Tấn bi kịch của hoàng tử Hamlet – Sự ngờ vực hủy diệt các giá trị Tây phương
Một thứ gì đó khổng lồ đã đổ vỡ vào năm 1600, năm mà Shakespeare sáng tác tác phẩm Hamlet. William Shakespeare đã nhìn thấy sự lao dốc đó. Và ông biết nguyên nhân gây ra sự sụp đổ này. Vì thế, ông đã gián tiếp chỉ ra nó trong tấn bi kịch về một hoàng tử Đan Mạch. Dù là tiểu thuyết hư cấu, nhưng bi kịch vẫn đó là tấn bi kịch của xã hội ở thực tại.
Ai từng là người khổng lồ giờ đây trở thành gã tí hon?
Như nhà văn người Anh Anthony Burgess đã từng nói về Hamlet, câu trả lời nằm ở bộ phim mà ai trong chúng ta cũng từng xem qua.
Tóm tắt tác phẩm Hamlet
Tiểu thuyết nổi tiếng này được tóm tắt như sau:
Tác phẩm kể về những gì mà hoàng tử trẻ Hamlet đã trải qua. Bi kịch bắt đầu từ lúc chàng gặp bóng ma của người cha vừa qua đời – cựu vương Đan Mạch. Hồn ma của cha Hamlet kể với chàng rằng, ông không hề qua đời vì già yếu. Mà cái chết đó do chính người em trai của ông – chú Claudius gây ra bằng thủ đoạn hạ độc. Và trong vòng hai tháng kể từ cái chết của người cha, chú Claudius đã kết hôn cùng người mẹ trẻ của Hamlet – góa phụ Gertrude.
Biết được việc này, Hamlet tức tối và thề sẽ báo thù. Sau đó, gần như ngay lập tức, chàng cố kìm nén sự oán hận này. Thay vì đối đầu với Claudius và cáo buộc hắn tội danh giết người, Hamlet sẽ khoác lên mình một “tính cách chống đối,” một sự điên rồ giả tạo. Chàng nghĩ điều này sẽ giúp chàng vạch trần sự thật về vị vua mới và hoàng hậu. Sự nghi ngờ đã hiện diện, và cho đến khi nó chưa được giải quyết, máu phải đổ.
Và thế là mối quan hệ của Hamlet với Ophelia, con gái của Polonius, tể tướng của nhà vua mới, là điều bị ảnh hưởng trước nhất. Hamlet, trong lần đầu gặp nàng Ophelia, đã trao nàng những lời lẽ ngọt ngào: “Người ta có thể ngờ vực về sự chuyển động của vầng thái dương, nhưng việc ta yêu nàng là điều không ai nghi hoặc”.
Tuy nhiên, chàng đã phải vờ rằng mình hết yêu Ophelia để đẩy cô ra thật xa khi chàng vừa nhận ra Claudius và Polonius đang theo dõi mình. Và điều này thực sự thuyết phục Claudius và Polonius rằng Hamlet đã đánh mất lý trí. Hậu quả là, sự chối bỏ của Hamlet đã khiến nàng Ophelia quẫn trí.
Hamlet đã dàn dựng một vở kịch tái hiện lại cái chết cha mình. Chàng tin rằng khi Claudius phản ứng dữ dội trước vở diễn đó, chàng sẽ có được căn cứ cho kết luận của chính mình. Tuy nhiên, Claudius, sau khi xem vở kịch, lại một mình cầu nguyện. Và thế là Hamlet do dự vì sợ rằng việc giết hắn trong lúc cầu nguyện có thể đưa Claudius lên thiên đường — và điều này chắc chắn không phải là báo thù.
Cảnh kế tiếp, Hamlet đã xuống tay với một người mà chàng tin là Claudius khi Claudius đang trốn sau tấm thảm. Nhưng đó là Polonius, kẻ không may đang cố tình nghe trộm cuộc trò chuyện của Hamlet với mẹ.
Và tai họa tiếp nối tai họa.
Nàng Ophelia tự vẫn bằng cách trầm mình xuống một dòng sông. Sau đó, Laertes, anh trai nàng, trở về từ Pháp và thông đồng với Claudius hòng sát hại Hamlet bằng thuốc độc được ngụy tạo đằng sau một cuộc đấu tay đôi. Và kết cục là cả Claudius, Laertes, Gertrude và Hamlet đều chết.
Và thế là, Fortinbras, Vua của Na Uy, đến để chiếm lấy ngai vàng.
Vậy nguồn gốc của sự nghi ngờ này – sự ngờ vực đầy tai ương đã kéo sập cả một vương triều là gì? Sau đây là những lời mà Hamlet nói với người bạn Horatio sau khi chàng gặp hồn ma:
“Horatio này, còn nhiều điều giữa mênh mông trời đất này
Nằm ngoài sự hiểu biết, nằm ngoài thứ triết học của chúng ta.”
(Có một thay đổi nhỏ với “Triết học của bạn” sau chương đầu)
Hamlet và Horatino cùng học tại thị trấn Wittenberg. Vậy thì nền minh triết mà họ đã thụ nhận là gì?
Cái giá của sự ngờ vực
Hiểu biết chung của chúng ta về thời kỳ này có khiến ta liên tưởng thứ triết học này chính là “Chủ nghĩa học thuật của Aquinas”. Nhưng nhiều khả năng đó là thuyết Pyrrhonism của Empiricus, một triết gia Hy Lạp sống ở thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Ông phát triển những triết lý của mình dựa trên tư tưởng của Pyyrho, một người trẻ hơn sống cùng thời với Aristotle, và hầu như vị này ít được biết đến vào ngày nay.
Pyyrho đã phát triển một loại chủ nghĩa mang tính ngờ vực. Và chủ nghĩa này có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Lý giải mang màu sắc cực đoan nhất đến từ Empiricus. Ông từng viết: “Không gì là thật”.
Trong tác phẩm: Against the Musicians, Empiricus tuyên bố rằng âm thanh không tồn tại. Đó là các rung động trong không khí mà ta gọi là “âm thanh”. Và điều này không có nghĩa là “âm thanh” có trạng thái tồn tại độc lập. Empiricus rất cực đoan. Và những người ủng hộ ông cũng vậy.
Trớ trêu thay, theo thứ triết học này, vì ta không thể chắc về điều gì, nên ta sẽ không biết về tất cả.
Thật ra, tư tưởng của Empiricus sẽ rất trừu tượng nếu nó không được dịch sang tiếng Latin vào những năm 1500. Điều này tựa như toàn Âu châu đang vật lộn với sự cải cách. Việc bác bỏ các chân lý từ tôn giáo đã nhận được sự đồng tình từ giới trí thức. Họ cho rằng, dù gì, sự thật cũng chỉ là điều dối trá.
Thế là, chủ nghĩa hoài nghi cấp tiến tràn ngập các trường đại học, và vào thời điểm mà vở Hamlet được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1601. Thứ chủ nghĩa kỳ quặc này đã trở nên phổ biến.
René Descartes, người được cho là đã khơi chủ nghĩa ngờ vực tại phương Tây. Ông sau đó gia nhập tổ chức mang tư tưởng này. Một câu nói nổi tiếng của ông “Tôi nghĩ, do đó, chính là tôi” (1637) là minh chứng cho thất bại trong việc xua tan sự nghi hoặc bằng cách tìm kiếm thực tế không thể chối cãi. Nhưng ông đã quá muộn. Lý trí, một khi nó có được sự hiểu biết toàn diện về thực tại, sẽ giữ vai trò bảo đảm tính logic để chịu trách nhiệm để các điều khoản của logic được lý giải một cách thích hợp.
Có những thứ tự nó đã minh bạch mà không cần sự minh xác
Kỳ lạ thay, Empiricus cũng có một quan điểm xác đáng. Đó là, có rất nhiều sự thật không thể được chứng minh một cách logic. Tuy nhiên, theo lý giải của ông, điều này có nghĩa là không gì có thể được xác minh cho đến tận cùng. Nói cách khác, những gì chúng ta biết, hầu hết, đều không cần chứng cứ.
Trước khi người ta bài xích sự tư duy, nhiều người tin rằng những bằng chứng mang tính logic là một phần của quá trình tư duy, bao gồm cả việc phủ nhận cả những tiền đề đã được đồng tình trước đây. Những tiền đề không thể tự minh xác cho chính nó. Thêm vào đó, những tiền đề này là những thứ quan trọng, là sự hiện diện vật lý theo thời gian, là bản chất của con người, là các chiều hướng của không gian, và là nhiều thành tố khác. Vai trò của con người là tìm hiểu và làm rõ những tiền đề đó.
Nói cách khác, sự phân định thật giả chính là vấn đề về mức độ chính xác trong cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Sự thật không đến từ việc suy luận đơn thuần, mà được phơi bày qua nghiên cứu. Một khi một tiền đề được minh xác, người ta, từ đó, có thể suy luận ra những vấn đề liên quan.
Ví dụ, một tiền đề có thể được quan sát, đó là đặc tính sinh học quyết định bản chất của đàn ông và bản chất của phụ nữ. Từ đây, chỗ đứng trong xã hội của nam giới và phụ nữ được hình thành. Ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, có những đối tượng hấp dẫn và kém hấp dẫn, và đây không phải là điều ngẫu nhiên.
Từ đây, ta có thể suy ra những quy luật để phân định sự hấp dẫn giới tính, để xác định như thế nào là đep. Một ví dụ khác đó người ta quan sát thấy chế độ chuyên chế là nguyên nhân của nạn đói và sự áp bức. Thế là sau đó, chúng ta đã có những chế độ chính trị công bằng hơn.
Con đường diệt vong
Ngày nay, những tiền đề này sẽ bị bác bỏ, và bị cho là những điều “không thể chứng minh được” (thực tế là như vậy). Hãy xét đến sự nhập nhằng khi những khái niệm bị đánh tráo: rằng đàn ông có thể là phụ nữ và ngược lại, rằng không có sự khác biệt giữa cái đẹp và cái xấu, rằng chế độ chuyên chế cũng tương tự và có chức năng như một nhà nước thực thi “công bằng”.
Những tiền đề này, rõ ràng, là những phạm trù quan trọng, nhưng tất cả chúng đều có thể bị bẻ cong.
Vậy ta có thể làm cho minh xác những vấn đề này? Rõ ràng là rất khó. Điều này có mang lại tính minh xác cho cho những tiền đề này? Nói cách khác, ngày nay, mọi chuyện đều vận hành như thế. Bởi vì những can thiệp mang tính chính trị đã thay thế sự thật. Bởi vì không có gì có thể được chứng minh, cho nên lý do để nghiên cứu và lý luận bị vứt bỏ và bị thay thế bằng quyền lực. Khi tư tưởng phương Tây từ 400 năm trước phần lớn đều đòi hỏi tính minh chứng của các tiền đề, thì thật khó xoay chuyển cục diện.
Hamlet rốt cuộc cũng nhận ra quyền lực của tòa án đang ngày càng chống lại mình nhưng đã quá muộn để hành động. Đáng lẽ ra, chàng có thể ra tay với Claudius từ sớm để cứu nhiều sinh mạng và củng cố vương triều Đan Mạch chống lại sự thâu tóm của Na Uy. Giá mà chàng ít do dự và liều lĩnh hơn. Và liệu Hamlet có thể chứng thực rằng chú của chàng đã sát hại cha mình? Không! Và chàng có chắc rằng chú mình đã sát hại cha mình không? Chàng đã biết rõ nhưng không thể đưa ra bằng chứng xác đáng, nên chàng đã chọn cách phớt lờ. Vì sự phớt lờ này, cả vương triều đã sụp đổ.
Chúng ta không cần phải chứng minh rằng các giá trị Tây phương về tự do, chủ quyền và trách nhiệm cá nhân, việc tuân thủ các định luật của tự nhiên và truyền thống qua hàng thiên niên kỷ là sự thật. Vì những giá trị này luôn đúng bất kể sự hiện diện của chúng ta. Việc ngờ hoặc những giá trị này ngạo mạn. Và việc hợp lý hóa những ý kiến trái chiều với những giá trị trên vì ta không thể chứng minh quan điểm của mình giống như tự quay mũi kiếm tẩm độc về phía chúng ta.
Đừng phạm sai lầm như Hamlet. Thay vào đó, chúng ta phải giống như Fortinbras. Khi Hamlet lần đầu nhìn thấy Fortinbras chỉ huy một đạo quân, chàng liền nhận ra rằng mình đang nhìn thấy sự hùng vĩ, và trong lần đầu cũng như lần cuối của mình, chàng thốt lên rằng:
“Để trở nên vĩ đại
Không phải là không động tâm trước biến cố
Mà phải biết nỗ lực đến tột cùng
Khi danh dự bị mất đi.”
Từng là nhà phê bình âm nhạc cho thời báo Arizona Republic và The Kansas City Star, tác giả Kenneth LaFave gần đây đã lấy bằng tiến sĩ về triết học, nghệ thuật và tư tưởng phê bình tại European Graduate School. Ông cũng là tác giả của ba tựa sách, một trong số đó là Experiencing Film Music (2017, Rowman & Littlefield).
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: