Tân chiến lược đổi mới do nhà nước dẫn dắt của ông Tập có thể là một thảm họa cho Trung Quốc
Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi chiến lược phát triển công nghiệp gần 40 năm tuổi.
Kể từ đầu những năm 1980, cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với tiến bộ công nghệ và công nghiệp là nhập cảng, chủ yếu bằng cách liên doanh với các công ty ngoại quốc cung cấp công nghệ cao và khởi nghiệp. Cuối cùng, người Trung Quốc tiến hành kỹ nghệ đảo ngược công nghệ này (kỹ thuật phân tích để suy ra tính năng) rồi sản xuất – và xuất cảng – các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh của riêng họ.
Có rất nhiều ví dụ về cách tiếp cận công nghiệp như vậy: Huawei, Haier, Alibaba, và COMAC (công ty máy bay thương mại của Trung Quốc). Một số dự án liên doanh này đã thành công ngoài sức tưởng tượng, biến Trung Quốc thành nhà thầu phụ hàng đầu và thậm chí là nhà sản xuất thiết bị gốc.
Thành công đằng sau chiến lược này là sự bao trùm của toàn cầu hóa và một chính sách chung chung từ phía chính phủ trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây, phù hợp với phong cách điều hành “chủ tịch của mọi thứ” của ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh sắp quốc hữu hóa và tập trung hóa cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc nghiên cứu và phát triển (R&D) thế hệ tiếp theo.
Theo một bài báo gần đây trên tờ The Economist, ông Tập muốn xây dựng “một chính quyền ươm tạo”, trong đó nền kinh tế “phụ thuộc nhiều vào sự nuôi dưỡng của chính quyền” để dẫn dắt R&D. Ông ấy muốn chính phủ, chứ không phải các nhà đầu tư tư nhân, quyết định và chỉ định các ưu tiên và tài trợ cho R&D.
Đặc biệt, ông Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thúc đẩy sự phát triển của cái gọi là công nghệ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (4IR) như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, điện toán đám mây, và tự động hóa, cũng như chất bán dẫn và phần mềm.
Đồng thời, ông Tập và ĐCSTQ đang cố gắng chuyển hoạt động R&D và sản xuất công nghệ cao từ các thành phố ven biển vào vùng nội địa, phù hợp với chiến dịch “thịnh vượng chung” lớn hơn của ông Tập – tái phân phối của cải quốc gia từ miền đông giàu có đến vùng nội địa nghèo hơn. Ông sẽ làm như vậy bằng cách nuôi dưỡng việc tạo ra một “đội ngũ trung thành” gồm các công ty khởi nghiệp sẽ thực hiện các chính sách phát triển của chính quyền Trung Quốc.
Tờ Economist gọi chiến lược này một cách đúng đắn là một “sự đặt cược nặng ký” để Trung Quốc trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu trong thập niên tới đây. Đó chắc chắn là một cách tiếp cận đầy rủi ro, đặc biệt là với những nỗ lực từ trên xuống, lấy nhà nước làm trung tâm trước đó, đã thất bại của Trung Quốc đối với việc đổi mới và sản xuất tiên tiến.
Ví dụ, Trung Quốc tiếp tục thiếu hụt trong nỗ lực thiết kế và chế tạo các chất bán dẫn cao cấp, đặc biệt là các vi mạch bán dẫn với các nút xử lý nhỏ hơn 5 nanomet (nm). Trên thực tế, có tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa công nghệ vi mạch bán dẫn hiện tại của Trung Quốc và nền công nghệ toàn cầu. Đặc biệt, Trung Quốc nhận thấy khó có thể phá vỡ “bức tường 7 nm,” tức là khó có thể chế tạo vi mạch bán dẫn dưới ngưỡng tới hạn đó.
Ngược lại, cả Đài Loan và Hàn Quốc đều đã chế tạo vi mạch bán dẫn nhỏ từ 5 nm trở xuống.
Ngoài ra, Trung Quốc đã phải nhập cảng máy móc và công nghệ chế tạo tấm bán dẫn, và họ rất khao khát công nghệ đúc bán dẫn đến mức họ thậm chí còn mua thiết bị đã qua sử dụng từ Nhật Bản. Nhìn chung, hầu hết công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn tại nội địa của Trung Quốc đã cũ và đang trở nên cũ hơn, khi các mục tiêu công nghệ tiếp tục vượt quá năng lực của Trung Quốc.
Ngay cả với công nghệ nhập cảng, Trung Quốc hầu như không thể cung cấp hơn 15% chất bán dẫn mà nước này cần cho cơ sở hạ tầng công nghệ cao của mình. Ví dụ, vào năm 2020, quốc gia này đã nhập cảng chất bán dẫn trị giá hơn 300 tỷ USD, nhiều hơn so với chi phí nhập cảng dầu mỏ. Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 70% vi mạch bán dẫn của riêng mình vào năm 2025, nhưng không có khả năng đạt được mục tiêu đó.
Theo một báo cáo gần đây của Institut Montaigne, việc Trung Quốc không có khả năng sản xuất vi mạch bán dẫn cao cấp “sẽ khiến Trung Quốc khó thực sự thống trị cuộc cách mạng kỹ thuật số do cơ sở hạ tầng 5G tạo ra.”
Hàng không vũ trụ thương mại là một lĩnh vực khác mà cách tiếp cận nặng về nhà nước đối với đầu tư và đổi mới của Trung Quốc đã dẫn đến những kết quả kém nổi bật. Hai máy bay dân dụng lớn nhất của Trung Quốc, ARJ21 và C919, chậm tiến độ phát triển nhiều năm, và cả hai đều không đạt được chứng nhận đủ điều kiện hàng không của phương Tây. Có khả năng, cả hai loại máy bay này sẽ không bao giờ được bán bên ở ngoài Trung Quốc.
Cách tiếp cận mới từ trên xuống, do nhà nước dẫn dắt đối với việc đổi mới công nghệ 4IR có thể mang lại hiệu quả trong một số trường hợp. The Economist ghi nhận những nỗ lực rõ ràng đã thành công của các công ty như Baosight và Sangfor Technologies, những công ty cung cấp các giải pháp công nghệ cao trực tiếp cho chính quyền trung ương, trái ngược với “công nghệ mềm” của lĩnh vực internet tiêu dùng như TikTok hay Tencent. Các công ty này hoặc thuộc sở hữu nhà nước trực tiếp hoặc liên kết chặt chẽ với ĐCSTQ.
Tuy nhiên, nhà nước càng kiểm soát các khoản đầu tư vào các chương trình R&D của 4IR và càng trực tiếp chọn “kẻ thắng người thua”, thì càng có nhiều rủi ro xảy ra lãng phí, lạm dụng, và đơn giản là ra quyết định sai trái.
Ngay từ đầu, việc trao cho ĐCSTQ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nền kinh tế sẽ ngăn chặn chủ nghĩa kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, làm như vậy sẽ cho phép các quan chức đảng sốt sắng giành lại quyền lực đối với các quyết định kinh tế đã được phân cấp và tư nhân hóa trước đây.
Trên hết, các vụ tin tặc của ĐCSTQ có lẽ không phải là những đánh giá tốt nhất về việc đầu tư vào đổi mới thế hệ tiếp theo nên đi đến đâu. Trong một bài báo khác, The Economist lưu ý rằng trong khi hàng chục nghìn công ty — tất cả đều có mục đích sử dụng phát triển công nghệ 4IR tiên tiến — đã trụ được trong những năm gần đây, “nhiều hành vi lừa đảo hoặc gian lận được các quan chức dung túng để đạt được các mục tiêu phát triển của địa phương.”
Tóm lại, bài báo tương tự khẳng định rằng “một ngành công nghệ nơi động lực là trợ cấp và nỗi sợ hãi, và là nơi tách biệt khỏi hệ thống đầu tư mạo hiểm ngày càng toàn cầu hóa, có khả năng bị tụt lại phía sau biên giới của sự đổi mới.”
Làm gia tăng vấn đề này là thực tế rằng các chính quyền độc tài, đặc biệt là các chính quyền được điều hành bởi chế độ độc tài ngày càng cá nhân hóa như của ông Tập, nói chung khó thừa nhận sai lầm và thay đổi đường lối. Xu hướng tăng gấp đôi chính sách sai trái này chỉ làm tăng rủi ro đối với giấc mơ trở thành trung tâm đổi mới công nghệ 4IR của Trung Quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Richard A. Bitzinger là một chuyên gia phân tích an ninh quốc tế độc lập. Trước đây, ông từng là một thành viên cao cấp của Chương trình Chuyển đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, và ông từng đảm nhận các vị trí trong chính phủ Hoa Kỳ và tại nhiều tổ chức tư vấn khác nhau. Nghiên cứu của ông chuyên về các vấn đề an ninh và quốc phòng liên quan đến khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, bao gồm cả sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự, và quá trình hiện đại hóa quân đội cũng như phát triển vũ khí trong khu vực này.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: