Thâm hụt thương mại Hoa Kỳ chạm mức cao kỷ lục khi nhập cảng hàng tiêu dùng tăng mạnh
Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Tám, chủ yếu là do sự gia tăng hàng nhập cảng khi các doanh nghiệp tiếp tục tăng hàng tồn kho để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.
Bộ Thương mại cho biết trong một tuyên bố hôm 05/10 (pdf) rằng thâm hụt thương mại – chênh lệch giữa xuất cảng và nhập cảng hàng hóa và dịch vụ – đã tăng 4.2% trong tháng Tám, chạm mức cao nhất mọi thời đại là 73.3 tỷ USD.
Nhập cảng tăng 1.4% lên 287 tỷ USD, trong khi xuất cảng tăng 0.5% lên 213.7 tỷ USD.
Nhập cảng hàng tiêu dùng đã tăng tương đối mạnh 2.7 tỷ USD trong tháng Tám, dẫn đầu là các chế phẩm dược phẩm, vật tư và vật liệu công nghiệp, hóa chất hữu cơ, đồ chơi, trò chơi và đồ thể thao.
Bà Nicole Wolter, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của HM Manufacturing, công ty sản xuất các bộ phận truyền tải điện và các thành phần cơ khí chính xác, nói với NTD trong một cuộc phỏng vấn rằng nhu cầu mạnh mẽ khiến nhiều công ty phải vật lộn đề hoàn thành các đơn đặt hàng trong bối cảnh thiếu nguyên liệu và lao động.
Bà cho biết: “Thật là khó khăn. Nếu không phải là vấn đề về lực lượng lao động, thì lại là nguyên vật liệu. Và nếu không phải là nguyên vật liệu, thì lại là các phụ tùng của quý vị. Và khó khăn cứ tiếp tục lan truyền ra,” và nói thêm rằng công ty của bà buộc phải chuyển một số chi phí cho khách hàng.
Bà Wolter cho biết cuộc khủng hoảng nguồn cung đã bộc lộ tính dễ bị tổn thương của các chuỗi cung ứng toàn cầu hóa chỉ trong thời gian ngắn.
Bà nói, “Chúng tôi đã phải thực sự tạo ra các thành phần máy móc mà chúng tôi không thường làm, chỉ để đưa khách hàng của chúng tôi ra khỏi tình trạng mắc kẹt. Thật là điên rồ,” và nói thêm rằng bà muốn thấy nhiều hơn việc di truyền về trong nước các hoạt động thành phần của chuỗi cung ứng để giảm bớt cái mà bà gọi là “một vòng luẩn quẩn ”.
Báo cáo của Bộ Thương mại cũng cho thấy thâm hụt hàng hóa nhạy cảm về mặt chính trị với Trung Quốc – nước lớn nhất mà Hoa Kỳ điều hành với bất kỳ quốc gia nào – đã tăng 3.1 tỷ USD trong tháng Tám lên 28.1 tỷ USD.
Cựu Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích sâu sắc về thâm hụt thương mại Mỹ—Trung, mà ông đã tìm cách giảm nhẹ bằng cách đàm phán một thỏa thuận được xây dựng xung quanh cam kết của Bắc Kinh mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2020 và 2021.
Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), một tổ chức nghiên cứu phi đảng phái theo dõi tình trạng mua hàng của Trung Quốc từ Hoa Kỳ so với các cam kết của nước này, Bắc Kinh thực hiện thấp hơn rất nhiều so với cam kết này.
Theo PIIE, trong năm 2020, tổng mức thiếu hụt nhập cảng của Trung Quốc là 73.2 tỷ USD, tương đương 58% mục tiêu, trong khi đến tháng Tám năm 2021, Bắc Kinh đang trên đà kết thúc năm với sự thiếu hụt hơn 30% so với cam kết mua.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của chính phủ của ông Biden, cho biết hôm thứ Hai (04/10) rằng Hoa Kỳ có kế hoạch khởi động các cuộc đàm phán thương mại mới với Trung Quốc, đồng thời duy trì thuế quan thời ông Trump và thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện các cam kết nhập cảng.
Bà Tai cũng tuyên bố sẽ thúc ép chính phủ Trung Quốc đàm phán “thẳng thắn” nhằm chấm dứt các hành vi thương mại không công bằng của Bắc Kinh, nói về sự cần thiết phải thực hiện “tất cả các bước cần thiết để bảo vệ chính chúng ta trước làn sóng thiệt hại gây ra trong nhiều năm qua do cạnh tranh không lành mạnh.”
Bà cũng cho biết Hoa Thịnh Đốn sẽ bắt đầu một “quy trình loại trừ thuế quan có mục tiêu” để miễn một số mặt hàng nhập cảng của Trung Quốc khỏi các mức thuế trừng phạt của Hoa Kỳ, với các quy trình loại trừ bổ sung tiềm năng trong tương lai.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: