Teatro di San Carlo – Nhà hát tráng lệ nhất thế giới
Kỳ quan kiến trúc: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại
Vẻ đẹp độc đáo của nhà hát Teatro di San Carlo luôn làm mọi người trên khắp thế giới say mê và mong muốn có cơ hội tới đây để chiêm ngưỡng kỳ quan này.
Thành phố Naples liền kề với bờ biển Amalfi Coast và thành phố Pompeii, nằm ở trung tâm miền nam nước Ý, gần đảo Capri và vùng Sicily. Nơi này trước đây là cung đường chính để đi đến Rome và những vùng miền Bắc nước Ý. Teatro Di San Carlo (Nhà hát San Carlo) được xây dựng tại đây và được phát triển để trở thành trung tâm văn hóa và biểu tượng của thành phố lớn thứ ba nước Ý.
Nhà hát chính là nguồn cảm hứng của nhà vua Tây Ban Nha, Charles III, người đã trị vì vùng Sicily và Napoli vào thế kỷ 18. Ông tin tưởng giao phó việc thiết kế công trình này cho kiến trúc sư người Tây Ban Nha, Col. Brig. Giovanni Antonio Medrano. Công trình kiến trúc được xây theo phong cách tân cổ điển, được hoàn thành vào năm 1737 và được đại tu vào năm 1816 bởi kiến trúc sư Hoàng gia và Nhà thiết kế Antonio Niccolini sau khi một đám cháy đã phá hủy một phần lớn. Ngày nay, đây là công trình sân khấu opera lâu đời nhất còn hoạt động.
Nhà hát mang nét ngoài hoài cổ. Các trụ cột Ionic trắng (cột Ionic là một trong ba thức cột cổ điển của hệ thống kiến trúc cổ điển, hai loại còn lại là cột Doric và cột Corinth) được trang hoàng bằng những món trang trí bằng vàng tạo nên những họa tiết ở phần trên của nhà hát. Trên mái vòm nhà hát có bức bích họa thần Apollo cùng các nữ thần Muses. Nhìn từ bên ngoài, phần ngoại thất của nhà hát trông vô cùng mạnh mẽ, được xây dựng trên nền tảng đá tối màu nổi bật với cổng vòm vòng cung dẫn vào một lối đi băng ngang một sảnh đá cẩm thạch nhạt màu, tương phản với phần nền tối màu.
Tiền sảnh nhã nhặn với cẩm thạch trắng tạo làm thành một tấm nền trung tính góp phần tôn lên màu sắc từ trang phục của khán giả đến xem trình diễn opera hàng đêm. Để khi, khi tiến vào bên trong nhà hát, một điều tuyệt vời khác đang đón chờ khán giả.
“Ấn tượng khi đi vào nhà hát tựa như bạn được bước vào cung điện của hoàng đế phương Đông. Mắt bạn sẽ bị chóa, và tâm hồn bạn sẽ bị mê đắm,” nhà văn người Pháp Stendhal trình bày trong tác phẩm “Rome, Naples và Florence.”
Bức bích họa trên trần khắc họa thần Apollo trên thiên giới mang những thi sĩ tài ba nhất thế giới đến với nữ thần Minerva. Những thi sĩ thơ ban phước lành đến khán giả với những tặng vật thần thánh.
Vẻ đẹp của nhà hát giúp tâm trí người xem quên đi những âu lo hàng ngày, để chú tâm khám phá sự diễm lệ, sự lộng lẫy của nhà hát. Khi ánh nhìn miên man trên những họa tiết công phu trên ban công, người xem dễ mê đắm với sự lung linh của lá vàng kim, của nhung đỏ, và cả sự lộng lẫy đến từ những trang phục của những khán giả thưởng thức opera.
Khi ánh mắt của khán giả dừng lại tại phần tiền cảnh được trang hoàng công phu của sân khấu chính, khi ánh đèn dần tắt, rèm sân khấu mở ra, nhà hát gần như chìm trong bóng tối, và sân khấu sẵn sàng cho những màn trình diễn.
James Howard Smith, một nhiếp ảnh gia kiến trúc, đồng thời là nhà thiết kế và người sáng lập Cartio. Ông nỗ lực để truyền cảm hứng để mọi người thêm trân trọng về kiến trúc cổ điển.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: