Tại sao Hoa Kỳ không xem xét việc Trung Quốc mua lại công ty Neo Lithium của Canada?
Một nhóm 3 thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang thách thức 5 bộ trưởng Nội các cao nhất của chính phủ ông Biden về việc giải thích lý do tại sao một công ty do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát lại có thể mua Công ty Neo Lithium của Canada mà không có sự xem xét của chính phủ Thủ tướng Justin Trudeau.
3 thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện viết trong một bức thư hôm 23/02: “công ty Zijin Mining Group Ltd thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc gần đây đã mua lại Công ty khai thác mỏ Neo Lithium của Canada. Vụ mua lại này cần có sự xem xét và đồng ý của chính phủ Canada.”
Tác giả của bức thư này là các Dân biểu Michael Waltz (Cộng Hòa – Florida), Elise Stefanik (Cộng Hòa- New York), và Lance Gooden (Cộng Hòa -Texas), được gửi cho Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, và Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland.
Bức thư viết: “Việc [ĐCSTQ] mua lại một công ty khai thác khoáng sản quan trọng của Canada với dự án lithium hiện có ở Nam Mỹ này rất đáng lo ngại và đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết của [Hoa Kỳ] và Canada về mối đe dọa do ĐCSTQ áp đặt. Sự chấp thuận đồng lõa của chính phủ Canada [với vụ mua lại này] cũng đặt ra câu hỏi về mức độ hợp tác với Hoa Kỳ theo Kế hoạch Hành động, bao gồm cả việc liệu chính phủ Hoa Kỳ có biết hoặc được thông báo về giao dịch đang chờ xử lý này hay không.”
Kế hoạch hành động được đề cập trong bức thư là Kế hoạch Hành động Chung Hoa Kỳ-Canada về Hợp tác Khoáng sản Quan trọng (Kế hoạch Hành động), do cựu Tổng thống Donald Trump và ông Trudeau khi đó đã ký đồng thuận vào tháng 01/2020.
Thỏa thuận này nhằm bảo đảm giao tiếp và hợp tác giữa hai quốc gia liên quan đến việc mở rộng khai thác, vận hành, và sở hữu “những Khoáng sản Quan trọng.”
Khoáng sản Quan trọng là các tài nguyên khoáng sản cực kỳ khan hiếm như lithium, bạch kim, và Telluriu, vốn rất cần thiết cho các sản phẩm công nghệ cao như tuabin gió, pin cho xe điện (EV), tấm pin mặt trời, màn hình máy tính, và điện thoại di động, cũng như trong quân sự các ứng dụng.
Tất cả 5 bộ trưởng Nội các được đề cập trong bức thư của nhóm 3 dân biểu tại Hạ viện đều có những nhiệm vụ theo Kế hoạch Hành động. Các bộ trưởng này đều là do Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm.
Việc mua lại Neo Lithium của một công ty do ĐCSTQ kiểm soát đã hoàn tất vào tháng trước, trao cho Zijin Mining Group Ltd. quyền kiểm soát dự án nước muối lithium 3Q ở Argentina.
Chính phủ của ông Trudeau đã không tiến hành việc xem xét giao dịch này theo yêu cầu của thỏa thuận Kế hoạch Hành động với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ một năm trước đó, chính phủ Canada đã thực hiện một việc xem xét như thế và sau đó từ chối đề nghị mua lại một mỏ khoáng sản quan trọng của một công ty khác do ĐCSTQ kiểm soát.
Trong bức thư, các nhà lập pháp GOP cho biết rằng “tối thiểu, Kế hoạch Hành động nhằm thúc đẩy sự hợp tác để chia sẻ thông tin và phân tích, đồng thời thúc đẩy sự phối hợp tổng thể vì lợi ích bảo đảm chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ-Canada đối với các khoáng sản quan trọng.”
Các nhà lập pháp đã yêu cầu các thành viên Nội các cung cấp các cuộc họp và tài liệu toàn diện về tất cả các “cam kết, sáng kiến, đối thoại, khuyến nghị, và thông tin” của Kế hoạch Hành động do chính phủ Hoa Kỳ tạo ra. Theo Kế hoạch Hành động, những tài liệu như vậy không được công khai. Tuy nhiên, các tài liệu dự kiến là sẽ được cung cấp cho Quốc hội, nhưng chính phủ của ông Biden vẫn chưa cung cấp.
Các nhà lập pháp cũng yêu cầu cung cấp các bản sao của “bất kỳ thông báo hoặc liên lạc nào giữa chính phủ Canada và các cơ quan của Hoa Kỳ liên quan đến vụ mua lại Neo Lithium của Canada” và tìm kiếm “lý do pháp lý cho việc Hoa Kỳ không tiến hành xem xét chính thức giao dịch mua lại này và các biên bản từ các cuộc họp vào tháng 11/2021 của Bộ trưởng Raimondo với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp François-Philippe Champagne.”
Ông Champagne nói với Quốc hội Canada gần đây rằng các quan chức không có lý do gì để ngăn chặn vụ mua lại này.
Ông Champagne đã không đề cập đến vấn đề liên quan đến việc Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ để thu mua các khoáng sản quan trọng, đặc biệt là trong sản xuất pin lithium cần thiết cho xe điện (EV).
Các thành viên Dân Chủ trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện đã đánh bại các nỗ lực của Đảng Cộng Hòa trong năm 2021 nhằm ngăn chặn việc sử dụng quỹ liên bang để mua các sản phẩm được làm bằng lao động nô lệ. Quốc gia được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc tranh luận về đề nghị của GOP là Trung Quốc vì đã sử dụng cưỡng bức lao động hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi trong quá trình sản xuất như vậy.
Cộng hòa Dân chủ Congo cũng thường được nhắc đến, đây là quốc gia có hầu hết coban trên thế giới, cũng là chất cần thiết cho pin EV. Trung Quốc kiểm soát hầu hết hoạt động khai thác coban ở Congo, cũng như hoạt động khai thác lithium.
Chính phủ của ông Biden muốn Hoa Kỳ chuyển đổi hệ thống giao thông công cộng và tư nhân từ sự phụ thuộc vào năng lượng đốt trong sang năng lượng điện. Việc Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện chấp thuận đề nghị của Đảng Cộng Hòa sẽ gây trở ngại lớn cho việc thực hiện mục tiêu của ông Biden là một nửa số xe mua mới của Hoa Kỳ sẽ là xe EV vào năm 2030.
Ông Mark Tapscott là Ký giả Quốc hội cho The Epoch Times.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: