Tại sao miễn dịch tự nhiên là chìa khóa để chấm dứt đại dịch
Miễn dịch tự nhiên là yếu tố chủ yếu quyết định một người có bị nhiễm virus hay không. Khi khả năng miễn dịch tự nhiên bị suy giảm (người già, bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch), chúng ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh ngay cả khi được chích ngừa. Vì vậy, chìa khóa để chấm dứt đại dịch là khả năng tự nâng cao sức đề kháng của mỗi người để chống lại virus.
Theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) từ tháng 11/2021 đến giữa tháng 1/2022, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng lên gấp 6 lần. Vào ngày 29/01, một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet với tiêu đề “COVID-19 sẽ tiếp tục nhưng ngày tàn của đại dịch đã gần kề” đã được xuất bản và gây ra một số làn sóng. Trong đó, tác giả Christopher J Murray của IHME đã nêu bật một vài sự gia tăng và giảm thiểu đáng kể sau khi chủng Omicron lan rộng.
Cùng với nhau, tất cả điều này báo hiệu rằng đại dịch đã đến một giai đoạn mới. Chúng tôi đã tìm đến Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng, Giám đốc Khoa học của một công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ và là chuyên gia phát triển thuốc kháng virus và các bệnh truyền nhiễm, để tìm hiểu rõ hơn về tác động của Omicron đối với sức khỏe trong tương lai.
Tiến sĩ Đồng đã tóm tắt bằng chứng của bài báo trên nhưu sau:
Sự bùng phát của Omicron cho thấy rằng vào mùa xuân năm nay, một nửa thế giới sẽ bị nhiễm virus vào một thời điểm nào đó. Cùng với sự gia tăng ca nhiễm, cũng có bằng chứng cho thấy khoảng 40% trường hợp lây nhiễm do các chủng cũ không có triệu chứng, nhưng con số đó có thể cao tới 80 – 90% bao gồm cả nhiễm Omicron. Đồng thời, theo tờ Lancet, tỷ lệ nhập viện liên quan đến COVID-19 ở Hoa Kỳ đã giảm khoảng 50% so với mức cao nhất trước đó. Một bản in trước [của một bài báo] từ Nam California cũng cho thấy số ca nhập viện giảm tương tự, đồng thời tỷ lệ bệnh nhân cần đặt nội khí quản hoặc có nguy cơ tử vong giảm khoảng 74% và số người tử vong giảm khoảng 90%. Tuy nhiên, số bệnh nhân nhập viện tuyệt đối vẫn đang tăng lên do tổng số ca nhiễm bệnh đang tăng vọt.
Tiến sĩ Đồng nói:
“Đại dịch không có dấu hiệu kết thúc, nhưng có nhiều khả năng sẽ chuyển dần từ đại dịch thành bệnh dịch. Các đại dịch được đặc trưng bởi mức độ lan rộng cũng như khả năng gây bệnh và tỷ lệ tử vong cao với tác động toàn cầu lớn, chẳng hạn như chủng Delta. Các mô hình IHME cho thấy Omicron có tốc độ lan truyền cao đến mức chính sách của chính phủ trên toàn thế giới sẽ có tác động hạn chế đến Omicron. Ví dụ, làn sóng Omicron có thể kết thúc khi tỷ lệ bao phủ mũi vaccine bổ sung tăng lên đáng kể, đồng thời các chính sách đeo khẩu trang hoặc lưu trú tại nhà đã cho thấy chút ít tác dụng đến việc lây truyền Omicron.
Đối với dịch bệnh đặc hữu, bệnh vẫn lây lan nhưng khả năng gây bệnh và tỷ lệ tử vong giảm đáng kể. Bệnh thường xảy ra theo mùa, tương tự như bệnh cúm mùa đến và đi. Các trận dịch đặc hữu mang tính khu vực hơn là toàn cầu, và tác động tổng thể của nó ít đáng kể hơn nhiều so với một đại dịch.
Bà nói: “Đại dịch đang bước sang một giai đoạn mới. Omicron có tỷ lệ tử vong ít hơn 10 lần so với virus cũ. Một số quốc gia đang bắt đầu bỏ lệnh phong tỏa và nới lỏng các hạn chế.
Tiến sĩ Đồng nhận xét về cách sử dụng khôn ngoan thời gian của chúng ta trong giai đoạn mới thoải mái này:
“Điều này đã khiến chúng ta cũng có thể thư giãn và tận dụng chút thời gian quý báu đó để nghỉ ngơi, thư giãn, thăm bạn bè và người thân. Thưởng thức nghệ thuật biểu diễn trực tiếp giúp cải thiện tinh thần của chúng ta. Giảm căng thẳng và tăng cảm giác thân thuộc với xã hội có lợi cho việc cải thiện trạng thái ức chế miễn dịch do căng thẳng mãn tính. Và điều này có lợi trong việc giúp con người phục hồi và tăng khả năng miễn dịch chống lại virus.”
Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng các nhà khoa học không thể đoán trước được tương lai.
Tiến sĩ Đồng nói: “Chúng ta từ lâu đã quen thuộc với sự tinh ranh và linh hoạt của coronavirus. Gần như chắc chắn rằng các biến thể mới của virus COVID-19 sẽ xuất hiện”. Tiến sĩ Đồng nói thêm rằng nếu và khi chúng xảy ra, rất có thể các khu vực địa phương lại bùng phát với mức độ nghiêm trọng chưa biết trước.
Tiến sĩ Đồng đặt ra câu hỏi: “Mặc dù chúng ta không thể ngồi lại và thư giãn, nhưng chúng ta có thể nghỉ ngơi và suy nghĩ về các chiến lược phòng chống dịch bệnh trong tương lai. Giả sử rằng một biến thể mới với tốc độ truyền mạnh hơn Omicron xuất hiện ở một số khu vực trong tương lai (đã xảy ra với BA.2, một biến thể phụ của Omicron), thì có bất kỳ phương pháp phòng ngừa nào khác mà chúng ta có thể sử dụng nếu các biện pháp ngăn chặn bên ngoài không có tác dụng?”
“Y học hiện đại thường nói rằng phần lớn sự xuất hiện, phát triển và thoái triển của bệnh là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh [có nguồn gốc bên trong cơ thể] và ngoại sinh [có nguồn gốc bên ngoài cơ thể]. Các yếu tố nội sinh là tiền đề, và các yếu tố ngoại sinh là điều kiện [thuận lợi] dẫn đến bệnh tật”.
Các phương pháp phòng ngừa
Các yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch và phòng bệnh đến từ cả bên trong và bên ngoài. Tiến sĩ Đồng đã giải thích chi tiết điều này: “Các nguyên nhân bên ngoài bao gồm nhiễm vi sinh vật gây bệnh, lây truyền virus, khả năng gây bệnh, v.v.”, nhưng cũng có rất nhiều yếu tố bên trong ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô.
Tiến sĩ Đồng cho biết, các yếu tố vi mô bao gồm di truyền. Bà trích dẫn một đánh giá toàn diện được công bố vào tháng 10/2021 trên eBioMedicine (một tạp chí thuộc nhóm The Lancet) đã tóm tắt việc phát hiện ra các yếu tố di truyền, bao gồm các gen liên quan đến con đường interferon ở con người có liên quan đến mức độ nghiêm trọng và nhiễm trùng Covid-19.
Ngoài ra, các yếu tố nội tại ở cấp độ vĩ mô của bản thân mỗi người cũng ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của một người.
“Các yếu tố ở cấp độ vĩ mô có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào miễn dịch: uống rượu, hút thuốc, thói quen ngủ, cảm xúc, hormone căng thẳng, hạnh phúc, quan điểm sống, giá trị, v.v. sẽ ảnh hưởng đến chức năng kháng virus của tế bào miễn dịch. Những điều này liên quan mật thiết đến thói quen hành vi, thói quen suy nghĩ và yếu tố tinh thần của con người.”
Tiến sĩ Đồng nói: “Trong những thập kỷ gần đây, ngành khoa học miễn dịch tâm thần kinh mới nổi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ vai trò của tâm trí đối với khả năng miễn dịch của cơ thể con người và cụ thể hóa điều mà mọi người ban đầu coi là một khía cạnh tâm linh tương đối trừu tượng và vô hình. Ví dụ, những người trung thực, bao dung và vị tha sẽ ít bị nhiễm virus hơn, trong khi những người hay nói dối, nóng giận, chú trọng hưởng thụ vật chất hơn thì dễ bị nhiễm virus hơn.”
Tiến sĩ Đồng cho biết, bất kỳ hiện tượng tâm linh nào cũng có cách giải thích vật chất và trích dẫn một nghiên cứu do Tiến sĩ Barbara L. Fredrickson từ Đại học Bắc Carolina thực hiện. Nghiên cứu đã điều tra hồ sơ chống virus của hai nhóm người khác nhau: thích khoái cảm (tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm cảm xúc hoặc thú vị) và theo đuổi hạnh phúc (nỗ lực hướng tới ý nghĩa và mục đích cao cả ngoài việc tự thỏa mãn đơn thuần).
Các tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi của những người thích khoái cảm cho thấy sự tăng biểu hiện của các gen tiền viêm và giảm sự biểu hiện của các gen liên quan đến tổng hợp kháng thể và đáp ứng IFN type I. Trạng thái này không có lợi cho việc loại bỏ nhiễm virus. Ngược lại, những người theo đuổi hạnh phúc có liên quan đến việc giảm CTRA, tăng biểu hiện của các gen liên quan đến tổng hợp kháng thể và đáp ứng IFN type I, dẫn đến khả năng miễn dịch kháng virus mạnh hơn nhiều.
Tiến sĩ Đồng giải thích, do đó, hai loại người này có thể sẽ có kết quả khác nhau nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 ở cùng một mức độ. Điều này có thể giải thích tại sao một số người sẽ không bị nhiễm COVID bất kể họ tiếp xúc nhiều với virus trong khi những người khác lại bị.
“Tình trạng miễn dịch kháng virus bên trong của họ quyết định mọi thứ; cuối cùng, thái độ của họ đối với sự hạnh phúc sẽ quyết định tất cả.”
“Chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của nghiên cứu này. Phát hiện trên đã cung cấp bằng chứng phân tử vững chắc rằng những gì chúng ta có trong đầu thực sự không phải là thứ gì đó hời hợt, như chúng ta từng nghĩ. Tâm trí chúng ta thậm chí có thể tác động mạnh mẽ đến hệ gen của chúng ta, nơi mà các liệu pháp gen hiện đại tập trung vào. Tâm trí và ý thức của chúng ta có thể mang lại hiệu quả sâu rộng và sâu sắc.”
Tiến sĩ Đồng cho biết thêm, việc chống lại đại dịch đòi hỏi phải xem xét cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách nhìn đơn lẻ, cô lập, cũng như chỉ nhấn mạnh vào các yếu tố bên ngoài và bỏ qua các tác động bên trong góp phần tạo nên khả năng miễn dịch.
Bà nói: “Đặc biệt khi sự lây lan của virus mạnh hơn đáng kể, khả năng miễn dịch kháng virus nội tại của chúng ta cũng có thể đáp ứng hiệu quả nếu nó mạnh ở một mức độ nhất định.
“Ví dụ, khả năng miễn dịch của người già nói chung đã bị giảm sút. Một nữ tu người Pháp, thọ 117 tuổi, đã hồi phục nhanh chóng sau khi bị nhiễm trùng, chủ yếu là nhờ khả năng miễn dịch tự nhiên do tích cách tốt bụng và tinh thần thanh thản của bà mang lại. Vì vậy các yếu tố bên trong thường đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phản ứng với virus.”
“Vì vậy, giữa những biến động của dịch bệnh, vẫn có một điều không thay đổi. Đó là vị thế quan trọng của những đức hạnh truyền thống như chính trực, nhân hậu và khoan dung, và khai thác khía cạnh tinh thần giúp con người nâng cao tiềm năng kháng virus của cơ thể. Điều này có thể giúp mọi người đối phó với đại dịch tốt hơn. Cuối cùng, những gì sẽ khiến dịch bệnh chấm dứt là khả năng tự nâng cao sức đề kháng của nhiều người để chống lại virus.”
Những yếu tố tinh thần này không thể bị coi nhẹ. Chúng ta cũng không nên quên rằng hoạt động của cơ thể con người vẫn còn là một bí ẩn.
Tiến sĩ Đồng nói: “Trên thực tế, chúng ta thường không biết nhiều về cách cơ thể con người hoạt động cũng cách cơ thể chúng ta chống lại virus như thế nào. Cơ thể con người có một lớp bảo vệ tuyệt đối chống lại virus từ bên ngoài vào bên trong. Da, niêm mạc, tế bào miễn dịch tự nhiên,… đều có vai trò rất lớn.
Ví dụ: các tế bào miễn dịch tự nhiên có thể xác định virus lạ bằng một cơ chế quét và phát hiện hoàn hảo, giống như công nghệ nhận dạng khuôn mặt của FBI – một khi quét, chúng sẽ biết liệu một người có phải là người đáng ngờ hay không. Các tế bào miễn dịch tự nhiên rất nhạy bén, chúng không cần nhận dạng gen để xác định virus.
Trong thế giới tế bào bé nhỏ, các tế bào miễn dịch tự nhiên nhận dạng virus bằng hệ thống nhận dạng khuôn mẫu (PRR), thường được gọi là các thụ thể giống như số điện thoại hay công nghệ nhận dạng khuôn mặt của FBI. Các tế bào miễn dịch sẽ biết liệu đó có phải là virus hay không khi quét nó. Tế bào miễn dịch cũng không yêu cầu nhận dạng di truyền, và chúng cũng rất nhạy bén và mạnh mẽ. Vì vậy, những người có khả năng miễn dịch tự nhiên mạnh mẽ có thể không bị nhiễm bệnh ngay cả khi không được chích ngừa.”
“Vai trò của vaccine chỉ là hỗ trợ một phần nhỏ khả năng miễn dịch đặc hiệu (thích ứng) phụ thuộc vào các gen virus. Tức là kháng thể chỉ là một phần cơ bản sau này trong miễn dịch kháng virus tổng thể của cơ thể chúng ta. Kháng thể IgG được tạo ra do chích ngừa chủ yếu ở trong máu và không thể đến được lớp màng nhầy [vị trí đầu tiên virus xâm nhập vào cơ thể]. Vì vậy, vaccine không thể ngăn ngừa nhiễm trùng.”
Tiến sĩ Đồng nói, vaccine chỉ có thể đóng vai trò giúp vô hiệu hóa virus và từ đó ngăn ngừa tiến triển thành bệnh nghiêm trọng.
“Vì vậy, yếu tố quyết định một người có bị nhiễm virus hay không chủ yếu đến từ khả năng miễn dịch tự nhiên. Nếu một người có khả năng miễn dịch tự nhiên bị khiếm khuyết (người già, bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch), anh ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh ngay cả khi được chủng ngừa. Vì vậy sẽ là khôn ngoan nếu mọi người có thể tìm cách nâng cao một khía cạnh rộng hơn của miễn dịch tự nhiên để đạt được sự bảo vệ tối ưu trước COVID-19.”
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), bác sĩ y khoa và tiến sĩ về các bệnh truyền nhiễm, là Giám đốc Khoa học kiêm người đồng sáng lập của một công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ, đồng thời là cựu Chuyên gia Khoa học Y tế Cao cấp về Phát triển Thuốc Kháng Virus tại Novartis Pharma ở Thụy Sĩ.
Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe của Trung Quốc có uy tín nhất ở ngoại quốc. Thứ Ba đến thứ Bảy hàng tuần, từ 9 đến 10 giờ sáng theo giờ chuẩn miền Đông trên truyền hình và trực tuyến, chương trình gồm có những thông tin mới nhất về virus corona, phòng ngừa, điều trị, nghiên cứu khoa học và chính sách, cũng như bệnh ung thư, bệnh mãn tính, sức khỏe tình cảm và tinh thần, miễn dịch, bảo hiểm y tế, và các khía cạnh khác để cung cấp cho quý vị sự chăm sóc, trợ giúp đáng tin cậy và chu đáo.
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: