Tập đoàn khai thác than lớn ở Úc được hưởng lợi từ các thị trường thay thế sau các lệnh trừng phạt của Trung Quốc
Bắc Kinh cấm nhập cảng than của Úc vào tháng Mười năm ngoái; trong một hành động phần lớn được coi là một biện pháp trả đũa khác liên quan đến lời kêu gọi trước đó của Canberra về một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19.
Các lệnh trừng phạt đã khiến Úc lo ngại về sự ảnh hưởng của nền kinh tế, nhưng dữ liệu gần đây do Glencore, nhà sản xuất than lớn nhất của nước này công bố, cho thấy lệnh cấm của Bắc Kinh đã thất bại như thế nào khi xuất cảng than của Úc đã tìm được thị trường ở những nơi khác.
Glencore đã xuất cảng 15.5 triệu tấn than nhiệt trong quý 3 năm nay, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo quý 3 của công ty.
Là một trong những đại công ty khai thác hàng đầu thế giới, Glencore điều hành tổng cộng 17 mỏ than ở New South Wales và Queensland. Xuất cảng than nhiệt điện quý 3 đạt 15.5 triệu tấn không chỉ vượt mức 13.5 triệu tấn của quý 3 năm 2020 mà còn đạt mức cao nhất kể từ quý 4 năm 2019.
Theo dữ liệu do Argus, một cơ quan thẩm định giá độc lập có trụ sở tại London, công bố, Glencore cũng xuất cảng 2.5 triệu tấn than cốc trong quý 3, cao hơn 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều tra Coronavirus
Vào tháng 4/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne và Thủ tướng Scott Morrison đều kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus Trung Cộng (ĐCSTQ), còn được gọi là coronavirus mới.
Động thái này khiến Bắc Kinh khó chịu và ông Cheng Jingye, đại sứ Trung Quốc lúc bấy giờ tại Úc, đã thúc giục Canberra từ bỏ đề nghị “có động cơ chính trị” và đe dọa các hậu quả kinh tế.
Không lâu sau đó, Bắc Kinh đã thực hiện một loạt hành động.
Hôm 12/05/2020, chính phủ Trung Quốc đã cấm nhập cảng thịt bò từ bốn nhà máy bò Úc. Hôm 18/05, Trung Quốc đã áp đặt 80% thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch của Úc. Hôm 05/06, chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo công dân Trung Quốc không đến Úc và hôm 09/06, và cảnh báo sinh viên tránh nước Úc khi xem xét đi du học.
Nhưng bất chấp các biện pháp trừng phạt kinh tế của ĐCSTQ, ông Morrison đã đáp lại qua lời nói: “Tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị của mình.”
Hậu quả của các lệnh trừng phạt của Trung Quốc
Úc là nước xuất cảng than nhiệt lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Vào tháng Mười năm ngoái, Úc đã xuất cảng 2.5 triệu tấn than sang Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ tháng 12 năm ngoái, xuất cảng than của Úc sang Trung Quốc bằng 0 do các lệnh trừng phạt kinh tế của Bắc Kinh, khiến các nhà cung cấp than của Úc phải tìm kiếm nơi khác.
Theo Hellenic Shipping News Worldwide, người Úc đã tìm thấy những bên mua mới trong chuỗi xuất cảng than toàn cầu, chẳng hạn như Brazil và Ấn Độ. Do đó, sau một thời gian ngắn xuất cảng lao dốc, xuất cảng than của Úc đã trở lại bình thường vào đầu năm nay.
Hơn nữa, Úc cũng được hưởng lợi lớn từ việc tăng giá than toàn cầu vào cuối năm nay.
Bà Tania Constable, Giám đốc điều hành của Hội đồng Khoáng sản Úc, cho biết trong một tuyên bố hôm 05/10: “Xuất cảng khoáng sản là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế của Úc.
Bà nói, “Khi hoạt động khai thác mạnh, tất cả người Úc đều thắng.”
Theo Glencore, vào tháng Tám, các mỏ than của họ đã cung cấp 9,860 việc làm trực tiếp cho Úc, và 4,670 nhà cung cấp thượng nguồn đã cung cấp 56,330 việc làm. Nhìn chung, đóng góp trực tiếp và gián tiếp của công ty lên tới 13 tỷ AUD (tương đương 9.23 tỷ USD) vào hoạt động kinh tế.
Trớ trêu thay, Trung Quốc đã bị thiếu điện vào cuối tháng 9, và theo báo cáo của Reuters, các nhà chức trách Trung Quốc sau đó đã quyết định xóa nhập cảng 2.79 triệu tấn than của Úc vào tháng Mười.
Do đó, Úc trở thành nguồn nhập cảng than cốc lớn thứ tư của Trung Quốc chỉ một năm sau các lệnh trừng phạt trừng phạt của Trung Quốc.
Bà Kathleen Li đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009 và tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà là một kỹ sư, làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và kết cấu tại Úc.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: