Tại sao chúng ta cần có sở thích
Những cách giải tỏa căng thẳng đầy sáng tạo này cho chúng ta cơ hội để thư giãn và nạp lại năng lượng
Khi bạn điền vào những bảng câu hỏi thăm dò ý kiến và đơn xin việc khác nhau trong cuộc sống, có phải câu hỏi này cứ thường xuyên xuất hiện:
Sở thích của bạn là gì?
Tôi chưa bao giờ có một sở thích thực sự, vậy nên khi lướt qua câu hỏi dai dẳng đó, tôi sẽ điền đại một thứ gì đó thường thấy như đọc sách hay trang trí [nhà cửa/] Tôi luôn muốn làm những điều thú vị, nhưng đó là một khái niệm mơ hồ bao quát nhiều hoạt động có thể được gọi là sở thích.
Trạng thái sở thích đã thay đổi tình hình giãn cách do COVID-19 hồi năm 2020 của tôi. “Làm những điều thú vị” vẫn là nền tảng cho những sở thích của tôi; tuy nhiên, tôi đã có hai sở thích thực sự trong thời gian đại dịch.
Trên con đường [tìm kiếm sở thích], một ý tưởng mang tính châm ngôn đã nảy lên trong tâm trí tôi và tôi nhận ra sở thích khiến cuộc sống chúng ta trở nên phong phú như thế nào. Tôi cảm thấy hạnh phúc và yên bình trong khi thực hành những sở thích mới này. Những người bạn của tôi cũng khám phá ra điều này trong năm 2020. Nhiều người đã sử dụng khoảng thời gian bất ổn này để cân nhắc những gì là trọng yếu nhất trong cuộc đời họ, và loại bỏ đi những thứ rườm rà, không cần thiết. Họ theo đuổi một lối sống lành mạnh hơn, và bắt đầu một điều mới mẻ nào đó, có thể là một khóa học, một hoạt động kinh doanh, hay một sở thích.
Không gì có thể sánh với sự sáng tạo. Trên thực tế, theo nghĩa đen, định nghĩa về sự sáng tạo là tạo ra một điều gì mới mẻ và độc đáo. Tôi từng nghĩ rằng chỉ những người về hưu, những người chẳng còn gì để nỗ lực đạt đến trong đời nữa, mới có sở thích. Có lẽ sở thích sẽ có thể lấp đầy khoảng thời gian [rảnh rỗi] và thậm chí thêm ít hương vị vào những ngày trong khoảng đời lặng lẽ và thanh nhàn của họ. [Từ khi trạng thái của tôi thay đổi,] tôi mới phát hiện ra rằng nhận thức của tôi về sở thích là thật sự nông cạn.
Ngay cả những người bận rộn, với áp lực cuộc sống cực đại, cũng cần có những sở thích – thậm chí có thể còn nhiều hơn cả một người bình thường. Tại sao vậy? Những người thực hành một sở thích [khiến họ cảm thấy] thú vị trong ít nhất 20 phút một tuần thường có xu hướng dồi dào năng lượng hơn trong những hoạt động khác của họ. Đó là một sự đầu tư nhỏ nhưng sẽ nhận về những phần thưởng [lớn] mà sở thích hứa hẹn [cho bạn].
Bạn cần nạp lại năng lượng cho bản thân? Hãy làm những điều bạn thích. Nó sẽ khiến bạn kiên cường, mạnh mẽ hơn bằng cách lấp đầy cả tâm trí và trái tim bạn với điều bạn thực sự muốn làm. Những sở thích cho chúng ta một khoảng nghỉ vô cùng cần thiết khỏi những công việc thường nhật, và [một] sự kết nối với những gì khiến chúng ta cảm thấy tích cực, lạc quan về cuộc sống bên trong [tâm hồn mỗi] chúng ta.
Chúng cho phép ta nghỉ ngơi, thư giãn trong hiện tại và tận dụng tối đa những năng lực mà ta có. Sở thích có thể giúp chúng ta có thời gian giải lao đầy ý nghĩa khi chúng ta sử dụng khoảng thời gian thư thái đó để làm những việc hiệu quả, đem lại năng suất.
Thực hành sở thích còn cho chúng ta phần thưởng phụ. Bên cạnh việc có một chiếc mũ mới cho mùa đông hay một hộp bánh quy để chia sẻ [với mọi người] (tùy theo sở thích của bạn,) chúng ta cũng sẽ cảm thấy vô cùng mãn nguyện và vui vẻ.
Thực hành sở thích còn có thể cho ta một khoảng lặng để tâm trí ta được thư thái khi ta đang lao động tay chân, hoặc cho ta thời gian giao lưu xã hội kể kết nối [với những người khác] và tạo ra [một cộng đồng] những người cùng chung chí hướng để chia sẻ niềm đam mê với nhau.
Với những người có cuộc sống buồn tẻ, thiếu động lực, sở thích [có thể] phá vỡ sự buồn chán tẻ nhạt mà không [khiến bạn] cảm thấy như đang phải làm việc. Chúng tạo ra những thử thách và niềm vui, sự phấn chấn tinh thần trong cuộc sống mà không đặt ra [những] gánh nặng [cho bạn].
Tâm hồn chúng ta được thỏa mãn bằng những sở thích. Thật tuyệt khi được đắm chìm trong đó và không phải lo nghĩ về thời gian, hoàn toàn tách xa khỏi những thứ khiến ta căng thẳng trong cuộc sống và toàn lực tập trung vào những gì ta đang làm. Tôi đã được trải nghiệm điều này nhiều lần hơn [những gì] tôi có thể nhớ được.
Trong đợt giãn cách năm 2020, tôi đã học thiết kế cảnh quan và làm vườn, và tôi đã bắt đầu cuộc phiêu lưu ngoài trời mới mẻ của mình. Tôi cần phải [trổ tài] sáng tạo với nơi mình ở, và [khi đó] tôi đang ở nhà. [Do vậy, việc] nhổ cỏ, dọn dẹp sân vườn, bài trí các tảng đá, và tạo thêm lớp phủ và đường bao đã trở thành sở thích mới của tôi, khiến tôi thấy vô cùng hài lòng.
Cùng với việc thiết kế cảnh quan và làm vườn, tôi cũng vui vẻ khám phá ra [thú vui] “địa chất nghiệp dư.” [Có thể] bạn thấy lạ lẫm với danh từ này, nó nghĩa là “hoạt động tìm kiếm và thu thập các loại đá, hóa thạch và khoáng chất.” Tôi đã làm điều này từ khi còn nhỏ. Tôi nhớ rằng mẹ tôi thường cảm thấy không vui khi thấy tôi tha về nhà đủ loại đá từ những chuyến phiêu lưu của mình, rồi để dồn thành đống trong phòng ngủ của tôi.
Trong thời gian giãn cách, tôi lại thích [sưu tập] đá và bắt đầu thu thập bất kỳ [loại đá] nào trông có vẻ thú vị hay kỳ quặc. Sau đó, tôi tạo cảnh chúng cùng với những thứ đẹp mắt. Déjà vu! Tôi đã nghe thấy những lời này từ mẹ tôi, nhưng lần này là từ chồng tôi, “Em biết đấy, khi chúng ta chuyển đi, những tảng đá đó sẽ vẫn ở lại !” Tôi chỉ còn biết nhìn anh mà không nói nên lời, như thuở xưa tôi đã từng nhìn mẹ mình.
Vậy, sở thích của bạn là gì? Nếu bạn yêu thích điều gì, [hãy thử thực hành và] xem nó sẽ dẫn bạn tới đâu. Hãy thử những ý tưởng và cách làm mới, phát triển sở thích đó nhiều nhất có thể ! Bạn có thể khám phá ra tiềm năng mới [của bản thân] khi thực hành nó ngay tại nơi bạn đang ở.
Nếu bạn giống như tôi trong quá khứ và nghĩ rằng bạn không có [sở thích] nào cả, hay thậm chí không cần có một sở thích nào, thì hãy nghĩ lại đi. Sở thích là một nguồn sáng tạo đầy hứng khởi và [giúp ta] tái tạo năng lượng. Bạn yêu thích điều gì? Bạn đặc biệt giỏi những việc gì? Điều gì khiến bạn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn? Đừng ngại thử thực hành [chúng]. Nếu [bạn thấy] có điều gì nghe có vẻ thú vị và hay ho, hãy tham gia một khóa học, học hỏi những điều mới, hãy thử những hoạt động mà trước đây bạn chưa biết [về chúng] vào mỗi tuần. Tôi tin rằng bạn sẽ tìm được một sở thích khiến bạn cảm thấy hài lòng mãn nguyện và mang đến cho tâm hồn bạn sự bình yên, vui vẻ.
Donna Martelli, từng là một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp của vũ đoàn Harkness Ballet ở New York, làm việc tại Khoa Vũ đạo của Đại học Butler, Indianapolis, và hiện cũng là một huấn luyện viên tư nhân và huấn luyện viên Pilates có bằng cấp ở Indianapolis, IN. Cô tổ chức các lớp học, các buổi thảo luận chuyên đề và hội thảo ở Hoa Kỳ và Âu Châu. Cô là tác giả của cuốn sách “When God Says Drop It” và “Why the Dance”, hiện có sẵn trên Amazon và bất cứ hiệu sách nào.
Nhã Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: