề, đó là mô hình chống dịch của nó khác hoàn toàn với mô hình của thế giới. “Giống như Hoa Kỳ, có rất nhiều ca mắc, nhưng vẫn mở cửa. Nước Anh cũng có rất nhiều ca mắc, cũng là mở cửa. Hơn nữa những quốc gia này còn có thể qua lại với nhau. Còn Trung Cộng thì lại sợ có người bị mắc COVID-19 rồi lây nhiễm sang Trung Quốc nên kiểm soát rất nghiêm ngặt. Không ai được vào Trung Quốc, có tin rằng có 98% hộ chiếu không được phê duyệt. Kể cả người Trung Quốc cũng không được ra ngoài, cả nước Trung Quốc giờ đang cô lập với thế giới bên ngoài.”
Ông Lý cho rằng, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, Trung Quốc sẽ không thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đến tận Thế vận hội mùa đông 2022. Biện pháp phòng chống dịch của Trung Cộng chắc chắn sẽ được điều chỉnh, “bởi vì hiện đã phát hiện vấn đề, chính là không thể tiêu diệt hoàn toàn virus, cách phòng dịch của họ quá khác biệt so với thế giới, khiến họ cô lập hoàn toàn với thế giới. Cũng chính là nói, mô hình chống dịch của Trung Cộng không thể duy trì được lâu, mà nó chỉ cầm cự được trong một khoảng thời gian.”
“Hơn nữa, có thể thấy rằng, nền kinh tế nước này đang ngày càng tồi tệ. Nếu kéo dài thời gian, những nhà máy có vốn nước ngoài sẽ gặp vấn đề.”
Thời báo Kinh Doanh Đài Loan ngày 10/8 đưa tin, Dương Châu là thành phố kinh tế thứ 37 của Trung Quốc. Các doanh nghiệp của thành phố gồm Tập đoàn Dũng Phong Dư (vốn từ Đài Loan), Chi nhánh Nghi Chinh của SAIC Volkswagen, Tập đoàn hoá chất Dương Nông, Giang Tô, v.v. Hiện sân bay Dương Châu đã bị đóng cửa, các chuyến bay chở khách và hàng hóa đều bị huỷ, thương mại xuất nhập khẩu bị cản trở,v.v. Liệu hiệu ứng Dương Châu có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hay không trở thành mối quan tâm hàng đầu của dư luận.
Do Cao Tĩnh, Dịch Như thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: