Thêm một triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới vào tuần trước đã đến mức khoảng 1 triệu người, cho thấy sự suy yếu của thị trường lao động đang tiếp diễn trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi đáng kể khỏi cuộc suy thoái do COVID-19.
Bộ Lao động cho biết trong một thông cáo vào ngày 27 tháng 8 (pdf), các đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của tiểu bang, sau khi được điều chỉnh yếu tố theo mùa, lên đến 1,006 triệu cho tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 8, so với 1,104 triệu trong tuần trước.
Số người thất nghiệp lần đầu tiên trong nhiều tháng giảm xuống dưới 1 triệu cách đây 3 tuần, làm tăng kỳ vọng rằng thị trường lao động tiếp tục theo quỹ đạo phục hồi đầy hy vọng. Tuy nhiên, các đơn xin hàng tuần ổn định ở mức khoảng một triệu làm gia tăng mối lo ngại rằng, thổi phồng quá mức việc phục hồi kinh tế hình chữ V có thể giữ nguyên hoặc tạo ra một đợt suy thoái sâu khác.
“Rõ ràng chúng ta đang ở trong giai đoạn thứ hai của quá trình phục hồi, được thúc đẩy bởi các yếu tố nền tảng hơn là bởi sự gia tăng thuần túy các hoạt động khi các hộ gia đình tái tham gia vào nền kinh tế”, James Knightley, trưởng nhóm kinh tế quốc tế tại ING ở New York, cho biết. “Điều này củng cố quan điểm của chúng tôi rằng sự phục hồi hình chữ V sẽ không xảy ra và nền kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi lại được toàn bộ sản lượng đã mất cho đến giữa năm 2022”.
Sự tăng trưởng kinh tế kéo dài kỷ lục của Mỹ với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,5% đã bị cắt ngắn do sự bùng phát virus Trung Cộng. Việc đóng cửa và ngừng các hoạt động kinh doanh đã khiến thị trường lao động suy yếu, với 20,5 triệu việc làm bị mất và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 14,7% vào tháng 4, đều là mức kỷ lục kể từ sau Thế chiến II.
“Nó quá tệ. Các tác động đến sức khỏe và kinh tế thật bi thảm. Khó khăn và đau buồn xảy ra khắp mọi nơi”, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói về cuộc suy thoái liên quan đến virus Trung Cộng trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng Hòa. Trong đó, ông lưu ý rằng chính quyền Trump có kế hoạch đưa ra một đợt cắt giảm thuế khác để thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và đưa nền kinh tế trực tuyến trở lại.
Một báo cáo độc lập từ Bộ Thương mại vào ngày 27 tháng 8 xác nhận, trong quý thứ hai, nền kinh tế đã chịu đựng suy giảm sâu nhất trong ít nhất 73 năm trở lại đây. GDP trong quý trước sụt giảm với tốc độ 31,7% so với cùng kỳ năm trước, theo dự đoán lần thứ hai của chính phủ. Trong khi con số điều chỉnh có sự tăng nhẹ so với con số ước tính âm 32,9% vào tháng 7 của cơ quan này, con số này vẫn khẳng định mức độ giảm sâu lịch sử của đợt suy thoái do đại dịch.
Thông cáo của Bộ Lao động cũng cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục gửi đến, phản ánh số lượng người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp sau khi đã xin hỗ trợ ban đầu, giảm 223.000 trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 8, xuống còn khoảng 14,5 triệu. Tổng số người đề nghị các khoản phúc lợi thuộc tất cả các chương trình, trong tuần kết thúc vào ngày 8 tháng 8, chỉ là hơn 27 triệu, giảm hơn 1 triệu so với tuần trước.
Con số thất nghiệp của Bộ Lao động đã tăng thêm sức nặng cho quan điểm của các nhà kinh tế về một con đường gập ghềnh để phục hồi kinh tế.
Các biên bản cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 7, được công bố vào ngày 19 tháng 8, cho thấy các quan chức cảnh báo về mức độ không chắc chắn “cực kỳ cao” đối với triển vọng nền kinh tế và cho biết họ dự kiến đại dịch sẽ tiếp tục gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ.
Nhấn mạnh cảnh báo của các nhà kinh tế rằng sự phục hồi gắn liền với việc ngăn chặn được virus, các quan chức Fed tại cuộc họp “lưu ý rằng đường đi của nền kinh tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào diễn biến của virus, và rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế, việc làm, và lạm phát trong ngắn hạn, và gây ra những rủi ro đáng kể cho triển vọng kinh tế trong trung hạn”, tài liệu cho biết.
Các quan chức Fed cho biết, bên cạnh virus, rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế non trẻ của Mỹ bao gồm: sự không chắc chắn về tính bền vững của sự gia tăng chi tiêu tiêu dùng gần đây, kèm theo khả năng giảm kích thích. Kể từ tháng 3, Quốc hội đã thông qua khoản chi tiêu mới khoảng 3,6 nghìn tỷ USD để chống lại cơn đại dịch đối với nền kinh tế, nhưng các cuộc đàm phán về các biện pháp tiếp theo đã bị đình trệ, khiến Tổng thống Donald Trump phải có lệnh hành pháp, bao gồm gia hạn trợ cấp thất nghiệp đại dịch và hoãn thuế thu nhập cá nhân.
Tác giả: Tom Ozimek