Tháo dỡ hơn 900 cây Thánh giá, Trung Cộng vẫn tiếp tục đàn áp tín đồ Cơ Đốc
Các tín đồ tôn giáo bị các quan chức cộng sản đe dọa từ bỏ đức tin nếu không sẽ bị tước đoạt phúc lợi xã hội.
Năm 2020 được nhìn nhận là một năm khá hỗn loạn với việc toàn thế giới phải vật lộn trong sự tàn phá của virus Trung Cộng. Tuy nhiên, bất chấp sự lan tỏa của đại dịch, Trung Cộng vẫn chưa từng từ bỏ việc nhắm mục tiêu vào những người có tín ngưỡng ở Trung Quốc, cụ thể là các tín đồ Cơ Đốc Giáo, học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, hoặc các Phật tử Tây Tạng.
Trong khi người dân trên khắp thế giới đã bước sang một năm mới, xin đừng lãng quên cuộc đàn áp nghiêm trọng của Trung Cộng mà những tín đồ Thiên Chúa phải chịu đựng trong năm 2020 tại Trung Quốc.
Tất cả các thánh giá cao hơn các tòa nhà của chính phủ đều phải bị phá dỡ
– Một người ẩn danh trong nhà thờ Trung Quốc cho biết
Hơn 900 Thánh giá đã bị phá dỡ
Tại tỉnh An Huy, Trung Cộng đã tháo dỡ hơn 900 Thánh giá tại các nhà thờ do nhà nước quản lý chỉ trong vài tháng đầu năm 2020. Theo Bitter Winter – một tạp chí vì tự do tín ngưỡng và nhân quyền ở Trung Quốc.
“Tất cả các biểu tượng của Cơ Đốc Giáo đều phải bị tháo dỡ như là một phần trong chiến dịch đàn áp của chính phủ” – một quan chức chính phủ đã nói với Bitter Winter.
Sau khi Thánh giá của nhà thờ Hancheng ở Tỉnh Tô Châu bị tháo dỡ vào tháng 04/2020, các thành viên của nhà thờ đã tiết lộ với Bitter Winter rằng các cán bộ của Ban Công Tác Mặt Trận Thống Nhất đã nói rằng “Toàn bộ các Thập Tự Giá nào mà lắp cao hơn các tòa nhà của nhà nước đều phải bị phá dỡ, bởi vì chúng che khuất các cơ quan nhà nước.”
“Chỉ có các nhà thờ mà bề ngoài trông giống các xí nghiệp mới được tính là hợp pháp. Để “Hán hóa” Cơ Đốc Giáo, ông Tập Cận Bình tuyệt đối không cho phép các nhà thờ có Thập Tự Giá phương Tây.” Một thành viên giấu tên nói rằng một trưởng lão trong nhà thờ đã được cảnh báo rằng phản đối việc tháo dỡ Thập Tự Giá cũng tương đương với “chống đối nhà nước.”
Một thành viên giấu tên khác của nhà thờ nói với tờ báo rằng nếu giáo đoàn không tuân thủ những mệnh lệnh của Trung Cộng, thì nhà thờ của họ sẽ bị đóng cửa, và họ “có thể bị mất các quyền lợi xã hội khác như là lương hưu và các khoản trợ cấp xóa đói giảm nghèo.” Các thế hệ sau của họ cũng sẽ rất khó có thể tìm kiếm việc làm.
“Thập Tự Giá chính là biểu tượng của nhà thờ, và nếu bị phá bỏ, thì ai có thể phân biệt được đâu là nhà thờ với các tòa nhà khác?” một thành viên của nhà thờ cho hay.
Các nhà thờ ở tỉnh Giang Tây cũng không thoát khỏi cuộc đàn áp. Tờ báo cho biết rằng có hơn 100 cán bộ từ cơ quan nhà nước và cảnh sát cưỡng chế việc tháo dỡ các Thánh Giá ở nhà thờ Grace của tỉnh Giang Tây vào ngày 11/9/2019. Các thành viên của nhà thờ cố gắng chụp ảnh việc tháo dỡ đã bị tịch thu điện thoại của họ.
Nhiều nhà thờ bị đột kích, đóng cửa
Bên cạnh việc phá dỡ Thập Tự Giá, Trung Cộng đã đột nhập và đóng cửa nhiều nhà thờ tại gia và nhà thờ thuộc quản lý của chính quyền trên khắp đất nước. Các nhà chức trách cũng thu giữ cả Kinh Thánh, theo thông tin từ Bitter Winter.
Trong lần cảnh sát đột kích ở tỉnh Thiểm Tây vào tháng 7/2020, hàng tá thành viên các nhà thờ tại gia bao gồm cả trẻ vị thành niên từ 8 đến 11 tuổi đã bị bắt tạm giam để tra hỏi, trong khi đó vào tháng 9/2020, tám nhân viên cảnh sát và nhân viên chính phủ đã đổ bộ vào một nhà thờ tại gia ở quận Lương Sơn của thành phố Tế Ninh. Tuyên bố rằng đây là “cuộc tụ tập bất hợp pháp”, các quan chức đã cảnh báo họ rằng: “Hãy tin vào Trung Cộng nếu họ cần một niềm tin.”
Bằng cách cưỡng chế tháo dỡ chân dung của Chúa Giêsu, chính phủ đã cố gắng ngăn chặn niềm tin của tôi vào Chúa, nhưng họ không thể nào lấy đi tín tâm trong tim tôi.
– Một phụ nữ lớn tuổi từ thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây
Theo thông tin từ đài Á Châu Tự Do (RFA), vào tháng 5/2020, cảnh sát địa phương ở thành phố Hạ Môn đã đột nhập vào buổi họp của một nhà thờ tại gia được tổ chức trong nhà riêng, và có chín người đã bị bắt giam. Mục sư Yang Xibo đã nói với RFA rằng cảnh sát đã xông vào mà không hề trình ra giấy chứng nhận hoặc bất cứ lệnh khám xét nào.
Ông Yang đã kể lại với RFA rằng: “Cảnh sát an ninh thành phố đã đến đập cửa, sau đó họ đã đạp đổ nó và lôi tất cả những người trong nhà ra ngoài, lôi kéo họ trên mặt đất,” đã có một số người bị thương trong khi xô đẩy nhau.
Ông Yang cho rằng cuộc đột kích có thể xuất phát từ việc nhà thờ đã từ chối tham gia Hiệp Hội Yêu Nước Tam Tự do nhà nước chấp thuận.
Những nhà thờ đã bị đóng cửa, sau đó đã bị đem cho thuê, bị bán hoặc tái sử dụng cho mục đích khác bởi các quan chức địa phương. Vào tháng 6/2020, Hiệp Hội Yêu Nước Tam Tự do nhà nước chấp thuận ở tỉnh Giang Tô đã bị chuyển đổi thành Khu Tưởng Niệm Hồng Quân, trong khi đó, vào tháng 7, nhà thờ Chenzhuang đã được bán với giá 20,000 nhân dân tệ (hơn 3,000 USD), theo Bitter Winter.
Tố cáo những người có tín ngưỡng để đổi lấy tiền thưởng
Kể từ năm 1999, Trung Cộng vẫn luôn duy trì sự đàn áp bạo lực đối với đức tin: Cuộc đàn áp chống lại các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, hoặc Pháp Luân Đại Pháp, là một phương pháp tu luyện cổ xưa theo trường phái Phật Gia dựa theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 ở Trung Quốc, môn tập trở nên ngày càng phổ biến bởi nhiều lợi ích chữa bệnh khỏe người cả về tâm lẫn thân. Tuy nhiên, Trung Cộng đã bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo vào tháng 7/1999 do lo sợ môn tập sẽ đe dọa đến tư tưởng của chế độ cộng sản về đấu tranh và thù hận. Nhiều học viên đã bị bắt, giam giữ và tra tấn.
Để tiếp tục cuộc đàn áp của nó đối với Pháp Luân Công, Trung Cộng đã bắt đầu triển khai các chương trình treo thưởng cho công dân với mức tiền thưởng lên đến 100,000 NDT (khoảng 5,000 USD) mỗi khi họ báo cáo về các hoạt động của học viên với cảnh sát, theo The Epoch Times.
Theo thông tin từ Bitter Winter, người dân Trung Quốc có thể báo cáo về thành viên của tất cả các tôn giáo và các nhóm tâm linh bị “cấm“ cho cảnh sát nếu thấy họ trong khi đang phân phát các tài liệu, tranh ảnh, ấn phẩm, khẩu hiệu về các tín ngưỡng v.v.
“Chiến dịch quốc gia nhằm đàn áp tôn giáo dữ dội hơn rất nhiều lần so với cuộc Cách mạng Văn hóa”, một quan chức khu Nội Mông nói với tờ báo vào tháng 10.
Bị đe dọa từ bỏ Thần để được hưởng phúc lợi xã hội
Trung Cộng, với ý thức hệ bắt nguồn từ tư tưởng toàn trị và chủ nghĩa vô thần, yêu cầu tất cả các đảng viên tại vị cũng như đảng viên đã nghỉ hưu của nó không được phép tin vào tôn giáo.
Các sinh viên cũng được cảnh báo rằng họ phải tránh xa Thần Phật nếu không muốn bị đình chỉ việc học. Trung Cộng cũng nhắm vào những người lớn tuổi có tín ngưỡng bằng cách đe dọa xóa bỏ các phúc lợi xã hội của họ nếu họ lựa chọn tin vào Thần Phật, theo Bitter Winter.
Vào tháng 1/2020, một phụ nữ nằm liệt giường đã bị tước đoạt toàn bộ phúc lợi khi các cán bộ nhà nước biết được cô đã tổ chức một buổi họp mặt tôn giáo tại nhà của mình ở thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây. Trong lúc ấy, các cán bộ ở tỉnh Sơn Đông đã đe dọa một người phụ nữ công giáo và yêu cầu tháo dỡ các biểu tượng tôn giáo trong nhà cô ấy.
Một người phụ nữ khoảng 70 tuổi đã nói rằng các cán bộ nhà nước cảnh báo cô ấy phải thay các biểu tượng thành chân dung của ông Tập Cận Bình hoặc Mao Trạch Đông bởi vì “cô đang sống bằng phúc lợi của Đảng Cộng sản.”
“Bằng cách cưỡng ép tôi tháo dỡ bức tranh về Chúa Giêsu, chính phủ đã cố gắng ngăn cản đức tin của tôi vào Chúa, nhưng họ không thể tước đoạt tín tâm trong lòng tôi,” người phụ nữ đã chia sẻ với Bitter Winter.
Vào tháng 04/2020, các cán bộ nhà nước từ thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, đã đến một viện dưỡng lão nơi có một tín đồ lớn tuổi bị bại liệt đang ở và xé nát một bức tranh của Chúa Jesus trong phòng của ông ấy. Ông ấy đã được bảo rằng nếu ông vẫn tiếp tục thực hành đức tin của mình, ông ấy sẽ bị đuổi khỏi nhà dưỡng lão và trợ cấp phúc lợi do chính phủ cung cấp sẽ mất.
“Các cán bộ đã nói với tôi rằng tôi phải tin vào Đảng Cộng sản bởi vì nó nuôi sống tôi, hoặc tất cả các phúc lợi xã hội của tôi sẽ bị hủy bỏ,” ông đã nói với tờ báo như vậy.
Jocelyn Neo
Hoàng Long biên dịch
Xem thêm: