Tài liệu bí mật Quốc phòng Trung Cộng tiết lộ tin tình báo mới về trang bị quân sự “Quân Dân dung hợp”
Gần đây Trung Cộng cho phi cơ quân sự quấy nhiễu Đài Loan, không chỉ khiến tình hình eo biển Đài Loan và mối bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng, đồng thời cũng bộc lộ rõ lần nữa dã tâm bá quyền và sức chiến đấu của phi cơ quân sự Trung Cộng. Phương án nghiên cứu tiền khả thi ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của Trung Cộng mà Epoch Times có được, không chỉ tiết lộ dự án ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của Trung Cộng lấy khái niệm tác chiến hiện đại của quân đội Hoa kỳ làm khuôn mẫu, mà còn tiết lộ bí mật then chốt của Chiến đấu cơ J-31 nằm trong phương án “Quân Dân dung hợp” và một số trang thiết bị Quân đội Trung Cộng đã từng phát triển nhằm tấn công Đài Loan.
Tài liệu Bộ Quốc phòng vén một phần bức màn bí mật ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của Trung Cộng
‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ là Phi cơ chiến đấu thế hệ tiếp theo mà ngành quân sự các nước lớn tiến hành nghiên cứu phát triển. Nó được xem như là vũ khí trọng điểm quốc gia, bởi vì nó tượng trưng cho sức mạnh quân sự hàng đầu, thực lực khoa học kỹ thuật của các nước, và là thông tin tuyệt mật nên được che phủ bằng một bức màn thần bí.
Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ quốc gia nào công khai phương án thực thể của ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6.’ Sự nhận biết của ngoại giới đối với ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ chủ yếu dừng lại trên khái niệm, ví dụ như nó phải có khả năng siêu tàng hình, tốc độ siêu âm, hợp đồng tác chiến cả trên không và mặt đất, cho đến các loại vũ khí và radar có tính khái niệm v.v. Nhưng phương hướng nghiên cứu và phát triển ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của các nước được hé lộ ra là không giống nhau.
‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của Trung Cộng cũng là thông tin tình báo quân sự tuyệt mật như vậy. Trung Cộng chỉ để những nhân viên nghiên cứu khoa học cá biệt được biết, ví như nhà thiết kế J-20 Dương Vĩ cũng âm thầm tham gia vào cuộc cạnh tranh ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ toàn cầu.Tuy nhiên, Epoch Times có được tài liệu “Quân Dân dung hợp,” là một phần chủ đề trang thiết bị năm 2017 trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13” của Bộ Quốc phòng Trung Cộng, đã tiết lộ phương án tiền khả thi ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của Trung Cộng, đồng thời phân tích trọng điểm cơ sở nghiên cứu chế tạo ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ sản xuất tại Trung Quốc-đó là hệ thống tác chiến không người lái.
Tài liệu này nói rằng, “Kết cấu tổ hợp của vật thể bay là kỹ thuật nhất định sẽ áp dụng cho ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6,’ và sẽ là ‘Bá vương không trung,’” có tính năng tấn công, có kết cấu thân với tính năng phân tách và tổ hợp thông minh. Tài liệu nói, phần lõi thân Phi cơ như thế nào hãy xem “Gundam” là sẽ có gợi ý rất lớn. “Air master” và “Gundam” là người máy biến hình trong phim hoạt hình nổi tiếng “Chiến sỹ cơ động Gundam” của Nhật bản.
Thật trùng hợp, khi trả lời phỏng vấn của CCTV, người đứng đầu đội ngũ thiết kế J-20 Dương Vĩ năm 2017 đã hé lộ rằng, ngoại hình của ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ sản xuất trong nước có khả năng giống như người máy biến hình trong phim khoa học viễn tưởng.
Tài liệu dự án năm 2017 đề nghị kỹ thuật áp dụng cho ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ nói rằng, “Kỹ thuật siêu máy tính với khả năng tái cấu hình nhóm máy, lớp vỏ thông minh, kết cấu thân với chức năng linh hoạt, trường giao diện vi điện trở thấp, lực đẩy bằng dòng lạnh, đều sẽ được ứng dụng vào ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6.’”Trong phương án nghiên cứu ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của tài liệu này nói rằng “Ở Trung Quốc, công trình kết cấu thân WAH đã áp dụng phương án phân tán tấn công,” kết cấu thân có thể phân tách trên không trung, hình thành các đơn nguyên nhiệm vụ có các tính năng khác nhau, “Phần thân lõi vẫn có thể bay bình thường đồng thời tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tấn công, tác chiến hoặc các nhiệm vụ khác.”
Tài liệu tiết lộ bí mật phía sau Chiến đấu cơ J-31
(Phương án tiền khả thi ‘Phi cơ thế hệ thứ 6’) năm 2017 còn đưa ra thành quả 10 giai đoạn thuộc thời kỳ đầu của Phi cơ thế hệ thứ 6, kiến nghị dùng phương thức “Hạng mục Quân Dân dung hợp J-31” để thúc đẩy hạng mục này tham gia vào công cuộc xây dựng quốc phòng, cho rằng bước đi này có thể nâng cao trình độ các doanh nghiệp tham gia và phát triển thị trường dân dụng.
Cái gọi là “Hạng mục Quân Dân dung hợp J-31,” là chỉ Tập đoàn Công nghiệp Phi cơ Thẩm Dương (gọi tắt là “Phi cơ Thẩm Dương”) nghiên cứu chế tạo Chiến đấu cơ J-31. Phi cơ Thẩm Dương là Doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (gọi tắt là “Hàng không Trung Quốc”), đã từng nghiên cứu chế tạo nhiều loại Chiến đấu cơ Seri J cho quân đội Trung Cộng. Hàng không Trung Quốc nằm trong danh sách 31 Công ty mà Chính phủ Trump của Hoa Kỳ năm ngoái đã xác định là do Quân đội Trung Cộng sở hữu hoặc kiểm soát, đồng thời tháng 1 năm nay ra sắc lệnh cấm đầu tư vào 31 Công ty này.
Trên thực tế, J-31 là tên gọi phổ thông tại Trung Quốc, tên chính thức của Chiến đấu cơ này là “FC-31”. FC-31 (J-31) là do Hàng không Trung quốc tự bỏ vốn đầu tư. Phi cơ Thẩm Dương chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển, cho dù chưa nhận được yêu cầu từ phía Quân đội Trung Cộng. Thông thường chỉ có Chiến đấu cơ do Quân đội Trung Cộng bỏ vốn và trang bị cho họ thì mới có thể mang ký hiệu “Seri J (J-XX).”
Tuy nhiên, Chiến đấu cơ FC-31 (J-31) với phương thức “Quân Dân dung hợp J-31” mà tài liệu ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ tiết lộ xem ra không giống như thông tin lưu truyền bên ngoài là chỉ do Phi cơ Thẩm Dương-Hàng không Trung Quốc tự đầu tư nghiên cứu chế tạo, mà trên thực tế là hạng mục Quân Dân dung hợp do Quân đội Trung Cộng thúc đẩy.
Phương án nghiên cứu tiền khả thi này còn nói đến “khoản đầu tư hơn 30 tỷ NDT nghiên cứu phát triển một mô hình mới của Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6”, các dự án Quân Dân dung hợp này có “Giá trị sản phẩm sau khi đưa vào sản xuất ước tính hơn 15 tỷ NDT/năm,” đồng thời dẫn động thị trường dân dụng hơn 30 tỷ NDT, ám chỉ rằng có thể bằng cách lợi dụng nhu cầu thị trường của người dân để hỗ trợ dự án ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ cũng như cho các mục đích Quân sự khác.
Tài liệu tiết lộ “Cơ sở thâm sâu” của ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ sản xuất trong nước, như hệ thống tác chiến WAH-la để “Giải phóng Đài Loan”
Trên thực tế, tài liệu này cũng chưa thực sự đưa ra bất cứ phương án kỹ thuật nào cho ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ sản xuất trong nước, nhưng đã hé lộ rằng phương diện nghiên cứu chế tạo ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ của Trung Cộng vốn có một “Cơ sở thâm sâu”
Trong phụ lục của tài liệu đã giới thiệu chi tiết các hệ thống tác chiến liên quan đến ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’ mà Quân đội Trung Cộng trước đây đã nghiên cứu phát triển.
1. Hệ thống tác chiến WAH-la có thể dùng để “Giải phóng Đài Loan”
Tài liệu trước hết giới thiệu năm 2003 tại Tập đoàn Công nghiệp Phi cơ Thành Đô đã tổ chức tại chỗ “Hội thảo về hệ thống tác chiến Phi cơ không người lái toàn quân,” thành phần tham gia gồm có lãnh đạo và các chuyên gia học giả của Tổng cục trang thiết bị, tập đoàn Thành đô, các binh chủng khoa học kỹ thuật, Cục tình báo, Phòng 55 Bộ tổng tham mưu, Tổng cục vũ khí (tức Tổng cục trang thiết bị Quân giải phóng nhân dân Trung Cộng) nay đã giải thể; Phòng 55 Bộ tổng tham mưu chủ yếu phụ trách nghiên cứu mã hóa thông tin và vật liệu mới, nay đổi tên thành Phòng 55 Bộ tham mưu liên hợp quân ủy Trung ương Trung Cộng.
Bối cảnh của hội thảo trong phụ lục tài liệu này đã cho thấy rõ sự quan tâm cao độ của Quân đội Trung Cộng đối với hệ thống chiến đấu của Phi cơ không người lái.
Trong phần sau của phụ lục đã giới thiệu hệ thống tác chiến “WAH-la”, gọi WAH-la là Phi cơ Trực thăng lưỡng dụng có người lái, không người lái đồng trục, có thể thực hiện có người lái hoặc không người lái, tự động hoàn thành nhiệm vụ trinh sát, tấn công, chở người, vận chuyển, cho đến chỉ huy tác chiến và các nhiệm vụ chiến thuật khác; tương đương với việc một người lính được trang bị “Vũ khí bộ binh” có tính năng trực thăng, có thể tác chiến không gian 3 chiều.
Phụ lục này giới thiệu công dụng của WAH-la, nói rằng “Nếu tác chiến với Đài Loan trong khoảng cách 160km, WAH-la có thể chở theo một đội chiến đấu, bay với tốc độ 210km/h, tới bên kia eo biển trong khoảng 45 phút bay,” và “thực hiện được mục tiêu giải phóng Đài Loan tốc độ nhanh, hiệu suất cao, ít tốn kém.”
Phụ lục nói rằng, WAH-la áp dụng kết cấu thân với nhiều đơn nguyên tổ hợp thành, có thể phân giải trên không theo chỉ lệnh, đồng thời có năng lực tấn công “tự sát.”
2. Tự tuyên bố Chiến đấu cơ không người lái WAF-1A vượt qua Hoa Kỳ.
Phương hướng nghiên cứu Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 bao gồm cả Chiến đấu cơ không người lái. Trong phụ lục về Phi cơ thế hệ thứ 6 năm 2017 của Trung Cộng cũng giới thiệu hạng mục Chiến đấu cơ không người lái WAF-1A.
Phụ lục này nói rằng, “WAF-1A vận dụng 3 kỹ thuật mới nổi bật, khiến Phi cơ này trở thành Phi cơ tấn công chiến đấu được người máy hóa đầu tiên có thể dùng để thực chiến, sử dụng rất nhiều kỹ thuật tiên tiến và vật liệu mới, khiến Phi cơ này đạt hệ số quá tải tới 15G, nhưng giá của cả chiếc Phi cơ này chỉ có trên dưới 1 triệu Mỹ kim”
Tài liệu còn liệt kê các kỹ thuật tiên tiến mà WAF-1A sử dụng, bao gồm: hệ thống điều khiển bay mô đun tích hợp, lớp vỏ thông minh (màn hình thông minh) kèm theo hệ thống phát hiện nhiệm vụ ngẫu nhiên, bề mặt cánh biến đổi linh hoạt không cần bộ truyền động.
Phụ lục này nói rằng, lấy Công ty kỹ thuật liên hợp Hoa Bắc và Công ty Chế tạo Phi cơ Hồng Đô làm đội ngũ chính, và lấy mô hình “J-31” để hoàn thành dự án tiền khả thi, đồng thời thực hiện bước đánh giá cơ bản với chính quyền, quyết định làm sao thực thi thuận lợi kế hoạch Chiến đấu cơ không người lái WAF-1A trong vòng 5 năm tới. Cũng như Phi cơ Thẩm Dương và Phi cơ Thành đô, Công ty Chế tạo Phi cơ Hồng Đô cũng là Doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc.
Phụ lục còn nói rằng, giá thành của Chiến đấu cơ không người lái WAF-1A kỳ vọng có thể khống chế trong khoảng 10 triệu NDT, tính năng tác chiến tổng hợp và giá toàn diện đều tốt hơn Seri X-47 của Hoa Kỳ. X-47 là Chiến đấu cơ tàng hình không người lái do Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo.
Cho dù tài liệu Quân Dân dung hợp này đánh giá rất cao dự án “WAH-la” và “WAF-1A”, thế nhưng phóng viên Epoch Times vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ thông tin nào về “WAH-la” và “WAF-1A” trong các thông tin công khai.
3. Các hạng mục đề nghị “Hệ thống cảnh báo tạm thời, hệ thống hỗ trợ tác chiến khu vực, hệ thống tác chiến phân tán và khả năng tái cấu hình nhóm máy”
“Dự án nghiên cứu tiền khả thi ‘Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6’” còn đề nghị trong phụ lục các hạng mục gồm “Hệ thống cảnh báo tạm thời, hệ thống hỗ trợ tác chiến khu vực, hệ thống tác chiến phân tán và khả năng tái cấu hình nhóm máy”
Về “Hệ thống cảnh báo tạm thời” trong phụ lục nói rằng, “Trí tuệ bầy đàn” là một loại kỹ thuật mang tính lật đổ, luôn được ngành quân sự các nước lớn nhìn nhận là cốt lõi của trí tuệ nhân tạo quân sự, là cổng đột phá của tác chiến không người trong tương lai.
Phụ lục này cũng giới thiệu tình hình nghiên cứu của nước ngoài, cho rằng Quân đội Hoa Kỳ đang nghiên cứu phát triển chiến thuật “Bầy ong” cho Phi cơ không người lái; dùng một nền tảng trên không cỡ lớn mang theo và thả một số lượng lớn Phi cơ không người lái để tạo thành một nhóm chiến đấu, tiến hành hiệp đồng tác chiến.
Tài liệu còn liệt kê dự án mà Phòng kế hoạch nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DARPA) đang thực hiện, hạng mục Phi cơ không người lái “Tiểu yêu tinh” (Gremlins), và việc Văn phòng năng lực chiến lược Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (SCO) đang nghiên cứu phát triển Phi cơ không người lái cỡ nhỏ “Chim cun cút” phục vụ cho chiến thuật “Bầy ong.”
Năm 2014 DARPA đã lần đầu đưa ra khái niệm tác chiến phân tán trên không, sau đó bắt đầu xúc tiến dự án “Tiểu yêu tinh” để hiện thực ý tưởng tác chiến này.
Phụ lục này chỉ ra rằng “Hoa Kỳ tuy có hệ thống trên 500 chiếc Phi cơ không người lái kiểu phân tán, nhưng vẫn chưa hình thành kỹ thuật hệ thống xử lý trên không”, và nói rằng “Hình thành hệ thống xử lý kỹ thuật số trên không và hệ thống tác chiến phân tán thống nhất là một ý tưởng mới có tính lật đổ, cũng là mục tiêu của dự án này”
Căn cứ theo phụ lục này, “Hệ thống cảnh báo tạm thời” là mục tiêu quan trọng nhất của hạng mục, lấy W-400 làm Bom mẹ, L-155 là đạn con hình thành một chùm hỏa tiễn tốc độ cao, bắn về vùng cảnh báo dự kiến, khai triển trên không tạo thành hệ thống cảnh báo tạm thời. Hệ thống này lấy việc bắn pháo của xe tăng WZ-120-30 và trạm tiếp sức tên lửa đẩy làm cơ sở nghiên cứu phát triển, áp dụng các công nghệ hàng đầu cấp quốc gia và có tính đột phá của Trung Quốc, ví dụ: vật liệu composite nhẹ, tích hợp sản phẩm điện tử màng dày, động lực không khí, hệ thống điều khiển lực đẩy vector, trạm thao tác mạng thông tin di động…
Phụ lục nói rằng, hạng mục xe tăng WZ-120-30 do Tập đoàn trang bị binh khí Trung Quốc dẫn đầu, Công ty Trung Sơn Trung Quốc, Công ty Tập đoàn Bảo Lợi Trung Quốc hợp tác nghiên cứu phát triển, Tập đoàn trang bị binh khí Trung Quốc phụ trách xin phép Quân ủy Trung Cộng lập dự án.
Phụ lục này cho rằng, cho dù “Bầy ong” nhiều hơn nữa, nếu không cấu thành hệ thống “Siêu máy tính,” cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ xử lý dữ liệu thông tin trên không của máy cảnh báo tạm thời; cho nên kỹ thuật tái cấu hình nhóm máy tính là then chốt, trong khi “hệ thống xử lý phân tán trên không và hệ thống siêu máy tính trên không có năng lực tái cấu hình nhóm máy” lại là một mục tiêu khác của hạng mục.
Do Ye Zi Minh thực hiện
Tâm An biên dịch
Xem thêm: