Thẩm phán Tối cao Pháp viện John Roberts cho rằng các bản ý kiến gần đây có đặc điểm ‘đáng lo ngại’
Chánh án Tối cao Pháp viện nói rằng một số thẩm phán đã chất vấn các đồng sự một cách sai lầm, nói rằng ông ấy không hài lòng trước biểu hiện này.
“Một số bản ý kiến gần đây đã trở thành một đặc điểm đáng lo ngại khi chỉ trích các phán quyết mà họ không đồng ý vì vượt quá vai trò đúng đắn của cơ quan tư pháp,” Chánh án John Roberts viết ở cuối bản ý kiến đa số đồng thuận bác bỏ chương trình xóa nợ sinh viên của Tổng thống (TT) Joe Biden.
Sáu thẩm phán kết luận rằng chương trình của chính phủ TT Biden nhằm xóa nợ cho hàng chục triệu người đi vay, không được luật liên bang cho phép mà chính phủ đã viện dẫn là cho phép. Luật cho phép Bộ trưởng giáo dục “miễn trừ hoặc sửa đổi bất kỳ điều khoản pháp lý hoặc quy định nào áp dụng cho các chương trình trợ giúp tài chính cho sinh viên.”
Missouri, một trong những nguyên đơn, đã khởi kiện vì kế hoạch này sẽ tiêu tốn của một tổ chức bất vụ lợi mà tiểu bang đã thành lập khoảng 44 triệu USD nếu được ban hành.
“Hôm nay, chúng tôi đã kết luận rằng một tổ chức do Missouri thành lập, do Missouri quản lý, và chịu trách nhiệm trước Missouri thực sự là một phần của Missouri; rằng các từ “miễn trừ hoặc sửa đổi” không có nghĩa là ‘viết lại hoàn toàn’; và rằng tiền lệ của chúng ta — trước đó và mới đây — đòi hỏi Quốc hội phải cho phép rõ ràng trước khi một bộ trưởng nào đó có thể đơn phương thay đổi khu vực lớn của nền kinh tế Mỹ,” ông Roberts nói. “Chúng tôi đã sử dụng các quy định truyền thống của việc ra quyết định tư pháp để làm như vậy.”
Ông Roberts, một người được TT George W. Bush bổ nhiệm, sau đó đã nhắm vào sự quan điểm bất đồng của Thẩm phán Elena Kagan, một người được TT Obama bổ nhiệm.
Bà Kagan tuyên bố rằng bản ý kiến đa số của Pháp viện đang “bóp méo học thuyết về quyền được khởi kiện để tạo ra một án lệ phù hợp với giải pháp tư pháp” vì Missouri không bị tổn hại và rằng cách diễn giải luật định “bình thường” của bản ý kiến đa số không thể xác nhận phán quyết của họ.”
“Luật này, được giải thích như trên bề mặt chữ, trao cho Bộ trưởng quyền hạn rộng rãi để giảm thiểu tác động của tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với khả năng trả nợ các khoản vay sinh viên của người đi vay. Bộ trưởng không làm gì hơn ngoài việc sử dụng quyền hạn được trao quyền hợp pháp đó. Vì vậy, bản ý kiến đa số áp dụng một quy tắc được thiết kế đặc biệt để loại bỏ hành động pháp lý quan trọng, bằng cách yêu cầu Quốc hội trao quyền không chỉ một cách rõ ràng mà còn cụ thể ở mức vi mô,” bà viết và sau đó nói thêm: “Quốc hội trao quyền rộng rãi cho việc cứu trợ khoản vay, Bộ trưởng và Tổng thống sử dụng thẩm quyền đó để thực hiện kế hoạch xóa nợ này. Thay vào đó, bản ý kiến đa số nói rằng đó là thẩm quyền quyết định của họ.”
Ông Roberts nói rằng bà Kagan đã sai.
“Quốc hội trao quyền rộng rãi cho việc cứu trợ khoản vay, Bộ trưởng và Tổng thống sử dụng thẩm quyền đó để thực hiện kế hoạch xóa nợ này. Thay vào đó, bản ý kiến đa số nói rằng đó là thẩm quyền quyết định của họ,” ông viết. “Thực tế là nhiều lý lẽ chứng minh một kết quả thường được xem là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu.”
Ông cũng nói rằng “những người có lý trí” có thể không đồng ý với bản ý kiến đa số này và rằng bản ý kiến đa số đã không “nhầm lẫn sự bất đồng chân thành rõ ràng này với sự xem thường.”
Ông Roberts nói thêm: “Điều quan trọng là công chúng cũng không bị lừa dối. Bất kỳ sự nhận thức sai lầm nào như vậy đều sẽ phương hại đến thể chế này và đất nước của chúng ta.”
Nhận xét của ông Roberts được đưa ra sau một loạt các phán quyết gây tranh cãi mà phần lớn chứng kiến sáu thẩm phán do các tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa bổ nhiệm chiếm khối đa số và ba thẩm phán do các tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ bổ nhiệm đưa ra những quan điểm bất đồng chỉ trích khối đa số.
Chẳng hạn, Thẩm phán Sonia Sotomayor bất đồng với phán quyết bãi bỏ các chính sách tuyển sinh phân biệt chủng tộc tại các trường đại học Hoa Kỳ bằng cách tuyên bố rằng Pháp viện đã “đang phá vỡ” sự bảo vệ từ Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Thẩm phán Sotomayor, một người được TT Obama bổ nhiệm, viết rằng: “Bởi vì bản ý kiến của Tối cao Pháp viện không dựa trên luật pháp hay sự thật và trái ngược với tầm nhìn về sự bình đẳng được thể hiện trong Tu chính án thứ 14, nên tôi không đồng ý.”
Bản ý kiến đa số đã phán quyết rằng các chính sách được Đại học Harvard và Đại học South Carolina sử dụng là mang tính phân biệt đối xử một cách vi hiến. Bản thân các trường này đã thừa nhận rằng họ có phân biệt đối xử với những ứng viên không phải là người Mỹ gốc Phi Châu hoặc gốc Tây Ban Nha.
Nguyễn Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times