Tạp chí Y học Hoa Kỳ: Hơn 70% bệnh nhân mắc bệnh mãn tính được cải thiện nhờ tập Pháp Luân Công
Chi phí cho bảo hiểm y tế toàn dân ngày càng tăng đang là xu thế ở các quốc gia, theo đó gánh nặng của chính phủ cũng ngày càng trầm trọng. Làm sao để người dân nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần một cách hiệu quả, đã trở thành vấn đề quan trọng cần được giải quyết của chính phủ và giới y học các nước. Đối với vấn đề này, mấy ngày trước tạp chí “Bình luận về chính sách và hành vi sức khỏe” (Health Behavior and Policy Review) của Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho thấy, có 70% đến 89% số người mắc bệnh mãn tính đã khỏi bệnh hoặc bệnh tình được cải thiện sau khi tu luyện Pháp Luân Công.
Mấy ngày trước, Tạp chí “Bình luận về chính sách và hành vi sức khỏe” đã công bố một bài báo cáo nghiên cứu có tên là “Sử dụng chữa bệnh và cảm nhận sức khỏe của học viên Pháp Luân Công Đài Loan”. Báo cáo này do cựu Giáo sư trợ lý Hồ Ngọc Huệ ở Đại học Đài Loan, Giáo sư Hoàng Lễ San ở Đại học Thanh Hoa Đài Loan, Tiến sỹ Diệp Tuấn Ngôn công tác tại công ty dược phẩm lớn của Hoa Kỳ, và Phó giáo sư Hà Mại của Đại học Washington-St. Louis cùng hoàn thành.
Báo cáo đề cập rằng, y học hiện nay ngoài việc dựa vào thuốc để chữa bệnh ra, thì cũng rất coi trọng việc phòng bệnh và rèn luyện sức khỏe cá nhân. Những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu nổi tiếng của Âu Mỹ bao gồm cả Đại học Harvard cũng đều rất chú trọng nghiên cứu về các vấn đề ẩm thực, dinh dưỡng, tập luyện … xem những điều này như một cách “hỗ trợ y học” hoặc là “thay thế y học”. Cũng trong những năm gần đây, ở Hoa Kỳ đã nở rộ phong trào tập luyện Thái Cực Quyền, Yoga, khí công các loại, nhưng đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện vốn từng được lưu truyền phổ biến rộng khắp ở Trung Quốc trước đây, và có lượng người tu luyện nhiều nhất, lại hiếm được đề cập đến trong các tài liệu của y học.
Bài báo cáo nhắc đến, sau khi Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992, đã nhanh chóng phổ truyền trên thế giới. Ngoài các bài tập động và tĩnh công như những môn khí công và yoga ra, thì Pháp Luân Công dựa theo nguyên lý chỉ đạo của “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu tiến hành đề cao và tu luyện “tâm tính”.
Nghiên cứu này ban đầu vốn dự định tiến hành khảo sát ở Trung Quốc đại lục là nơi có khoảng hơn 70 triệu học viên Pháp Luân Công để đánh giá. Nhưng bởi vì từ năm 1999 Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, cho nên vào cuối năm 2002, nhóm nghiên cứu lựa chọn Đài Loan, nơi có số lượng người tu luyện Pháp Luân Công nhiều đứng thứ hai, để tiến hành khảo sát.
Cuộc khảo sát sử dụng “Bảng tóm tắt khảo sát sức khỏe” (SF-36) quốc tế, tiến hành đánh giá những thay đổi về tinh thần và sức khỏe của hơn 1,000 người được điều tra. Nội dung khảo sát bao gồm những biến đổi trước và sau khi tu luyện như sử dụng thuốc, tình trạng bệnh mãn tính mắc phải, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc và nghiện rượu …
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, về điểm trung bình của 8 chỉ số về “sức khỏe thể chất” và “sức khỏe tinh thần”, các học viên Pháp Luân Công ngoài 2 chỉ số là “chức năng cơ thể ” và “chức năng xã hội” có điểm số không khác biệt so với dân chúng bình thường ra, điểm bình quân của 6 chỉ số còn lại đều cao hơn rõ rệt so với dân chúng bình thường.
Hơn nữa, về mặt “trạng thái sức khỏe thể chất” và “hạn chế tính cách do vấn đề cảm xúc gây ra” càng vượt trội hơn rất nhiều so với dân chúng bình thường. Không chỉ như thế, các học viên Pháp Luân Công trên 65 tuổi, tất cả 8 chỉ số sức khỏe thể chất và tinh thần đều cao hơn rõ rệt so với dân chúng bình thường.
Số lượng học viên Pháp Luân Công khám bệnh giảm mạnh, gần 40% không dùng bảo hiểm y tế
Báo cáo nghiên cứu cũng nhằm vào 10 bệnh mãn tính nguy hiểm hàng đầu như bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi và cao huyết áp … mà các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan mắc phải trước khi tu luyện để tiến hành điều tra. Phát hiện có 19.3% học viên mắc bệnh tim, cao hơn dân chúng bình thường 6.8%; có 6.4% học viên mắc bệnh tiểu đường, dân chúng bình thường là 4.5%; có 18.3% học viên mắc bệnh phổi, dân chúng bình thường là 5.2%; có 16.5% học viên mắc bệnh cao huyết áp, dân chúng bình thường khoảng 11.3%.
Nhưng sau khi tu luyện, trong số những học viên mắc các bệnh mãn tính này, có 70% đến 89% đã được cải thiện hoặc chữa khỏi.
Báo cáo cũng biểu hiện về số lần khám bệnh trước và sau khi tu luyện của các học viên Pháp Luân Công. Theo số liệu từ năm 2002 cho thấy, học viên Pháp Luân Công trước khi tu luyện, trung bình mỗi năm khám bệnh 12 lần, cùng với số lần khám bệnh của dân chúng bình thường ở Đài Loan từ năm 1995 đến 2000 là như nhau. Nhưng sau khi tu luyện, số lần khám bệnh trung bình của học viên Pháp Luân Công giảm xuống còn 6 lần. Số học viên không sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế toàn dân trước khi tu luyện là 6.7%, sau khi tu luyện con số này tăng lên rất nhiều, đến 38%. Điều này cho thấy có một sự giảm xuống rất đáng kể trong nhu cầu y tế của các học viên tu luyện Pháp Luân Công.
Đọc sách của Pháp Luân Công càng nhiều, hiệu quả về sức khỏe càng thêm rõ rệt
Đối với những hành vi có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu thành nghiện, báo cáo cho thấy, trong hơn 1,000 người được khảo sát, có 213 người trước khi tu luyện từng có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu. Sau khi tu luyện, có 74.2% học viên đã kiêng rượu, 79.2% bỏ hút thuốc.
Về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của việc tu luyện thời gian dài hay ngắn, báo cáo chỉ ra rằng, học viên Pháp Luân Công tu luyện thời gian càng dài, thì 8 hạng chi số sức khỏe thể chất và tinh thần càng tăng cao, đều cùng thể hiện rõ ở trên bảng thống kê. Trong đó, số năm tu luyện có tác động rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe tâm lý, cải thiện mức độ đau đớn về thể xác, nâng cao chức năng xã hội.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện, nếu đọc sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công càng nhiều lần, thì hiệu quả tăng cường sức khỏe của các bài luyện công càng tốt hơn. Nhưng nếu như chỉ luyện động tác mà không tu tâm tính, thì hiệu quả tăng cường sức khỏe sẽ không cao.
Pháp Luân Công có thể giúp tối ưu hóa hệ thống miễn dịch, hoặc trở thành một phương pháp kháng dịch hiệu quả
Hiện nay virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán) hoành hành trên toàn thế giới, ngoài việc tranh giành mua khẩu trang, cồn sát khuẩn cùng các vật dụng phòng dịch để tự bảo vệ mình ra, thì việc làm thế nào để tăng cường sức đề kháng của bản thân cũng đã trở thành chủ đề được các giới quan tâm.
Theo nghiên cứu của cựu giáo sư Phong Lily ở Trung tâm y tế Baylor, Texas cho thấy, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có cơ chế sinh lý bệnh lý gây tổn thương cho các cơ quan, hệ thống của cơ thể người, bao gồm hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, giống như “cytokine storm”. Hệ thống miễn dịch phản ứng quá độ và gây viêm có tác dụng quyết định trong tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiễm virus.
Ông Hà Mại, người đã làm việc trong lĩnh vực liên quan y học hơn 30 năm, trong một cuộc phỏng vấn của Epoch Times đã cho biết, theo số liệu hiện nay cho thấy, sau khi bị lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán thì những người già, người mắc bệnh mãn tính, người mắc bênh phổi, những người hút thuốc … sẽ dễ phát triển thành bệnh nặng, hơn nữa, có rất nhiều bệnh nhân sau khi bị lây nhiễm dịch, sẽ xuất hiện các di chứng như xơ phổi, hoại tử xương.
Ông Hà cho biết, ông bắt tay vào nghiên cứu đề tài lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công đến nay đã trên 20 năm, phát hiện có nhiều trường hợp, bệnh nhân xuất hiện hiện tượng xơ phổi, xương cốt bị hoại tử, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công đều được chữa khỏi hoặc có cải thiện.
Ông Hà nói, hiện nay dịch bệnh bùng phát toàn cầu, chính phủ các nước vì chống dịch bệnh, đều khuyến khích người dân hạn chế đi ra ngoài, giảm bớt tiếp xúc với đám đông. Do người già sau khi nhiễm dịch sẽ dễ làm cho bệnh càng nặng thêm và có các di chứng liên quan, cho nên họ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao của dịch bệnh hiện nay, cũng là nhóm đối tượng chính trong việc phòng dịch của chính phủ.
Ông Hà cũng cho biết, tu luyện Pháp Luân Công giúp tối ưu hóa hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe, cũng mang lại cho xã hội một giải pháp có thể đối mặt với dịch bệnh. Hơn nữa, tu luyện Pháp Luân Công không chỉ không tốn bất kỳ chi phí nào, mà những động tác luyện công cũng nhẹ nhàng, không vận động mạnh, rất thích hợp với dân chúng phổ thông, người già tu luyện tại nhà.
Do Tang Ying thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: