CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn thương & Điều trị (P.16)
Sự tồn tại của protein gai trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hội chứng COVID kéo dài và hậu chích vaccine. Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả Chuyên đề 17 phần về Protein gai: Những tổn thương và những cập nhật về điều trị.
Phần 3: TIN ĐỘC QUYỀN: Protein gai có thể tạo ra huyết khối bất thường
Phần 4: TIN ĐỘC QUYỀN: Các dấu hiệu cho thấy bạn có huyết khối protein gai và bạn cần phải làm gì
Phần 6: Tự thực bào chữa lành những tổn thương do protein gai
Phần 7: Cách sử dụng Resveratrol cho các triệu chứng liên quan đến protein gai COVID
Phần 8: LDN điều trị các bệnh và các tổn thương do protein gai
Phần 9: Bác sĩ chia sẻ giải pháp thay thế khi liệu pháp điều trị protein gai thường quy gặp thất bại
Phần 10: Liệu pháp oxy cao áp trong điều trị tổn thương do vaccine và hội chứng COVID kéo dài
Phần 11: Tìm hiểu về sinh lý bệnh hội chứng COVID kéo dài
Phần 12: 6 yếu tố chính làm tăng nguy cơ tổn thương do vaccine COVID-19
Phần 13: Chích ngừa và 50% trường hợp COVID kéo dài có tổn thương tâm thần kinh – 2 cách đảo ngược
Phần 14: Liệu pháp âm nhạc giúp ích cho chứng rối loạn tâm thần do COVID-19 và vaccine
Phần 15: Hai phương thức thiền định hữu ích cho sức khỏe của hệ miễn dịch
Phần 16: Bạn không cần phải sợ virus khi hiểu cách hoạt động của hệ miễn dịch
Đại dịch COVID-19 đã bùng phát cách đây hơn hai năm rưỡi cùng với sự xuất hiện của nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2. Trong lúc đó các công ty dược phẩm cũng nhanh chóng tung ra thị trường nhiều loại vaccine mới.
Nhưng những loại vaccine này sẽ không thể ngăn chặn được sự lây nhiễm virus trong tương lai – cũng giống như việc chúng đã không ngăn được sự lây lan của virus ở hiện tại. Nhận định trên đã được chứng minh với các biến thể phụ Omicron BA.4/5.
Mục đích chính của vaccine là tạo ra các kháng thể trung hòa, nhưng những kháng thể này chỉ đóng một vai trò nhỏ trong hệ thống miễn dịch tinh vi của chúng ta.
Điều này có nghĩa là sự giảm sút hiệu quả của vaccine không hẳn là một tin xấu. Trên thực tế, hệ thống miễn dịch tự nhiên của chúng ta có thể bảo vệ cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2 và nhiều loại virus mới xuất hiện cho dù chúng có thể có các chủng đột biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Miễn dịch là gì?
Miễn dịch là khả năng chống lại một bệnh nhiễm trùng hoặc một loại độc tố nào đó của sinh vật.
Cơ thể chúng ta có hai hệ thống miễn dịch là hệ miễn dịch tự nhiên và hệ miễn dịch thu được. Khi sinh ra chúng ta đã có khả năng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh). Hệ thống miễn dịch này bảo vệ chúng ta khỏi tất cả các mầm bệnh, chứ không có tính đặc hiệu. Khả năng miễn dịch thu được (đáp ứng) sẽ được tạo ra bằng cách chích vaccine hoặc khi cơ thể đã bị nhiễm các loại mầm bệnh như virus và vi khuẩn.
Trong một thử nghiệm thực hiện trên người tại Anh đăng trên Tập san Nature, 36 tình nguyện viên khỏe mạnh ở độ tuổi từ 18 đến 29 không có bằng chứng nhiễm COVID-19 trước đó hoặc đã được chích vaccine COVID-19 được lây nhiễm virus SARS-CoV-2 dạng wild-type bằng đường mũi. Trong số những người tham gia, 17 người không bị nhiễm bệnh. Chỉ có một người không có triệu chứng, mặc dù không phát hiện thấy virus trong cổ họng của người này, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tìm được kháng thể trong máu. 18 người còn lại bị nhiễm bệnh có triệu chứng. Trong máu của họ có cả virus và kháng thể.
Tiến sĩ Yuhong Dong là Giám đốc Khoa học của một công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ đồng thời là một chuyên gia nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và phát triển thuốc kháng virus. Bà cho rằng khả năng miễn dịch tự nhiên của 18 người đầu tiên đủ mạnh để chiến thắng viruss một cách dễ dàng. Trong khi đó, khả năng miễn dịch tự nhiên của nửa nhóm sau yếu hơn. Hệ miễn dịch thu được của họ cần phải tham gia chống lại virus, dẫn đến việc tạo ra các kháng thể và gây tăng nồng độ các protein gây viêm trong máu. Cuối cùng, cơ thể đã ngăn chặn sự xâm nhiễm của virus với cái giá là sự hy sinh vô số tế bào miễn dịch như các đại thực bào hoặc tế bào diệt tự nhiên.
Vậy khi tiếp xúc với cùng một loại virus, tại sao một số người không bị nhiễm và một số khác lại bị nhiễm? Để hiểu cơ chế đằng sau điều này, trước tiên chúng ta nhìn lại hệ thống miễn dịch của con người.
5 hàng rào phòng thủ của hệ miễn dịch
Khả năng miễn dịch của con người giống như một mạng lưới phòng thủ nhiều lớp và bao gồm năm hàng rào.
- Hàng rào vật lý
Hàng rào đầu tiên trong hệ miễn dịch của chúng ta gồm có da, mũi và mắt. Khi virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đầu tiên các lông mũi sẽ cố gắng ngăn chặn khiến chúng ta bị kích thích dẫn đến hắt hơi. Nước mũi và chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, khí quản và phế quản có thể bắt giữ virus, sau đó chúng sẽ bị tống ra khỏi cơ thể khi chúng ta hắt hơi hoặc ho. Đôi mắt hoạt động theo cơ chế tương tự bằng cách tiết ra nước mắt để tiêu diệt và loại bỏ các loại virus và chất độc ra khỏi cơ thể.
- Hàng rào tế bào biểu mô và interferon
Các tế bào biểu mô nằm trên bề mặt niêm mạc mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi của chúng ta; chúng tạo nên lớp nền lót phía trong các cơ quan hô hấp.
Khi virus xâm nhập vào tế bào biểu mô, các tế bào này sẽ tự động kích hoạt cơ chế chống virus bằng cách tạo ra interferon. Interferon là chất có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus. Ở những người có hệ miễn dịch mạnh, chỉ cần dùng cơ chế tiết interferon đã đủ để loại bỏ virus.
Interferon do nhiều loại tế bào miễn dịch (ví dụ như: bạch cầu, tế bào diệt tự nhiên, tế bào lympho T diệt tự nhiên và tế bào lympho T) tiết ra. Interferon không trực tiếp tiêu diệt virus mà sẽ “can thiệp” vào quá trình miễn dịch bằng cách hướng dẫn các tế bào tạo ra nhiều loại protein kháng virus và tăng cường cơ chế tiêu diệt virus thông qua con đường nội bào và kích hoạt các tế bào miễn dịch bẩm sinh.
Các interferon được tiết ra trong giai đoạn đầu của quá trình nhiễm virus có thể làm chậm quá trình sao chép, vì vậy có thể làm chậm sự lây lan của virus ra khắp cơ thể, giúp cơ thể có thời gian loại bỏ virus để cơ thể không mắc bệnh.
Tiến sĩ Vincent Feuillet từ Viện nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp (INSERM) đã đăng một bài báo trên Tập san Trends in Immunology vào năm 2021. Theo bài báo này, khả năng nhiễm COVID-19 phụ thuộc vào khả năng sản xuất nhanh interferon loại I (IFNa/ß) của cơ thể. Nếu cơ thể có thể kích hoạt khả năng này trong giai đoạn đầu xâm nhiễm thì virus có thể bị đào thải một cách nhanh chóng, và rất ít khả năng sống sót. Ngược lại, nếu cơ thể không sản xuất được interferon, hoặc cơ thể đang có tình trạng viêm kinh niên thì chúng ta sẽ không thể loại bỏ virus và có thể sẽ xuất hiện các phản ứng viêm có hại.
Do đó, khả năng sản xuất interferon nhanh chóng của cơ thể bảo đảm thành công trong cuộc chiến với virus, giống như nhóm thứ nhất và thứ hai của thử nghiệm tại Anh đã đề cập ở trên.
Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của interferon nhiễm COVID-19. Những người tiết ra nhiều interferon hơn trong giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hơn. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Louisville đã đăng một bài báo trên Tập san Nature hồi năm 2021, nói rằng có mối tương quan nghịch rõ ràng giữa đáp ứng tiết interferon ở giai đoạn đầu của nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh, tức là lượng interferon càng nhiều thì bệnh càng nhẹ.
- Hàng rào tế bào miễn dịch bẩm sinh
Vì các biến thể phụ của Omicron có khả năng lây lan cao hơn các chủng trước đó nên các nhà khoa học đang lo ngại về khả năng lẩn trốn miễn dịch của biến thể này. Do đó họ đang tích cực phát triển vaccine mới để đối phó với các biến thể này. Thực ra, chúng ta không cần phải hoảng sợ, vì ba hàng rào miễn dịch đầu tiên của con người đủ mạnh để có thể chống lại tất cả các loại biến thể của COVID-19 cho dù chúng có kiểu gen hoặc phương pháp lẩn trốn như thế nào đi nữa.
Hàng rào thứ ba bao gồm các tế bào miễn dịch bẩm sinh như các bạch cầu hạt, đại thực bào, tế bào tua và các tế bào diệt tự nhiên.
Có ba loại bạch cầu hạt là bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm.
Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu có số lượng nhiều nhất và được sản xuất nhanh nhất trong dòng bạch cầu. Chúng là những thành phần phản ứng đầu tiên với hiện tượng nhiễm trùng và có vai trò giống với cảnh sát của hệ miễn dịch bẩm sinh.
Bạch cầu ái toan rất hiệu quả trong việc chống ký sinh trùng. Ký sinh trùng là những sinh vật đa bào mà các tế bào miễn dịch khó thực bào được. Tuy nhiên, thay vì thực bào các loại ký sinh trùng, bạch cầu ái toan sẽ tấn công bằng cách giải phóng các chất hóa học thấm qua màng tế bào của ký sinh trùng. Vì vậy bạch cầu ái toan đóng vai trò là các “công nhân khử trùng.” Ngoài ra, bạch cầu ái toan còn có tác dụng kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể bằng cách giải phóng các chất hóa học khác. Loại bạch cầu là thành phần thường gặp trong các phản ứng dị ứng, giống như những người “lính cứu hỏa.”
Đại thực bào có thể tiến hành thực bào số lượng lớn các tác nhân gây bệnh. So với bạch cầu trung tính, đại thực bào có khả năng tấn công các tác nhân gây bệnh cao hơn và có thể “chiến đấu” trong thời gian dài hơn. Ngoài đại thực bào, còn có các tế bào tua cũng có thể “nuốt” các tác nhân gây bệnh.
Sau khi đại thực bào và tế bào tua nuốt chửng các tác nhân gây bệnh, chúng sẽ phân tích các tác nhân này và truyền những thông tin liên quan đến hệ miễn dịch thu được để cơ thể tiếp tục chống lại “kẻ thù.” Các loại tế bào này chính là những “cầu nối để giao tiếp” hay là “sứ giả” giữa hai hệ thống miễn dịch bẩm sinh và mắc phải. Mặc dù chức năng của đại thực bào và tế bào tua tương tự nhau nhưng chúng cũng có những điểm mạnh riêng. Đại thực bào có khả năng thực bào cao hơn, giống như những “cảnh sát chống bạo động”; trong khi các tế bào đuôi gai thực hiện phân tích và truyền thông tin tốt hơn, giống như những “người truyền tín hiệu.”
Các tế bào diệt tự nhiên cũng là một phần trong đội quân tiên phong của hệ miễn dịch. Đội quân tiên phong và tuyến đầu của hệ miễn dịch tự nhiên chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu diệt các tế bào nhiễm virus và các tế bào ung thư đột biến trong cơ thể.
Hệ thống bổ thể giống như những viên đạn có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn, virus hoặc các tế bào bất thường. Ngoài ra, hệ thống này cũng thúc đẩy khả năng thực bào tác nhân gây bệnh thông qua “tác dụng điều hòa” của nó. Có thể ví rằng, nếu các tác nhân gây bệnh là khoai tây nghiền thì hệ thống bổ thể sẽ là nước thịt làm tăng thêm hương vị và đẩy mạnh quá trình thực bào các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, hệ thống bổ thể còn có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch khác như phản ứng viêm và quá trình tiết ra các chất điều hòa miễn dịch.
- Hàng rào tế bào lympho T
Tế bào lympho T là tế bào dòng lympho đóng vai trò chính trong phản ứng miễn dịch thu được.
Nói chung, có hai loại tế bào lympho T chính là tế bào lympho T giúp đỡ và tế bào lympho T gây độc tế bào. Loại thứ nhất “giúp đỡ” các tế bào khác trong hệ thống miễn dịch, trong khi loại thứ hai tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và các khối u. Các tế bào lympho T có nhiều thụ thể trên bề mặt nhưng chỉ có thể liên kết với một dạng kháng nguyên. Khi thụ thể của tế bào T phù hợp với kháng nguyên virus trên một tế bào bị nhiễm bệnh, tế bào lympho T gây độc tế bào sẽ giải phóng độc tố để tiêu diệt tế bào đó. Các tế bào này cũng có thể tiêu diệt các tế bào ngoại lai và ung thư.
Tế bào lympho T giúp đỡ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống lại virus và được ví như “tướng quân” của hệ miễn dịch thu được.
- Hàng rào tế bào lympho B
Hàng rào miễn dịch cuối cùng gồm có các tế bào lympho B, là một loại tế bào khác của dòng lympho. Các tế bào lympho B tạo kháng thể có thể liên kết với các tác nhân gây bệnh hoặc độc tố để vô hiệu hóa chúng. Ngoài ra, các tế bào lympho B còn có thể trình diện kháng nguyên và tiết ra các cytokine.
Khi so sánh với ba hàng rào miễn dịch đầu tiên, phản ứng của các tế bào lympho T và B tương đối chậm và chúng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các gene và các loại protein cụ thể của virus. Chẳng hạn, các biến thể COVID-19 khác nhau yêu cầu các tế bào lympho T và B khác nhau.
Do đó, cần phải tấn công trực tiếp vào các tế bào bị nhiễm virus theo đặc điểm của kháng nguyên.
Nếu các tế bào B được kích hoạt bằng cách chích vaccine, khi một biến thể mới xuất hiện với nhiều đột biến mới, các kháng nguyên ban đầu có thể không có tác dụng và nhiều loại vaccine mới phải liên tục được phát triển để theo kịp các đột biến của virus.
Một cách phòng bệnh hợp lý hơn
Nếu chúng ta chỉ hoàn toàn dựa vào vaccine để chống lại SARS-CoV-2, thì vaccine COVID-19 cần phải được thay đổi liên tục để theo kịp các đột biến ở các chủng virus khác nhau.
Tuy nhiên, thời gian để sản xuất một loại vaccine COVID mới trung bình ít nhất là 8 tháng, chậm hơn nhiều so với tốc độ biến đổi của virus. Một đột biến mới xuất hiện có thể chiếm ưu thế sau bốn hoặc năm tháng, vì chúng ta đã chứng kiến ít nhất bảy biến chủng chính (chủng gốc, D614G, alpha, beta, delta, omicron BA1, BA4/5) trong 32 tháng qua.
May mắn thay, con người đã có bốn lớp miễn dịch đầu tiên, có thể bảo vệ chúng ta trước bất kỳ loại virus nào, không phụ thuộc vào tế bào B hay kháng thể trung hòa.
Theo tiến sĩ Dong, một cách hợp lý, hiệu quả hơn để tránh sự lây nhiễm COVID-19 là tăng khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được một cách tự nhiên, giúp hệ miễn dịch đủ mạnh để bảo vệ chúng ta, giống như hai nhóm đối tượng đầu tiên trong thử nghiệm tại Anh được đề cập ở phần trên.
Chúng ta có thể dùng nhiều cách để cải thiện khả năng miễn dịch bẩm sinh và thu được của mình. Ví dụ, ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tâm trạng ổn định và vui vẻ đều rất quan trọng. Hơn nữa, mặc dù nghe có vẻ khó tin, nhưng việc tôn trọng các giá trị truyền thống, cũng như quan tâm hơn đến người khác có thể cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch cho các tế bào của chúng ta.
Khi hệ miễn dịch của chúng ta mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể chung sống hòa bình với virus COVID-19 mà không phải lo lắng về những virus đột biến hoặc những loại vaccine hết hạn.
Hãy tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch của bạn
Chúng ta cần chú ý đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản, bổ sung hợp lý các loại vitamin và nguyên tố vi lượng để duy trì cấu trúc và chức năng bình thường của hàng rào miễn dịch đầu tiên.
Bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu và thành phần để xây dựng cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, có khả năng tạo ra protein và tế bào mới, chế độ ăn có thể cung cấp các chất dinh dưỡng để sử dụng trong quá trình chuyển hóa tế bào miễn dịch và chức năng kháng virus.
Những chất vi lượng nên bổ sung đầy đủ bao gồm:
- Vitamin C: có thể giúp biệt hóa và tăng sinh tế bào T và B. Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Vitamin D: có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng khi nhiễm virus. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ vitamin D huyết thanh đủ có thể bảo vệ chúng ta chống lại COVID-19 nghiêm trọng.
- Kẽm: giúp kích hoạt các tế bào bạch cầu (tức là các tế bào miễn dịch) và rất cần thiết để chữa lành vết thương. Các thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt, rau bina và các loại hạt.
Ngoài ra, vitamin C, vitamin E, kẽm, selen và axit béo omega-3 có thể bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và viêm nhiễm.
Những điều cần tránh gồm có:
- Ăn nhiều muối: Muối sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi đường ruột, do đó làm tăng tình trạng viêm kinh niên trong ruột, gây bất lợi cho các khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch.
- Ăn nhiều đường: Đường làm hỏng các tế bào thực bào (có chức năng thực bào vi trùng) và vi khuẩn đường ruột. Ăn nhiều đường gây ra tình trạng viêm kinh niên, gây hại cho quá trình tiết interferon trong tế bào biểu mô và cản trở chức năng chống virus của các tế bào miễn dịch tự nhiên, tế bào T và tế bào B.
Thực hành các thói quen lành mạnh
Để giảm thiểu khả năng lây nhiễm COVID-19, hãy chú ý đến vệ sinh cá nhân. Ví dụ, rửa tay và tắm thường xuyên để loại bỏ virus nếu chúng ta đã tiếp xúc với chúng.
Chúng ta có thể bỏ thuốc lá, vì thuốc làm hỏng cấu trúc của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và phá hủy khả năng sản xuất interferon của các tế bào biểu mô đường hô hấp. Hơn nữa, người ta phát hiện hút thuốc có liên quan đến tình trạng bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn khi nhập viện do COVID-19.
Một lưu ý tương tự, chúng ta cũng có thể tránh uống rượu, vì rượu làm hỏng các tế bào biểu mô, tế bào T và tế bào B.
Duy trì một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng vào ban đêm là yếu tố rất quan trọng để hệ thống miễn dịch của chúng ta tự phục hồi và hoạt động tối đa. Trong khi ngủ, các hormone quan trọng (hormone tăng trưởng và melatonin) được cơ thể tiết ra, và melatonin giúp tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch tế bào.
Dành thời gian để tập thể dục và gần gũi với thiên nhiên. Ví dụ, các chuyến đi “tắm rừng” có thể giúp tăng cường chức năng của tế bào diệt tự nhiên. Đây là những chuyến thăm ngắn đến một khu rừng. Một loạt nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những chuyến đi như vậy giúp gia tăng hoạt động của tế bào diệt tự nhiên, được đo bằng sự gia tăng số lượng tế bào diệt tự nhiên và sự gia tăng nồng độ của một số protein miễn dịch tế bào.
Tập thể dục cũng có thể giúp chúng ta duy trì trọng lượng cơ thể cần thiết, vì béo phì gây ra tình trạng viêm kinh niên và hạn chế khả năng chống lại virus của hệ thống miễn dịch.
Chúng ta cũng có thể tập ngồi thiền để tăng cường khả năng miễn dịch, vì thiền định giúp làm giảm tình trạng viêm kinh niên, duy trì sự trẻ hóa của tế bào và tăng cường khả năng kháng virus. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng thiền định, Thái cực quyền và khí công có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch kháng virus bẩm sinh của chúng ta và giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng viêm kinh niên.
Sức khỏe tâm thần và tâm linh
Trong một bài báo đăng trên Tập san Brain, Behavior, Immunity vào tháng 02/2021, một số học giả ở Anh và Đài Loan đã đề nghị rằng ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc hiện tại đối với COVID-19, hỗ trợ tâm lý cũng nên được thực hiện để cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng cường khả năng miễn dịch tâm thần kinh của mọi người đối với đại dịch.
Do tính phức tạp và hay thay đổi của virus, nên nếu chỉ dùng các loại thuốc truyền thống hoặc điều trị bằng y học đối chứng sẽ không hiệu quả. Chúng ta có thể xem xét việc khai thác các khía cạnh tâm linh và sử dụng các phương pháp can thiệp tâm lý và thay đổi lối sống để tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng tự phục hồi của mình.
Sự bình an trong nội tâm
Theo một bài báo đăng trên Tập san Brain, Behavior, Immunity, những người bị trầm cảm sẽ có tình trạng giảm phản ứng của tế bào lympho, suy yếu phản ứng miễn dịch của tế bào T đối với virus và giảm hoạt động của tế bào diệt tự nhiên, dẫn đến kết quả là giảm khả năng miễn dịch chống lại virus của cơ thể, khiến chúng ta dễ bị nhiễm các loại virus và vi khuẩn hơn.
Ngoài ra, tình trạng trầm cảm cũng làm tăng sản xuất các chất gây viêm như các cytokine và chemokine tiền viêm, dẫn đến tình trạng viêm kinh niên. Hơn nữa, những cảm xúc tiêu cực cùng với căng thẳng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo ra vòng luẩn quẩn khiến mọi người dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.
Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, bạn hãy từ bỏ những mục tiêu khó khăn để đạt được sự bình an nội tâm. Để mọi thứ diễn ra tự nhiên đôi khi là một sự giải thoát và duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của chúng ta.
Đây là một ví dụ. Bình thường khả năng miễn dịch của những người cao tuổi sẽ suy giảm. Tuy nhiên, một nữ tu người Pháp, 117 tuổi, người lớn tuổi nhất Châu Âu, đã hồi phục một cách ngoạn mục sau khi nhiễm COVID-19 vào đầu năm 2021. Theo tiến sĩ Dong, sự hồi phục của nữ tu này có lẽ là nhờ “trạng thái lòng tốt và sự bình an nội tâm có liên quan đến đức tin của bà.”
Vậy làm thế nào để có thể đạt được sự bình an nội tâm? Đó chính là giữ được trạng thái trung thực trong cuộc sống.
Sự không trung thực có thể gây hại cho hệ miễn dịch của chúng ta. Khi một người nói dối, nồng độ cortisol của anh ta cao hơn bình thường. Trên thực tế, phản ứng cortisol ở những người nói dối cao hơn đáng kể so với những người nói thật.
Mức độ phản ứng cortisol càng cao thì lượng hormone stress này trong cơ thể càng cao. Corticosteroid có tác dụng ức chế tế bào miễn dịch, do đó ức chế khả năng chống lại virus của cơ thể. Vì vậy khi đại dịch xảy ra, nếu thực hiện các hành vi không trung thực sẽ có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của chính mình.
Thực hành các giá trị truyền thống
Dù bạn có tin hay không thì việc thực hành các giá trị truyền thống cũng có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch chung của tế bào. Một bài báo đăng trên Tập san Anxiety, Stress & Coping vào năm 2021 đã đưa ra ba chiến lược được xây dựng từ nghiên cứu y học dựa trên bằng chứng có thể giúp mọi người giảm lo lắng, căng thẳng và trầm cảm, đồng thời có thể thoát khỏi đại dịch nhanh hơn.
Ba chiến lược này thực hiện theo các giá trị truyền thống điển hình như: thúc đẩy ý thức hòa nhập xã hội, thực hành lòng trắc ẩn và tử tế.
Lòng trắc ẩn và sự tử tế
Trong một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) vào năm 2013, người ta đã kiểm tra các chỉ số của hệ miễn dịch ở những người có quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Trong đó một quan điểm là kiểu hạnh phúc eudaimonic (tạm dịch: hạnh phúc dựa trên sự phát triển bản thân/tự do), những người này có xu hướng theo đuổi công lý và thực hiện các mục tiêu cao cả, và một quan điểm về kiểu hạnh phúc hedonistic, có xu hướng theo đuổi sự hưởng thụ giác quan cá nhân. Người ta phát hiện rằng những người có quan điểm hạnh phúc eudaimonic có biểu hiện gene interferon cao hơn, khả năng sản xuất kháng thể cao hơn và biểu hiện của các gene gây viêm thấp hơn đáng kể so với nhóm còn lại. Hiệu quả biểu hiện gene của nhóm người này thuận lợi hơn trong việc chống lại virus bao gồm cả SARS-CoV-2.
Theo tiến sĩ Dong, khi xảy ra đại dịch, chúng ta có thể làm nhiều việc để tăng cường hệ miễn dịch chứ không chỉ có ăn kiêng và thay đổi chế độ sinh hoạt. Việc ủng hộ các giá trị truyền thống về sự trung thực, tử tế và lòng trắc ẩn cũng mang lại những lợi ích to lớn. Khai thác lĩnh vực tâm linh cũng có thể giúp tăng cường khả năng kháng virus của cơ thể và giúp chúng ta đối phó tốt hơn với những tác động kéo dài của đại dịch cũng như bất kỳ loại virus nào khác.