Tạm biệt tóc bạc, 4 món canh gà bồi bổ sức khỏe
Nhiều người thích ăn canh gà vì canh gà không những ngon mà còn có thể bổ sung sinh lực. Canh gà nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau sẽ mang đến hiệu quả trị liệu khác nhau.
Sau đây là bốn công thức nấu canh gà không những mang lại hương vị thơm ngon cho gia đình mà còn có công dụng chống bạc tóc và dưỡng khí huyết.
Trung y nhìn nhận rằng cơ thể con người có một hệ thống “kinh mạch,” chịu trách nhiệm vận chuyển khí huyết đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Khí huyết là thành phần cấu tạo và duy trì hoạt động sinh lý.
Khí là “năng lượng” hay “sinh lực” cấu thành nên sự sống trong cơ thể, và Trung y thường gọi chất bổ sung dinh dưỡng trong cơ thể là máu. Khí huyết lưu thông để duy trì sự cân bằng và ổn định của các mô và các cơ quan. Khi có sự mất cân bằng hoặc thiếu khí và/hoặc huyết trong cơ thể thì bệnh tật hoặc các tình trạng khác có thể xảy ra.
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Nàng Dae Jang Geum” dựa trên câu chuyện có thật về nàng Jang Geum là một nữ ngự y đầu tiên của Triều đại Joseon. Khi chuẩn bị thức ăn cho nhà vua, trước tiên nàng Jang Geum thường kể cho vua nghe món ăn đó tốt cho thân thể như thế nào. Ví dụ, nàng sẽ nói rằng món này có thể chữa được bệnh ở chân, món này có thể dưỡng nhan, món này làm đen tóc v.v. Ngày nay nếu chúng ta cũng làm như vậy và đối xử với mọi người trong gia đình như trong hoàng tộc, thì tất cả mọi người – kể cả người già cũng sẽ có cảm giác rất ấm lòng.
Canh gà dưỡng khí huyết, chống bạc tóc
Vấn đề sức khỏe
1. Canh hà thủ ô hầm với gà ác: Bổ thận, đen tóc
Thành phần: gà ác, hà thủ ô, táo tàu
Gà ác chữa thiếu chất và mệt mỏi do làm việc quá sức. Khi một người suy nhược trong một thời gian dài, hoặc sau một căn bệnh nghiêm trọng, người ta có thể bị đổ mồ hôi về đêm, hen suyễn, hồi hộp, yếu dạ dày, luôn cảm thấy buồn ngủ và không muốn thức dậy. Ăn gà ác có thể cải thiện các triệu chứng này.
Hà thủ ô giúp tiếp thêm sinh lực cho thận và làm đen tóc. Món canh này đặc biệt hữu ích cho người trẻ tuổi tóc bạc sớm hay do tuổi già.
Món canh này cũng bổ âm và bổ máu, làm tăng sinh lực và tốt cho các thành viên trong gia đình tử già tới trẻ
Lưu ý – Hà thủ ô dễ bị phản ứng hóa học với kim loại như sắt và đồng. Vì vậy, trong khi chuẩn bị món canh gà này, hãy bảo đảm chúng được nấu trong nồi sứ và dùng thìa gỗ.
2. Canh gà với hoàng kỳ, táo tàu và câu kỷ tử: Dưỡng khí huyết
Thành phần: thịt gà, hoàng kỳ, táo đỏ, táo đen, câu kỷ tử, đương quy, rễ xuyên khung, quế.
Món canh gà này rất ngon và có hiệu quả bổ khí. Người bị thiếu khí, chẳng hạn như người dễ bị cảm lạnh, thiếu năng lượng hoặc tay chân lạnh ăn canh gà với hoàng kỳ, táo tàu và kỷ tử sẽ rất có ích. Hơn nữa, hoàng kỳ và đương quy cũng có hiệu quả bổ máu.
Đối với người ăn chay, có thể thay thế thịt gà bằng nấm hầu thủ, nấm bào ngư nhật hoặc thịt gà chay và đậu hũ
3. Canh gà hầm nhân sâm: Tăng cường sinh khí và giảm mệt mỏi
Nguyên liệu: gà, nhân sâm, táo đỏ, gừng.
Canh gà hầm nhân sâm giúp tăng cường sinh khí. Những người làm việc nặng nhọc thường kiệt quệ sức lực, ít năng lượng sau mỗi ngày làm việc. Điều này có thể dẫn đến tâm trạng và tính khí xấu làm ảnh hưởng đến người khác trong gia đình. Một bát canh gà hầm nhân sâm sẽ làm dịu các triệu chứng trên và mang lại bình yên.
4. Gà hầm tứ quân tử: Cải thiện hệ miễn dịch
Thành phần: gà, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, gừng, táo đỏ
Tứ quân tử là bốn vị thuốc nhân sâm, bạch truật, phục linh và cam thảo. Thang thuốc bổ tự nhiên này có thể bổ khí một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Uống canh này thường xuyên giúp cải thiện khả năng miễn dịch và ngừa các bệnh cảm cúm.
Xoa bóp hai huyệt vị giúp trừ đi đầy hơi và làm tăng nhu động ruột
1. Huyệt Nội quan
Hiệu quả: Xoa bóp huyệt nội quan giúp cải thiện tình trạng đầy bụng do ăn quá no, bởi vì người ăn quá no không phải lúc nào cũng khoẻ mạnh. Chúng ta thường không dễ tiêu hoá những thực phẩm nhiều chất béo và calo. Ngoài ra ăn nhiều đồ ngọt lại dễ gây tiết nhiều axit dạ dày, khiến ta cảm thấy khó tiêu, đầy hơi và táo bón.
Một cách giúp giải quyết vấn đề này đó là xoa bóp huyệt nội quan- huyệt vị nằm ở vị trí ba ngón tay dưới nếp gấp ngang cổ tay, giữa hai gân.
Trong Trung y thì chứng đầy hơi, khó tiêu được gọi là vị quản thống, huyệt nội quan là huyệt cần chăm sóc chính hàng ngày khí mắc chứng này. Trong công việc bác sĩ hàng ngày, tôi thường đề nghị bệnh nhân của mình bấm nhẹ vào huyệt nội quan vì sau đó họ sẽ cảm thấy dễ chịu ngay tức thì, nhưng cũng có thể gây nôn mửa nếu chúng ta bấm quá lâu.
Thực ra huyệt túc tam lý cũng có tác dụng rất tốt làm ấm dạ dày.
2. Huyệt hợp cốc
Hiệu quả: Giúp giảm đầy hơi và táo bón.
Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí giữa hai ngón cái và ngón trỏ. Là huyệt có tác dụng trong các bệnh đại tràng, giúp giảm đầy hơi, táo bón. Bởi vì nhu động ruột của người già rất chậm, chúng ta nên ấn trái và phải mỗi bên 20 lần.
Công Thành biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times