Thay đổi lập trường, Thủ tướng Ý yêu cầu xem xét lại ‘Một vành đai, một con đường’
Thủ tướng Ý Mario Draghi tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 vào hôm Chủ nhật (13/6) cho biết, Ý sẽ xem xét tỉ mỉ lại sáng kiến “Một vành đai, một con đường” theo chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc (Trung Cộng), và gọi Bắc Kinh là một chính phủ độc tài không tôn trọng các quy tắc đa phương.
Khi nhắc đến Trung Quốc, ông Draghi nói: “Nó là một quốc gia độc tài, không tuân thủ các quy tắc đa phương, nó có thế giới quan khác với các quốc gia dân chủ… Chúng ta cần hợp tác, nhưng cũng cần thẳng thắn nói ra những điều chúng ta không đồng ý và không thể chấp nhận. Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng, im lặng chính là đồng lõa”.
Ông Draghi cho biết, mặc dù các quốc gia thành viên tại hội nghị thượng đỉnh G7 không nêu hẳn ra việc Ý tham gia vào chính sách bành trướng của Trung Cộng, nhưng Ý sẽ đánh giá lại kỹ lưỡng thỏa thuận này. Chính phủ trước đây của Ý từng theo đường lối thân Trung Quốc, và ủng hộ chính sách của Trung Quốc. Phát biểu của ông Draghi vào hôm Chủ nhật đã cho thấy sự thay đổi lập trường của Ý. Quốc gia này vào năm 2019 đã tán thành sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Cộng, và là quốc gia đầu tiên trong G7 tham gia sáng kiến này nhằm phục hồi nền kinh tế của mình.
Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Hoa Kỳ và các đối tác G7 khác đã đưa ra sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu mới mang tên “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (Build Back Better World, B3W), thông qua việc cung cấp các kế hoạch cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển để hạn chế sáng kiến Một vành đai, một con đường trị giá hàng nghìn tỷ đô la của Trung Cộng.
Một quan chức Hoa Kỳ cho biết, “Đây không chỉ là để đối đầu hoặc đối phó với Trung Quốc”, “nó còn phản ánh các giá trị của chúng tôi, các tiêu chuẩn của chúng tôi và phương thức kinh doanh của chúng tôi”.
Trước mắt vẫn chưa rõ kế hoạch này sẽ hoạt động như thế nào, cũng như số tiền cuối cùng sẽ được phân bổ là bao nhiêu.
Mặc dù sáng kiến Một vành đai, một con đường thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước tham gia để cố gắng cải thiện sự kết nối giữa các quốc gia Trung Á, châu Âu và châu Phi, từ đó tăng cường thương mại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính sách bẫy nợ của Trung Cộng, các hành động gây hấn với hầu hết các quốc gia trên Biển Đông và các chính sách bành trướng khác đã khiến rất nhiều quốc gia xem xét lại sự ủng hộ trước đây của họ đối với sáng kiến Một vành đai, một con đường.
Do Tạ Giai Tuyên, Lâm Nghiên thực hiện
Xuân Hoàng phiên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: