Tận mắt nhìn thấy hai ngọc khuê chân thực, nghệ thuật điêu khắc ngọc thời tiền sử thật quá sáng chói
Trong bài thơ Kỳ áo ở Kinh Thi hình dung quân tử “như khuê như bích”, dùng ngọc để ví von người quân tử có khí chất khiêm tốn. Khổng Tử gia ngữ nói: “Khuê chương bích tông bất dục vu thị” (khuê chương bích tông không bán ở chợ), phản ánh rằng khuê bích là ngọc khí có phẩm chất đặc biệt cao quý không giống như ngọc sức, ngọc bội. Trong văn hóa Trung Hoa, các triều đại lấy các ngọc khí là khuê, bích làm đồ vật cao quý để tế trời, lấy ngọc khí biểu tượng cho tinh thần thiên đạo, biểu hiện lòng thành nhất mực kính trời.
Văn khuê hình mặt người, nghệ thuật tạo tác tinh xảo
Trong các văn vật đào được trong lòng đất, chúng ta có thể phát hiện văn hóa ngọc thạch trong văn hóa Trung Hoa lâu đời hơn so với văn tự được ghi chép trong sử sách. Hơn nữa, tiêu chuẩn nghệ thuật thể hiện ra rất đáng kinh ngạc. Cuối thời đại đồ đá mới, cuối thời văn hóa Long Sơn cách nay bốn, năm ngàn năm trước có “Văn khuê hình mặt người” và “Văn khuê hình chim ưng”, nghệ thuật điêu khắc ngọc thời tiền sử thể hiện ở hai loại này thật sự sáng chói!
Hai ngọc khuê này đều là lễ khí quý giá có hình búa ngọc dài và hình đới đao, dùng để tế tự, bảo ngọc cách nay đã hơn bốn nghìn năm nhưng vẫn mang ánh hào quang như mới chạm. Ngọc khuê hiện tại cất giữ ở Viện Bảo tàng Cố cung quốc lập (Đài Bắc), văn tự trên khuê là bài thơ ngự chế do Hoàng đế Càn Long nhà Thanh lúc ấy lệnh cho thợ làm ngọc điêu khắc lên (Hướng văn tự ngược với đồ án).
Công nghệ điêu khắc ngọc và mỹ học cao siêu tinh xảo
Hai mặt của ngọc khuê có họa tiết hình mặt người cao 24.6 centimet, rộng chừng 7 centimet đều được điêu khắc hoa văn trang trí rất tỉ mỉ, đối xứng, lúc mang trên người có thể thông thiên, thấy được tướng mạo bảo quan Thần tổ — Thần chỉ và tổ tiên, đây chính là hiệu quả ban đầu của phù điêu. Năm ngàn năm trước kia bàn tay ai mà tinh xảo đến vậy, điêu khắc ra các đường cong, đường vân cân xứng, trơn nhẵn, khúc khuỷu, tạo nên điển lệ bồng bềnh ôn nhuận, ưu nhã.
Hai mặt của khuê được điêu khắc không giống nhau, một bên là toàn diện, một bên là cường điệu mắt nhìn và tướng mạo thông thiên bảo quan, cả hai đều hiện ra vẻ trang trí tinh xảo và nét đẹp đối xứng. Dưới đồ án chủ đạo ở hai mặt có họa tiết trang trí. Chỉ nhìn họa tiết trang trí thôi đã cho thấy tổ hợp nghệ thuật đồ án trang sức hoa lệ, phần trên và dưới của họa tiết ở giữa mỗi phần có một phần nhỏ nằm bồi lên áo lót, thể hiện quy luật liên tiếp, đối xứng biến hóa, cũng thể hiện mỹ thuật đối xứng song song, bồi thêm trên áo lót. Những lý lẽ mỹ học trừu tượng này đương nhiên được ứng dụng thành thục trong điêu khắc ngọc thời tiền sử, thật sự khiến người ta kinh ngạc.
Tính chất của ngọc là cực kỳ cứng rắn, muốn điêu khắc ngọc, mài giũa ngọc nhất định phải tìm được phiến đá có độ cứng rắn lớn hơn ngọc mới có thể giải ngọc, mới có thể cắt gọt mài giũa ngọc thạch. Trong môi trường tự nhiên, mọi người có thể phát hiện phiến đá cứng hơn ngọc không nhiều, người xưa phát hiện thạch anh, ngọc hoa cương, đá kim cương, đá thạch lựu, đem chúng “giải ngọc sa” tức là đập nát, mài thành hạt tròn nhỏ bé, lại phối hợp với các loại công cụ chế tạo chất liệu ngọc để gia công ngọc, tiến hành các công việc tỉ mỉ rèn luyện ngọc khí, khắc lỗ, chạm rỗng, mài họa tiết và đánh bóng .v.v., hơn mười mấy công đoạn theo thứ tự cực kì phức tạp. Trên lỗ nhỏ của ngọc khuê với độ rộng vẻn vẹn 7 centimet này, thể hiện công phu điêu khắc ngọc khí bất phàm, thấy được chuẩn tắc về mỹ học trong đó, tỏa chiếu vẻ sáng ngời của việc thành thục, công nghệ tỉ mỉ càng khiến người hiện đại kinh diễm.
Văn khuê hình chim ưng trang nhã lộng lẫy, khí thế phi phàm
Ngoài ra còn có ngọc khuê xưa thời tiền sử — khuê có họa tiết hình chim ưng, thể hiện ra phong cách nghệ thuật tinh xảo lộng lẫy. Đây cũng là văn vật còn sót lại từ cuối thời kỳ văn hóa Long Sơn ở Sơn Đông, kích thước xấp xỉ khuê văn hình mặt người, nhìn chung là lớn hơn một chút, mỏng hơn một chút — cao 30.7 centimet, rộng chừng 7.2 centimet, nơi dày nhất 1.05 centimet. Một mặt văn khuê điêu khắc một con chim ưng dang cánh ngửa bay thẳng lên trời, phần thân trên một đường thẳng đứng, trong không gian nho nhỏ, ánh mắt truyền đạt ý chí “ngửa mặt lên trời” sao có thể kiên định như vậy.
Lật qua mặt khác là mặt chim ưng hoa lệ trong khoảng cách gần. Dưới đồ án chủ đạo ở hai mặt đều có một phần họa tiết trang trí, áp dụng cùng một đồ án, cặp mắt chim ưng lớn được tổ hợp rất xảo diệu, lặp đi lặp lại nhấn mạnh chủ đề trọng điểm trên ngọc khuê. Chúng thể hiện tinh tế nghệ thuật mỹ học trang nhã, hòa điệu thống nhất và đối ứng.
Tướng mạo “một cặp mắt thật lớn, một đôi tai lớn và giương cao, mang thông thiên bảo quán” là phong cách và đồ án phổ biến trên văn khuê hình mặt người và hình chim ưng. Mà phong cách nghệ thuật văn khuê hình chim ưng thực sự lộng lẫy, khí độ mênh mông, nhất là biểu hiện trên phần lông ở đầu. Lông từ mi mắt trở lên kéo dài tới trên đầu vừa dài vừa cuộn lại, trái phải sắp xếp rất đối xứng, khí thế phi phàm. Trang trí đường cong ở hình dạng tai cũng đẹp hơn so với văn khuê hình mặt người.
Có thể thấy được, hơn bốn nghìn năm trước, tiên tổ dân tộc Trung Hoa đã có kỹ thuật điêu khắc ngọc cao siêu, đồng thời thể hiện nghệ thuật mỹ học cổ điển cực kì tinh xảo. Trong văn hóa Trung Hoa thời tiền sử, ngọc không chỉ là công cụ mà thôi, bảo thạch này thành bảo ngọc, thành lễ khí. Tín ngưỡng dùng ngọc đẹp thông linh thể hiện trong hai ngọc khuê có từ văn hóa Long Sơn thời tiền sử này rất rõ ràng và dễ nhận thấy; các vị tổ tiên Hoa Hạ dùng linh khí của mỹ ngọc để câu thông với người và thần. Hai ngọc khuê này đều là di vật thời tiền sử, bộc lộ rõ tinh thần văn hóa ngọc thạch trong văn hóa Trung Hoa phát triển rất sớm, đồng thời vào thời tiền sử đã có trình độ nhận biết vật chất và sinh mệnh rất cao.
Từ nghệ thuật điêu khắc ngọc thời tiền sử suy nghĩ vấn đề tồn tại sinh mệnh
Trên ngọc khí – lễ khí tế trời với quy cách tối cao, nghệ thuật điêu khắc trang trí hoa văn lộng lẫy thể hiện sự sùng kính đối với trời, với thần chủ tạo vật. Câu mở đầu chiếu thư thiên tử Trung Quốc thời cổ đại không phải là “phụng thiên thừa vận” sao, chính là ứng hợp với tinh thần kính trời này.
Một số người bị “mê tín” mà nói lời mê hoặc, đối với việc tế trời, lễ thần của người xưa hoặc nhân loại thời tiền sử thường nhìn nhận là mê tín. Nghiên cứu “lý luận 3D” hiện đại đã biết, con mắt nhân loại không thấy được không gian khác, sinh mệnh ở không gian nhỏ bé là cực kỳ phong phú. Cái gọi là “hiện thực” bên ngoài, tồn tại một không gian siêu việt phức tạp hơn không gian vật chất này của chúng ta, chúng cũng không bởi vì mắt người thường nhìn không thấy mà không tồn tại. Nhìn sự tinh tế cùng nội hàm của những di sản văn vật thời tiền sử này, khiến con người chúng ta hôm nay một lần nữa suy nghĩ ý nghĩa đối ứng giữa thời không vũ trụ đối với sinh mệnh, giữa thiên thần đối với con người.
Tư liệu tham khảo:
- Kính trời cách vật, Viện bảo tàng Cố cung Quốc lập, Đài Bắc.
- Thiên Công bảo vật, Viện bảo tàng Cố cung Quốc lập, Đài Bắc.
- Lai tự bích lạc dữ hoàng tuyền — ghi chép văn vật tinh tuyển Sở nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, Sở Nghiên cứu Lịch sử ngôn ngữ, Viện nghiên cứu Trung ương, Đài Bắc.
Do Đạp Tuyết Phi Hồng thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: