Thắt chặt định lượng sẽ không ngăn được lạm phát giá cả
Ngược lại với nới lỏng định lượng (QE), thắt chặt định lượng (QT) sẽ chứng kiến việc Fed bắt đầu thu hẹp bảng cân đối trị giá hơn tám ngàn tỷ USD của mình (pdf). Theo ông Mary Daly, chủ tịch Fed của bang San Francisco, lý do của động thái này là để Fed có thêm khả năng chống lạm phát mà không cần đến nhiều đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
Các thị trường đã phản ứng xấu vào tuần trước, trước những tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell phác thảo dự báo ban đầu của Fed cho năm 2022.
Với lạm phát rõ ràng không còn là “nhất thời”, với Chỉ số Giá Tiêu dùng tăng lên 7% vào tháng 12/2021, ông Powell ngày càng trở nên cứng rắn hơn. Ngoài việc dường như xác nhận về một loạt các đợt tăng lãi suất cho năm 2022, các thị trường cũng bị rung chuyển bởi việc ông Powell xác nhận rằng Fed sẽ bắt đầu đảo ngược chương trình mua trái phiếu vào tháng Ba.
Ngược lại với nới lỏng định lượng (QE), thắt chặt định lượng (QT) sẽ chứng kiến việc Fed bắt đầu thu hẹp bảng cân đối trị giá hơn tám ngàn tỷ USD của mình (pdf). Theo ông Mary Daly, chủ tịch Fed của tiểu bang San Francisco, lý do của biện pháp này là để Fed có thêm khả năng chống lạm phát mà không cần đến nhiều đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
Với việc các chuyên gia ngày càng nghi ngờ về khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ trong một môi trường lãi suất cao hơn, việc bắt đầu QT vào tháng 3 có vẻ như là một điều hiển nhiên cần phải làm, lý do là QE dường như giúp giảm lợi tức trái phiếu dài hạn, còn làm ngược lại sẽ khiến chúng tăng lên. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trên lý thuyết, và một số vấn đề đang gieo nghi ngờ trong giới doanh nghiệp.
Thứ nhất, lịch sử của lỏng định lượng, và do đó cũng là của thắt chặt định lượng, là khá ngắn. Ngoài thử nghiệm ngắn ngủi của Nhật Bản vào đầu những năm 2000, nhiều bằng chứng về tác động thực sự của chúng đến từ giai đoạn 2008-19. Trong thời gian đó, không có mối tương quan rõ ràng nào ở Hoa Kỳ giữa lạm phát và các hoạt động trong bảng cân đối của Fed. Nếu có, thì là lạm phát tăng tương xứng với thắt chặt định lượng. Và xa hơn, giai đoạn này cho thấy các mức bù rủi ro với trái phiếu dài hạn phản ánh dự báo về lạm phát, chứ không phải các hoạt động trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương.
Thứ hai, những biện pháp ban đầu của ông Bernanke nhằm đảo ngược QE đã bị mất hiệu lực một cách rất đáng ghi nhớ bởi cái gọi là thu hẹp chương trình mua tài sản (taper tantrum), và quá trình này sau đó đã diễn ra một cách vô cùng chậm chạp. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của Fed lớn hơn đáng kể so với năm 2013, và điều này đang cho thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Một mặt, nếu vẫn với tốc độ chậm như thời lãnh đạo của ông Bernanke, với quy mô tuyệt đối của bảng cân đối kế toán của Fed thì có nghĩa là quá trình này sẽ mất một thập kỷ, do đó ảnh hưởng đến khả năng của Fed để ứng phó với cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi tiếp theo.
Mặt khác, việc đẩy nhanh rủi ro có nguy làm tan vỡ thứ trông giống như một quả “bong bóng trong mọi thứ”. Với chỉ số S&P được giao dịch ở mức khổng lồ gấp 36 lần lợi nhuận dự tính của doanh nghiệp, cao hơn so với mức đỉnh năm 1929 và giá nhà theo chỉ số Case-Shiller cao hơn gần 67% so với kỷ lục năm 2006 của họ, khả năng ‘hạ cánh cứng’ không thể bị loại trừ và các nhà hoạch định chính sách sẽ rất muốn tránh điều này.
Cuối cùng, như tờ The Economist đã chỉ ra rằng trong khi không rõ Fed đảo ngược chương trình mua trái phiếu sẽ có tác động gì để giúp giảm lạm phát, QT một lần nữa có thể trùng hợp với thời kỳ lạm phát gia tăng nếu kỳ vọng lạm phát trong tương lai tiếp tục cao và lợi suất bị nén. Do đó, mặc dù QT chắc chắn sẽ làm chao đảo các thị trường tài chính và cổ phiếu — các công ty Hoa Kỳ đang rất phụ thuộc vào nguồn tín dụng dễ dàng trên thị trường nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và các khoản đầu tư sử dụng đòn bẩy của họ — thì dường như nó rất khó có thể làm giảm lạm phát.
Nói tóm lại, Fed vẫn bị mắc kẹt. Mặc dù họ có thể muốn tránh các đợt tăng lãi suất vào năm 2022, nhưng thực tế là lạm phát sẽ không biến mất – trừ khi bắt đầu một cuộc suy thoái. Từ sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn cung tiền đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu hụt hàng hóa và lao động, chi phí vận chuyển và bảo hiểm tăng cao, và những nguy cơ địa chính trị, Fed sẽ phải tăng lãi suất hoặc có nguy cơ mất kiểm soát hoàn toàn trước tình hình đang xấu đi.
Do Joseph Solis-Mullen của viện Mises thực hiện
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Viện Mises, được thành lập vào năm 1982, thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu trong trường kinh tế Áo, tự do cá nhân, lịch sử trung thực và hòa bình quốc tế, theo truyền thống của ông Ludwig von Mises và ông Murray N. Rothbard.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: