‘The Grey Lady Winked’: Cách The New York Times bóp méo và thay đổi lịch sử
Tác giả thách thức một niềm tin rằng The New York Times là một hình mẫu báo chí đáng tin cậy.
Ký giả Ashley Rindsberg nói với The Epoch Times rằng cuộc điều tra của ông đã phát hiện ra rằng The New York Times cho phép nhiều phóng viên chủ chốt của họ trình bày những câu chuyện được xuyên tạc, thậm chí đôi khi thay đổi lịch sử để mang lại lợi ích cho những người đang nắm quyền.
Ông Rindsberg đã ngồi lại với ông Jan Jekielek của chương trình Những nhà lãnh đạo Tư tưởng Hoa Kỳ để thảo luận về cuốn sách mới của mình: “The Grey Lady Winked: How The New York Times’s Misreporting, Distortions and Fabrications Radically Alter History” (tạm dịch: The Grey Lady Winked: Việc Báo cáo sai, Bóp méo, và Bịa đặt tin tức của The New York Times làm Thay đổi Hoàn toàn Lịch sử Như thế nào).
Cuốn sách của ông Rindsberg thách thức một niềm tin bấy lâu nay rằng The New York Times là hình mẫu cho báo chí đáng tin cậy và sự chính trực.
Tác giả này chỉ trích The New York Times vì đã đặt lợi nhuận lên trước phúc lợi của những người đã hoặc đang sống dưới các chế độ áp bức, “Cái giá của nó là mạng sống của mọi người, như chúng ta đã thấy trong trường hợp nạn đói ở Ukraine, và cũng như qua sự che đậy của The New York Times về Holocaust, và lập trường chống nhập cư mà họ đã thực hiện đối với người Do Thái trong những năm đó.”
Giám đốc văn phòng Moscow của The New York Times, ông Walter Duranty (1922–1936) được ca ngợi vì đã đưa tin từ Nga vào thời điểm đó nhưng sau đó bị chỉ trích vì đã đưa tin sai, đặc biệt là trong trường hợp nạn đói ở Ukraine. Ngoài ra, giám đốc văn phòng Berlin của tờ báo này là ông Guido Enderis được biết đến là một người ủng hộ Đức Quốc xã.
Ông Rindsberg cho biết kiểu thay đổi lịch sử này vẫn tiếp diễn cho đến nay, dẫn ra dự án 1619 được xuất bản bởi The New York Times vào năm 2019. Trang web của The Times nói rằng phiên bản lịch sử của dự án 1619 nhằm mục đích, “điều chỉnh lại lịch sử của đất nước bằng cách đặt các hậu quả của chế độ nô lệ và những đóng góp của người Mỹ gốc Phi Châu ở chính trung tâm câu chuyện của dân tộc chúng ta.”
Ông Rindsberg nói rằng The Times có khả năng gây ảnh hưởng đến những gì công chúng tin là đúng và những gì họ chọn đăng có thể thay đổi lịch sử.
“Dòng tư tưởng thông thường ở đó là, bất kể sự đồng tình có thể là gì, The Times sẵn sàng cho phép sự đồng tình đó trở nên mạnh mẽ. Và hiện nay chúng ta đang chứng kiến điều đó, với Dự án 1619, và sự thức tỉnh cảnh giác này, sự thức tỉnh cực đoan cấp tiến trong phòng tin tức,” ông Rindsberg nói. “Đối với Nicole Hannah Jones, người tạo ra Dự án 1619, viết trong bài luận của bà ấy, trên ấn bản tạp chí đó, rằng Cuộc chiến Cách mạng đã diễn ra để bảo tồn chế độ nô lệ ngay trên bề mặt là giả dối. Không có bằng chứng lịch sử nào chứng minh cho tuyên bố đó.”
Dự án 1619 bị chỉ trích rộng rãi bởi các học giả vì những điểm không đúng với lịch sử và làm thay đổi sự thật lịch sử.
“Đó là một tuyên bố mà trên thực tế The New York Times đã kiểm chứng với một giáo sư chuyên về Lịch sử người Mỹ gốc Phi tại Đại học Northwestern, giáo sư này nói với họ rằng đó không phải là một tuyên bố mà họ có thể đưa ra, đó là sai. Nó sai, và dù sao thì họ vẫn đưa nó ra. Điểm then chốt ở đây là để hiểu ra rằng thông tin gây hiểu sai, thiếu sót, và nhầm lẫn không phải là vấn đề đối với The New York Times, họ đã không đính chính những lỗi sai lớn nhất. Họ đã cố gắng bảo vệ cho chúng, họ vẫn để phần lớn những bài viết đó lại,” ông Rindsberg nói.
“Những gì quý vị thực sự bắt đầu hiểu ra là những sự giả dối, đó chính là điểm mấu chốt, nếu quý vị đang cố gắng thay đổi lịch sử thì quý vị đúng là phải thay đổi nó, và đó chính xác là những gì dự án đó làm. Họ thực sự thay đổi lịch sử, mà không có bất kỳ cơ sở nào, không có bằng chứng, theo một cách phi học thuật,” ông Rindsberg nói tiếp.
Ông Jekielek cho thấy thực tế là trong hai thập niên qua, The New York Times đã đưa tin rất ít về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung cộng) đang vi phạm nhân quyền của các nhóm tôn giáo cũng như nhóm tâm linh lớn như Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ.
Ông Rindsberg cho rằng việc những người đứng đầu các công ty truyền thông lớn như The New York Times tuân theo nghị trình của Trung Quốc chủ yếu là vì lợi nhuận.
“Nhưng tôi nghĩ ngay từ đầu văn hóa ra làm sao tại tòa soạn báo, hướng dẫn biên tập nội dung được ấn định như thế nào thì hoàn toàn phải có sự cân nhắc đó. Họ đã phát hiện ra họ rơi vào con đường khó khăn khi đụng phải thứ như ai cũng gọi là Vạn lý Tường Lửa (Great Firewall) của Trung Quốc, khi đó họ bị chặn, theo tôi là năm 2011, 2012,” ông Rindsberg cho biết.
“Và bây giờ họ đang cố gắng quay trở lại đó, họ vẫn đang duy trì một ấn bản Hoa ngữ của tờ báo. Và một lần nữa, giống như với Pháp Luân Công, và người Duy Ngô Nhĩ chính xác cùng một khuôn mẫu mà chúng ta đang thấy hiện nay, báo cáo thông tin đâu, bài bình luận đâu, bài xã luận đâu.”
The Epoch Times đã liên lạc với The New York Times để đưa ra ý kiến về những phát hiện của ông Rindsberg nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm xuất bản bài báo này.
Ông Jan Jekielek là Biên tập viên Cao cấp của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Các Nhà Lãnh Đạo Tư Tưởng Hoa Kỳ.” Sự nghiệp của ông Jan trải dài trên các lĩnh vực học thuật, truyền thông, và nhân quyền quốc tế. Năm 2009, ông tham gia The Epoch Times toàn thời gian và đã đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, bao gồm cả vị trí Tổng Biên tập Trang web. Ông là nhà sản xuất của bộ phim tài liệu về Holocaust từng đạt giải thưởng “Đi tìm Manny.”
Do Masooma Haq và Jan Jekielek thực hiện
Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: