Thêm một bước hướng tới chủ nghĩa toàn trị ở Úc?
Cảnh tượng biên giới Queensland được mở lại sau khi bị đóng cửa vài tháng quả thật gây sững sờ. Những giọt nước mắt, những tiếng reo hò, những nụ cười xuất hiện khi dân cư tại đây bước qua ngưỡng cửa để trở về quê nhà. Các chính trị gia tươi cười chúc mừng nhau, cho biết biên giới đã mở cửa trở lại vào ngày 13/12/2021, tức là sớm hơn bốn ngày so với lịch trình được thông báo trước đó.
Sự phấn khích này là điều không đáng vì hầu như không thích đáng để ăn mừng khi một chính phủ bố thí các hoạt động tự do đi lại bị hạn chế, mà vào hai năm trước, đó là quyền đương nhiên được hưởng của toàn bộ người dân Úc.
Theo các quy định mới, chỉ những người đã chích ngừa đầy đủ mới được phép vào Queensland, miễn là họ đã hoàn thành việc chích ngừa và nhận được thẻ nhập cảnh Queensland, thẻ này có thể đăng ký trực tuyến. Ngoài ra, nếu du khách đến từ các điểm nóng, chẳng hạn như Melbourne hoặc Sydney, họ cũng phải trình diện kết quả âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ sau khi nhập cảnh vào Queensland.
Do đó, không có lý do gì để ăn mừng, vì chính phủ cầm quyền gần như đã tước bỏ một trong những quyền căn bản nhất – quyền tự do đi lại.
Quyền tự do đi lại được bảo vệ trong Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, nhưng bị chính phủ liên bang Úc bãi bỏ một cách dễ dàng.
Việc tước bỏ quyền tự do đi lại đang thực sự vấp phải ý kiến trái chiều, vì không một chính phủ nào trên thế giới lại ban hành một quy định rằng người dân thậm chí không được phép trở về quê hay về nhà của họ, đơn giản chỉ vì họ đang ở bên kia biên giới tiểu bang.
Tuy nhiên, những cảnh tượng hạnh phúc khi Queensland tái mở cửa đã cho thấy rằng; mọi người thực sự biết ơn, nếu không nói là nhẹ nhõm, vì giới chính trị gia cầm quyền đã quyết định mở cửa biên giới trước thời hạn.
Bất kỳ một người lý trí nào cũng dự đoán rằng các chính trị gia tỏ ra cao đạo này sẽ cảm thấy hổ thẹn vì đã đối xử vô đạo đức, không hề động lòng trắc ẩn và khinh thường người dân trong suốt vài tháng qua.
Trên thực tế, từ ngày 17/12, một nhóm nhỏ người dân sẽ được xem là công dân hạng hai ở Queensland, họ không phạm lỗi đủ nặng để bị bỏ tù, nhưng cũng không đủ vô tội để tham gia vào các hoạt động sinh hoạt đời sống bình thường. Họ sẽ bị phân biệt đối xử khắc nghiệt vì tình trạng chích ngừa.
Giai cấp chính trị cầm quyền phải chịu trách nhiệm về việc tạo ra một xã hội Úc hai giai tầng, một xã hội đã tước bỏ đi quyền bình đẳng vốn là một phần của văn hóa và truyền thống Úc kể từ thời liên bang hóa. Hiện tại, một số người được đối xử bình đẳng hơn những người khác, liên quan đến việc phân chia gánh nặng và lợi ích dựa trên trạng thái chích ngừa của người dân.
Tính bất định có thể dự đoán trước, vốn là điển hình của việc áp đặt các mệnh lệnh y tế, đang thách thức những ai muốn đưa nước Úc trở lại với sự ổn định, bình đẳng như trước đây.
Sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý y tế và các doanh nghiệp vào cuộc sống của công dân tuân thủ pháp luật cho thấy rằng các chính phủ đã trắng trợn chấp nhận chủ nghĩa gia trưởng như một nguyên tắc của pháp luật. Việc thực thi nguyên tắc này đã dẫn đến sự áp đặt các quyết định y tế có hại, mà đáng lý chúng phải do các cá nhân tự đưa ra.
Trên thực tế, các bộ máy hành chính và chính trị này đang tôn vinh “Nhà nước bảo mẫu”, một nhà nước tìm cách đạt được các mục tiêu của mình bằng cách kiểm soát, cấm đoán, hoặc ép buộc hành vi của các cá nhân thông qua luật lệ.
Do đó, câu hỏi ở đây phải là: “Người dân có thể làm được gì, nếu họ có khả năng?” Trong nhiều tháng nay, một số người đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao người dân không nổi dậy chống lại sự áp bức toàn trị đang gia tăng này.
Tuy nhiên, tôi đã xem qua một bài báo của bà Ashley Sadler, một nhà báo tại Florida đang làm việc cho LifeSiteNews, bình luận về quan điểm của Giáo sư Mattias Desmet của Đại học Ghent ở Bỉ, người đã đề nghị câu trả lời cho câu hỏi này. Ông Desmet, một nhà tâm lý học lâm sàng, đã lập luận rằng “phân tích lịch sử cho thấy cái gọi là ‘tâm lý đám đông’ có thể là bước đầu tiên hướng tới chủ nghĩa toàn trị và sự tàn bạo nhân danh phúc lợi tập thể”.
Đối với ông Desmet, việc ứng phó đối với đại dịch COVID-19 là “một thí dụ cho khái niệm tâm lý học về ‘tâm lý đám đông’, một loại thôi miên quy mô rộng khiến các nhóm lớn người dân tập hợp lại với nhau để chống lại kẻ thù chung mà hoàn toàn thiếu đi sự quan tâm đến việc mất các quyền, đặc quyền của cá nhân, và thậm chí cả các phúc lợi.” Việc này dẫn đến “một loại trúng độc tinh thần của sự kết nối, đó là lý do thực sự khiến mọi người vẫn tiếp tục tin theo câu chuyện đó, ngay cả khi nó hoàn toàn vô lý hoặc sai một cách trắng trợn.”
Cụ thể, ông phỏng đoán rằng mọi người có thể ủng hộ những mệnh lệnh y tế phân biệt đối xử này để minh oan cho những thất bại và thất vọng của chính họ. Đối với họ, virus COVID-19 là một cách thuận tiện để giải thích cho sự thiếu thành công của chính mình.
Các nhà bình luận có thể không đồng ý với Desmet, nhưng quan điểm của ông lại phù hợp với nhiều người, vì những gì ông ấy nói theo bản năng thì đều có lý.
Bà Sadler lưu ý rằng, “Các chính sách phân biệt đối xử như ‘phong tỏa’, ‘cho xem giấy tờ’, cách ly bắt buộc đối với những người khỏe mạnh, và sự hung bạo không thể hiểu nổi của cảnh sát đối với những người biểu tình chống lại các đợt phong tỏa, những người chỉ muốn trở lại cuộc sống bình thường, đã chứng tỏ rằng những ai lo lắng nhiều hơn về sự gia tăng đáng sợ của một chế độ độc tài y tế toàn trị đã đúng hơn nhiều so với những người chỉ biết hoảng sợ trước cái được cho là đại dịch tồi tệ nhất kể từ sau dịch cúm Tây Ban Nha.”
Bà đặt câu hỏi một cách hùng hồn rằng; tại sao “xã hội hiện đại xa hoa của chúng ta dường như đang hướng đến việc ma qủy hóa và tẩy chay (hoặc tệ hơn) những người chống lại chế độ thống trị?”
Một đạo luật, được Nghị viện Victoria thông qua gần đây đã chứng minh rằng Úc đang hướng người dân đến với tư tưởng độc tài toàn trị vốn ủng hộ chính phủ một cách phi lý.
Dự luật sửa đổi về Sức khỏe và Phúc lợi Cộng đồng (Quản lý Đại dịch) năm 2021 này là một nỗ lực đặc biệt hèn hạ nhằm bôi nhọ các thể chế dân chủ của Úc. Dự luật này trao cho thủ hiến quyền lực chưa từng có để cai trị bằng các sắc lệnh mà không cần phải tìm kiếm sự chấp thuận trước của Nghị viện.
Dự luật này thậm chí còn cho phép phân biệt đối xử người dân dựa trên trạng thái chích ngừa của họ — chính xác là những gì đang xảy ra ở Queensland — trong khi lại tuyên bố rằng dự luật đó phù hợp với Hiến chương Nhân quyền của Victoria.
Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có thể đưa ra các mệnh lệnh y tế dưới danh nghĩa của dự luật phản dân chủ cực đoan này, để chống lại đại dịch COVID-19 và các đại dịch trong tương lai tốt hơn.
Hôm 17/12 chắc chắn sẽ trở thành một ngày ô nhục trong lịch sử của Queensland và là bước đầu tiên của cuộc hành quân thẳng tiến đến chủ nghĩa toàn trị ở Úc.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Gabriël A. Moens là giáo sư luật danh dự tại Đại học Queensland, và từng là phó hiệu trưởng và trưởng khoa tại Đại học Murdoch. Năm 2003, ông Moens được thủ tướng trao tặng Huân chương Thế kỷ Úc cho những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ông đã giảng dạy rộng rãi trên khắp Úc, Á Châu, Âu Châu, và Hoa Kỳ. Ông Moens gần đây đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết “A Twisted Choice” (“Sự Lựa Chọn Xấu Xa”) (NXB Boolarong Press, 2020) và “The Coincidence” (“Sự Trùng Hợp Ngẫu Nhiên”) (NXB Connor Court Publishing, 2021).
Tuệ Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: