Tại sao nhiều tỷ phú không dùng tiền làm từ thiện, câu trả lời không thể tuyệt vời hơn
Việc nói về kinh doanh trung thực sẽ dễ dàng hơn đối với ai chưa tự điều hành một doanh nghiệp của riêng mình. Việc phát triển một công ty có thể tạo ra hàng triệu đô la (hoặc hơn thế) trong một khoảng thời gian, hay một công ty tuân thủ tuyệt đối các quy tắc đạo đức dưới góc nhìn của nhân viên. Tuy nhiên, kết quả này thường đánh đổi một trong hai yếu tố thay vì có được cả hai.
Theresa Searcaigh, một nhà văn Mỹ gốc Ailen chuyên viết các tiểu thuyết viễn tưởng văn học, đã đăng một tweet hỏi cộng đồng mạng rằng tại sao các tỷ phú như Jeff Bezos không dùng tài sản của mình để giúp các cựu chiến binh vô gia cư hay những trẻ em nghèo đói. Theo cô, “ông ấy có thể trở thành người hùng như Batman”, nhưng tất cả đều “thật lãng phí”.
“Tôi không hiểu những người như Bezos. Nếu tôi có hàng tỉ đô la, tôi sẽ dùng nó để giải quyết một số vấn đề. Cựu chiến binh vô gia cư? Tôi không nghĩ thế. Những đứa trẻ sắp chết đói? Không phải vấn đề tôi quan tâm. Ông ấy có thể trở thành Batman. Thật đáng tiếc làm sao”.
Sau đó, một người dùng Tumblr đã sử dụng hóa danh olivesawl để đăng tải câu trả lời, giải thích vì sao những người làm kinh doanh với tư duy dùng lợi nhuận để giúp đỡ nhân loại sẽ không bao giờ trở nên giàu có như Bezos.
Anh tiếp tục kể một câu chuyện về cha mình, một doanh nhân với kinh nghiệm 35 năm, tự điều hành một công ty sinh ra lợi nhuận, nhưng không thực sự mở rộng được nó. Nguyên nhân sâu xa là do không thể làm kinh doanh giàu sụ mà không chơi xấu sau lưng ai đó. Anh đã mô tả tỉ mỉ viễn cảnh này như sau.
“Nếu bạn là mẫu người đó, thì bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành Bezos.
Cha tôi sở hữu một doanh nghiệp. Nó sinh ra lợi nhuận, nhưng không thực sự mở rộng. Tôi hỏi ông một lần rằng tại sao ông không phát triển nó, và ông nói rằng điều này gần như không thể nếu con không đè đầu cưỡi cổ nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên của mình. Đặc biệt là đối tượng cuối cùng. Con không thể đợi đến khi việc kinh doanh của mình trở nên tốt mới làm người tốt. Lần đầu tiên con phải lựa chọn giữa lợi nhuận của con và bảo hiểm sức khỏe của nhân viên, con sẽ chọn cái số hai. Con cho phép chính sách nghỉ đẻ ngay cả khi chính phủ không bắt con làm điều đó.
Con tự giảm lương của mình để không sa thải nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng. Con quy định giờ làm hợp lý cho nhân viên. Bất cứ ai nói rằng con không thể điều hành một doanh nghiệp bán lẻ bằng cách thông thường, hợp tình hợp lý, quy củ thì đều không đúng.
Cha tôi đã làm được điều này 35 năm rồi (luôn có nhiều hơn một người khi bạn cần, và 98% vấn đề của nhân viên đều biến mất). Nó chỉ là không tối đa hoá lợi nhuận. Nếu bạn không ưu tiên khai thác lợi nhuận từ mọi ngóc ngách của doanh nghiệp, bạn không bao giờ đủ giàu để có tiền tỷ cho đi.
(Một trong những điều mà cha tôi tự hào là thời gian ông nghỉ hưu, họ sẽ không yêu cầu đòi giúp đỡ hỗ trợ trong 30 năm. Tỷ lệ nghỉ việc rất thấp, và khi có vị trí mới cần tuyển, mọi người trong công ty đều giới thiệu bạn bè đến)”.
Nguồn ảnh: olivesawl
Bí quyết của cha Olivesawl thật đơn giản, không bao giờ cố gắng lợi dụng nhân viên hay nhà cung cấp, cũng không cần phải đợi giàu có rồi mới làm người tốt, luôn chọn sức khoẻ của nhân viên thay vì lợi nhuận. Và ông cảm thấy tự hào về điều này.
Một tài khoản khác, earlgreytea86, đã chia sẻ thêm câu chuyện của cha mình, và những quyết định tương tự của ông cũng khiến gia đình anh sống một cuộc sống tốt đẹp và thành công. Họ không cần phải trở thành tỷ phú mới có thể giúp đỡ người khác qua việc kinh doanh của mình.
Nguồn ảnh: earlgreytea68
“Tôi chỉ muốn nói rằng, cha tôi cũng sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, và ông ấy cũng tuân theo nguyên tắc này, giảm tiền lương của mình để tránh sa thải nhân viên, tăng thêm tiền thưởng và lương khi lợi nhuận cao hơn. Chúng tôi sống một cuộc đời hạnh phúc; ông đã thành công và sống thoải mái. Nhưng chúng tôi không phải tỷ phú. Và bạn biết không? Chúng ta không cần trở thành tỷ phú. Không cần phải quan tâm về những tỷ phú”.
Làm điều tốt trong kinh doanh không khó, chỉ có điều bạn có dũng cảm đánh đổi lợi ích của mình để nghĩ cho người khác hay không. Trong kinh doanh, tình huống hai bên cùng có lợi là hoàn toàn khả thi nếu bạn biết lắng nghe nhu cầu của đối phương và cân bằng mong muốn của đối tác. Để kinh doanh bền vững và lâu dài, tôn chỉ sáng suốt nhất chỉ đơn giản là hai chữ: Thiện tâm.