Tài liệu nội bộ vạch trần cách Trung Cộng làm biến chất tôn giáo
Tự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyền tự nhiên quan trọng nhất của con người, đã được công nhận trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế Trung Cộng chưa bao giờ ngừng lại việc đàn áp các tôn giáo. Những tài liệu nội bộ mà báo Epoch Times thu thập được gần đây đã vạch trần việc Trung Cộng không những đàn áp tôn giáo và tín ngưỡng của người Trung Quốc mà còn rắp tâm làm biến dị nội hàm của tôn giáo.
Vào tháng 2 năm nay, Trung Cộng đã ban hành “Các biện pháp quản lý nhân viên hành chính trong tôn giáo” có hiệu lực từ ngày 1/5, yêu cầu nhân viên hành chính tôn giáo “ủng hộ sự lãnh đạo của Trung Cộng” và “thực hành các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội.”
Sau đó, các Hiệp hội tôn giáo dưới sự kiểm soát của Trung Cộng đã phát động phong trào “tam ái” yêu Đảng, yêu Đất nước, yêu Chủ nghĩa xã hội vào tháng 4. Họ yêu cầu các tín đồ tôn giáo phải học tập lịch sử đảng một cách có hệ thống, kỷ niệm một trăm năm thành lập đảng và “mãi mãi theo đảng. “
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2021 do Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào tháng 4 năm nay cho thấy, tình hình tự do tôn giáo ở Trung Quốc ngày càng xấu đi. Hành vi đàn áp Cơ Đốc giáo, Phật tử Tây Tạng, Pháp Luân Công và những tín đồ khác của Trung Cộng ngày càng thâm hiểm.
Độc quyền: Các tài liệu phanh phui việc Trung Cộng thực thi “Trung Quốc hoá” Kinh thánh và làm biến dị tôn giáo.
Các tài liệu nội bộ của Trung Cộng mà Epoch Times thu thập được đã tiết lộ những sự thật vô cùng đáng lo ngại.
Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (Cục Dân tộc và Tôn giáo) thuộc ủy ban quận Khoan Điện, thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh phát hành thông báo về việc làm rõ hơn các quyền và trách nhiệm trong việc quản lý các vấn đề tôn giáo của các thị trấn và làng xã vào năm 2020. Thông báo chỉ ra rằng, công tác tôn giáo “phải được thực hiện triệt để”, “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo ở cơ sở, nắm chắc quyền chủ động công tác tôn giáo ở cơ sở.”
Cục Dân tộc và Tôn giáo trực thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung Cộng.
Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất của quận Khoan Điện đã nêu trong “Cuộc họp Tổng kết Công việc năm 2019 và Triển khai Nhiệm vụ chính năm 2020” của Cơ đốc giáo vào ngày 3/1 năm ngoái rằng, “phương hướng đa hóa Cơ đốc giáo là điều tất yếu của sự phát triển Cơ đốc giáo trong kỷ nguyên mới”, các nhóm Cơ đốc giáo phải “tích cực thúc đẩy sự sáp nhập văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung Quốc vào Kinh thánh, và thúc đẩy các hoạt động ‘bốn sáp nhập’ tại các địa điểm Cơ đốc giáo.”
Cái gọi là “Bốn sáp nhập” ám chỉ việc Trung Cộng sẽ bổ sung “quốc kỳ, hiến pháp và luật pháp, các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa và văn hóa truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc” vào các hoạt động tôn giáo.
Chủ trương kết hợp Kinh thánh và văn hóa Trung Quốc được tiết lộ trong tài liệu dường như bắt nguồn từ chỉ thị của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương vào ngày 18/5/2015 – “Dẫn nhập các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa và văn hoá Trung Quốc vào các tôn giáo ở nước ta”.
Theo các văn bản về chính sách tôn giáo của Trung Cộng, Trung Cộng đã khởi động “Kế hoạch 5 năm thúc đẩy quá trình Trung Quốc hoá Cơ đốc giáo ở nước ta (2018-2022)” vào tháng 2/2018, trong đó bao gồm “thúc đẩy quá trình Trung Quốc hoá việc giải thích Kinh thánh”.
Theo những tín đồ Cơ đốc giáo Hoa Kỳ, Trung Cộng sẽ thêm các bài viết của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo của Trung Quốc vào Kinh thánh, đồng thời dẫn nhập các tư tưởng yêu nước, yêu đảng trong phần chú thích.
Trong văn bản “Thông tin về công tác dân tộc và tôn giáo” của thành phố Đan Đông cũng nêu rằng, nhiệm vụ chính của “Trung Quốc hoá tôn giáo” là “chỉ đạo tôn giáo tuân theo đường lối chính trị đúng đắn. Văn bảo trên do Cục tôn giáo và dân tộc thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh ban hành vào ngày 8/5 năm ngoái.
Trung Cộng triển khai nhiều hoạt động khác nhau để thúc đẩy “Trung Cộng hoá tôn giáo”
Một văn bản của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Quận Trấn An, thành phố Đan Đông nói rằng, vào ngày 23/12 năm ngoái đã tổ chức “khóa đào tạo nỗ lực theo hướng Trung Quốc hoá tôn giáo ở nước ta”.
Một tài liệu khác cho thấy Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Quận Trấn An đã tổ chức “Khóa đào tạo nỗ lực Trung Quốc hóa Phật giáo ở thành phố Đan Đông”, chuyên đào tạo ra những nhà sư đạt tiêu chuẩn “yêu nước yêu tôn giáo”.
Nhiều tài liệu khác cũng nêu rằng, Trung Cộng đã tổ chức nhiều cuộc thi thuyết giảng kinh, giảng đạo, “lấy tinh thần của Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng làm chỉ đạo”, kiên quyết thúc đẩy “Trung Quốc hoá tôn giáo”.
Bình luận viên Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng: “ Mặc dù những tuyên truyền của Tập Cận Bình và quan chức Trung Cộng đều miêu tả việc Trung Quốc hoá tôn giáo là để hoà quyện với văn hoá Trung Quốc. Nhưng các tài liệu nội bộ do Epoch Times thu thập lại cho thấy, Trung Cộng đang mượn danh nghĩa của văn hoá Trung Hoa, rắp tâm cải tạo và lãnh đạo tôn giáo bằng tư tưởng Đảng cộng sản. Thực chất là nó muốn “Trung Cộng hoá tôn giáo”.
Các văn bản chứng minh Trung Cộng kiểm soát nghiêm ngặt tôn giáo, lũng loạn tôn giáo
Trung Cộng theo chủ nghĩa vô thần, tách riêng chính trị và tôn giáo. Nhưng trên thực tế, các tài liệu nội bộ của Trung Cộng lại cho thấy, Trung Cộng yêu cầu các tín đồ và tổ chức tôn giáo phải chấp nhận sự lãnh đạo và kiểm soát nghiêm khắc của đảng, thậm chí tham gia vào các hoạt động chính trị của đảng.
Vào ngày 14/4/2021, Cục Dân tộc và Tôn giáo quận Nguyên Bảo, thành phố Đan Đông phát hành văn bản nói, “để thúc đẩy phương hướng Trung Quốc hoá tôn giáo, lan tỏa tinh thần chủ nghĩa yêu nước đến các nhân viên trong tôn giáo”, đền thờ Phổ Tề ở Đan Đông gần đây đã dâng vòng hoa tại Đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, tổ chức lễ kỷ niệm hết sức long trọng.
Ngoài ra, vào ngày 25/10 năm ngoái, Nhà thờ Cơ đốc giáo quận Khoan Điện vừa làm Lễ giáng sinh vừa lễ “kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong chiến tranh Triều Tiên”.
Vào tháng 3 năm nay tại Liêu Ninh, một nhà sư tại chùa Phật Đà, thành phố Đông Cương do nhiều năm không đến Cục Tôn giáo và Dân tộc báo cáo. Sau khi bị phát hiện, vị sư này đã bị giáo dục phê bình yêu cầu “trong tư tưởng phải yêu đảng, yêu nước, yêu tôn giáo”, đi ra ngoài bắt buộc phải báo cáo.
Trung Cộng không chỉ kiểm soát nghiêm ngặt các thành viên trong tôn giáo, mà còn điều tra kỹ lưỡng mọi hoạt động tôn giáo không thuộc phạm vi kiểm soát. Ví dụ, vào tháng 9/2019, một quán karaoke ở thành phố Đan Đông có một phòng thờ Phật dưới lòng đất, sau khi bị Cục Tôn giáo và Dân tộc và Cục cảnh sát phát hiện, quán này đã bị cấm hoạt động.
Một tài liệu nội bộ của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của thành phố Đông Cương cho thấy, Trung Cộng đặc biệt chú ý đến việc duy trì sự ổn định tôn giáo trong quá trình thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Văn bản nêu rõ, trong thời gian bầu cử, cần tăng cường công tác tư tưởng tôn giáo để đảm bảo an ninh, ổn định trong lĩnh vực tôn giáo. “Hiện tại chưa phát hiện lực lượng tôn giáo nào can thiệp vào cuộc bầu cử”.
Biểu mẫu điều tra tôn giáo do chính quyền thành phố An Sơn của Trung Cộng ban hành cũng tiết lộ số liệu thống kê về các trang mạng về tôn giáo của thành phố.
Ngoài ra, Trung Cộng còn đang duy trì ổn định trong lĩnh vực tôn giáo. Trong văn bản “Tình hình cơ bản của việc điều tra những mâu thuẫn, rủi ro và nguy cơ an toàn xã hội” vào ngày 28/5/2021 của Cục Tôn giáo và Dân tộc đã tiết lộ vấn đề tham nhũng của chủ tịch Hiệp hội Phật giáo thành phố Thích Minh Khoan, phó chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo thành phố và chủ tịch Hiệp hội Hồi giáo thành phố. Văn bản còn nói, không có yếu tố bất ổn trong thời điểm hiện tại.
Một tài liệu khác của thành phố Đan Đông cũng cho biết, Trung Cộng đã liệt các trường cao đẳng và trung học vào phạm vi công tác xâm nhập chống tôn giáo.
Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ông ta đã làm băng hoại tôn giáo bằng hình thức thương mại hoá
Trung Cộng không những muốn giới tôn giáo ngoan ngoãn nghe lời, mà còn lợi dụng tôn giáo để kiếm tiền trục lợi. Một ví dụ điển hình là Thích Vĩnh Tín, Giám đốc điều hành của Thiếu Lâm Tự.
Theo báo trong nước đưa tin, sau khi Thích Vĩnh Tín nắm quyền kiểm soát Thiếu Lâm Tự, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông đã thương mại hóa tu viện. Ông ta bán vé, bán nhang, lấy tiền công đức, tổ chức biểu diễn võ thuật, thậm chí là biểu diễn võ thuật mặc bikini. Ngôi chùa cổ kính tu Phật ngàn ngăm đã trở thành công cụ hái ra tiền của Thích Vĩnh Tín. Trong những năm qua, Thích Vĩnh Tín đã nhiều lần bị mắc vào các scandal như nuôi tình nhân, có con ngoài giá thú, chuyển 3 tỷ USD ra nước ngoài, biển thủ tài sản của Thiếu Lâm Tự và nhiều vụ bê bối khác. Tuy nhiên, ông vẫn bình an vô sự, tự do tác quai tác quái nhờ được “ô to” bảo vệ.
Tờ caixin.com Trung Quốc từng đưa tin về “Con đường tiến vào cửa Phật” của Thích Vĩnh Tín. Thích Vĩnh Tín là hòa thượng chính trị trong phe cánh của Giang Trạch Dân. Ông ta được rất nhiều thân tín của Giang Trạch Dân dìu dắt nâng đỡ, như Triệu Phác Sơn, cựu chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và Lý Trường Xuân, cựu bí thư tỉnh uỷ Hà Nam.
Trong thời gian nắm quyền, Giang Trạch Dân thường xuyên đi thăm các địa điểm tôn giáo như Thiếu Lâm Tự, núi Cửu Hoa. Trên hạ lệnh dưới phải nghe theo, tất cả các khu vực đều tích cực thúc đẩy thương mại hóa tôn giáo, mượn danh tôn giáo để làm kinh tế, trục lợi bất chính.
Tuy nhiên, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, năm 2017 Trung Cộng lại bắt đầu gỡ bỏ thương mại hóa tôn giáo. 12 cục bao gồm Cục Tôn giáo Nhà nước và Bộ Tuyên truyền cùng ban hành văn bản cấm thương mại hóa tôn giáo, đồng thời yêu cầu đảng và các quan chức chính phủ không được vượt quá giới hạn đỏ của các quy định.
Tuy nhiên, nhà bình luận Lí Lâm Nhất tin rằng, “Trung Cộng cấm thương mại hóa tôn giáo không phải để khôi phục lại sự thanh tịnh trong các ngôi đền, mà là để nhân cơ hội đó tăng cường kiểm soát tôn giáo. Bởi vì mục đích của Trung Cộng là biến dị tôn giáo và thay thế tín ngưỡng tôn giáo bằng chủ nghĩa vô thần. Thương mại hóa chỉ là một trong những thủ đoạn làm biến dị tôn giáo của Trung Cộng mà thôi.”
Tôn giáo dưới thời Trung Cộng: Từ “mục tiêu của chế độ độc tài” đến “Trung Cộng hoá”
Trong hệ tư tưởng của đảng cộng sản, tôn giáo thường được coi là “thuốc phiện tinh thần”, đối địch với Đảng cộng sản và chủ nghĩa vô thần.
Kể từ khi Trung Cộng cướp được chính quyền vào năm 1949, Trung Cộng đã bắt đầu đàn áp và hạn chế tất cả các tôn giáo bao gồm cả Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc và Cơ đốc giáo nước ngoài.
Trong phong trào Cách mạng văn hóa, Trung Cộng đã hoàn toàn xóa bỏ tính hợp pháp của tôn giáo và đàn áp dã man bất kỳ tín đồ tôn giáo nào dám bày tỏ tín ngưỡng của mình, và các tín đồ tôn giáo trở thành “mục tiêu của chế độ độc tài.”
Cho đến khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, vào tháng 3/1982, Trung Cộng lại thay đổi lập trường. Nó ban hành “Quan điểm cơ bản và chính sách cơ bản về các vấn đề tôn giáo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa của nước ta” và văn bản số 19, xây dựng lại chính sách “tự do tín ngưỡng”.
Nhưng sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, Trung Cộng lần đầu tiên phát động một cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công và đồng thời làm băng hoại tôn giáo bằng thương mại hóa. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, mặc dù đã cố gắng kiềm chế sự hỗn loạn của việc thương mại hóa các tôn giáo ở Trung Quốc, nhưng lại tăng cường kiểm soát tư tưởng và tín ngưỡng của người dân Trung Quốc, bao gồm cả việc gia tăng đàn áp các giáo hội và các tín đồ tôn giáo ở Tân Cương, và bắt đầu “Trung Quốc (Trung Cộng) hoá” để biến dị tôn giáo.
Lý Lâm Nhất phân tích: “Ban đầu từ hạn chếđộc tài, thương mại hóa cho đến hiện nay là kiểm soát nghiêm ngặt và biến dị (Trung Cộng hoá), dưới ách thống trị của Trung Cộng, tôn giáo Trung Quốc như chiếc bánh bị Trung Cộng nhào nặn điều khiển. Điều này hoàn toàn chứng minh rằng Trung Cộng chưa từng từ bỏ việc nỗ lực phá hủy tín ngưỡng của người Trung Quốc, chỉ là liên thục thiên biến vạn hoá sử dụng các thủ đoạn khác nhau mà thôi.”
Do Diệp Tử Minh thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: