Tại sao chính phủ Úc lại hành xử như chế độ Trung Quốc?
Chúng tôi được nghe, Người Úc coi trọng sự trung thực và hài hước; họ không thích sự tự phụ. Điều này có lẽ giải thích tại sao Úc không còn yêu Trung Quốc. Trung Cộng được biết đến với nhiều điều, nhưng chắc chắn nhất không phải là sự khiêm tốn, khiêm nhường, hay khiếu hài hước.
Vào tháng Ba năm ngoái, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã chặn một số chuyến hàng từ Trung Quốc đại lục; chúng bao gồm khẩu trang và các bộ dụng cụ bảo vệ cá nhân bị lỗi khác. Một tháng sau, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của COVID-19. Không có gì ngạc nhiên khi Trung Cộng từ chối lời kêu gọi của ông Morrison. Căng thẳng giữa hai quốc gia ngày càng gia tăng, với việc Trung Cộng đình chỉ nhập cảng từ bốn lò mổ thịt đỏ lớn của Úc. Tuy nhiên, người Úc đã vượt qua được cơn bão. Danh tiếng cụ thể về cưỡng ép kinh tế của Trung Cộng đã không thành công.
Khi những người ở Canberra hình thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ, một trong những nền kinh tế mới nổi nhanh nhất trên thế giới, Canberra tiếp tục tách mình ra khỏi mọi thứ của Trung Quốc. Điều này, tất nhiên, nên được ăn mừng. Tuy nhiên, có một nghịch lý sâu xa đang diễn ra ở đây: Canberra càng tách khỏi Bắc Kinh, thì càng phản ánh hành vi của Bắc Kinh. Tôi gọi đó là “nghịch lý chia tay”. Hai quốc gia tách biệt càng xa, thì họ phản chiếu lẫn nhau càng nhiều.
Một nền dân chủ tự do chết như thế nào
Một trong những nền tảng của dân chủ là tự do. Các hạn chế liên quan đến virus hiện tại ở Úc, bởi thiếu một từ hay hơn, là cực đoan. Ngay cả ông Morrison nói trên cũng thừa nhận rằng không có cách nào sống với các hạn chế này. Rất may, chính phủ Úc gần đây đã công bố kế hoạch loại bỏ chiến lược “zero COVID”. Theo The Economist, hầu hết các hạn chế sẽ được dỡ bỏ sau khi 80% dân số được chích ngừa “có vẻ có thể đạt được vào cuối năm nay.” Quả thực là không thể sống với các hạn chế này, nhưng hầu hết người Úc sẽ phải sống theo cách này trong phần còn lại của năm – và rất có thể rất lâu hơn thế. Rốt cuộc, việc triển khai vaccine của Canberra đã bị coi là một “thất bại to lớn.” Bằng cách cướp đi tự do của người dân, những người ở Canberra đã khiến nước Úc thất bại. Ngày càng có nhiều người Úc tự kết thúc mạng sống của họ, và các biện pháp hà khắc sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Một người cha đã rời xa con gái mình vì “tội” không đeo khẩu trang. Một người đàn ông được miễn đeo khẩu trang, do tình trạng bệnh lý, đã bị còng tay và sau đó bị đau tim. Hãy để người dân được sống trong hòa bình. Đây là Úc, chứ không phải Trung Quốc. Phải vậy không?
Bị cướp tự do, bị cướp dữ liệu
Người Úc không chỉ bị cướp đi tự do cá nhân mà còn bị cướp đi dữ liệu cá nhân. Vào những ngày cuối cùng của tháng Tám, Thượng viện Úc đã thông qua “Dự luật Sửa đổi Luật Giám sát (Xác định và Thay đổi).” Sau khi thông qua cả hai viện của quốc hội liên bang, dự luật giờ đây trao cho cơ quan thực thi các mức độ quyền lực chưa từng có để theo dõi tội phạm bị nghi ngờ trên mạng. Đáng lo ngại thay, Cảnh sát Liên bang Úc và Ủy ban Tình báo Hình sự Úc có quyền để thực hiện ba việc sau:
Thay đổi và xóa dữ liệu của những người bị nghi ngờ phạm tội (nhấn mạnh là của tôi).
Thu thập thông tin tình báo về mạng lưới tội phạm.
Kiểm soát hoàn toàn tài khoản trực tuyến của người vi phạm bị nghi ngờ (một lần nữa, nhấn mạnh là của tôi).
Từ “bị nghi ngờ” được in nghiêng vì một lý do rất cụ thể. Hãy tưởng tượng quý vị đang sống ở một quốc gia cho phép các cơ quan thực thi pháp luật xâm nhập vào điện thoại của công dân và sửa đổi hoặc xóa dữ liệu. Bây giờ, hãy tưởng tượng tất cả những cách mà mọi người có thể bị làm nhục, chưa kể đến việc bị đóng khung cho những tội ác mà họ chưa bao giờ phạm phải. Hãy tưởng tượng tất cả các cách mà “bằng chứng” buộc tội có thể được đặt trên điện thoại của một công dân. Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể bị coi là một kẻ tình nghi. Quý vị có thể lập luận rằng tất cả các quốc gia đều theo dõi công dân của họ. Điều này rất có thể đúng, nhưng ít nhất hầu hết các nhà lãnh đạo được bầu đều có sự nhã nhặn để nói với công dân của họ cách khác. Dự luật của Úc đã được thông qua với mức độ ủng hộ cao. Điều này gửi đến người dân Úc thông điệp gì? Quyền riêng tư của quý vị không quan trọng.
Khi công dân được thông báo về các hạn chế liên quan đến virus là vì lợi ích của mình, người dân nên luôn luôn hiểu được ẩn ý. Các hạn chế này thực sự vì lợi ích của xã hội rộng lớn hơn, hay đang phục vụ cho một số người khác, tất cả mục tiêu đều quá bất chính không? Mặc dù Úc chắc chắn không phải là Trung Quốc, nhưng các quan chức ở Canberra chắc chắn đang hành xử giống như các quan chức ở Bắc Kinh trong tình huống này. Điều này sẽ khiến tất cả chúng ta quan tâm, đặc biệt là những người thấy mình bị nhốt vô thời hạn.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và những tờ báo đáng kính khác. Ông cũng là một nhà báo chuyên mục tại Cointelegraph.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: