Tác phẩm ‘Brandenburg Concertos’ của nhà soạn nhạc Bach: Không chỉ là một bản nhạc cổ điển mùa lễ hội
Vào mỗi dịp nghỉ lễ mùa đông, chúng ta được sum họp với những người thân yêu, cảm nhận sự thân tình, và tham dự một hoặc hai buổi hòa nhạc mùa lễ hội.
Có một số bộ sưu tập tuyệt vời các bản nhạc mùa lễ hội để người nghe lựa chọn vào dịp này như tác phẩm “Messiah” của nhà soạn nhạc George Frideric Handel hoặc tác phẩm “Nutcracker” (Kẹp Hạt Dẻ) của Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Bên cạnh đó, tác phẩm “Brandenburg Concertos” (Concerto thành Brandenburg) của nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đôi khi cũng được biểu diễn vào thời điểm này. Tại nhiều nơi trên toàn thế giới, sáu bản hòa tấu (concerto) này đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa lễ hội, có lẽ là do những giá trị mà các bản nhạc này truyền tải.
Một dự án đầy hoài bão
Dự án của nhà soạn nhạc Bach là quá tham vọng vào thời điểm đó do yêu cầu sự đa dạng về nhạc cụ và độ khó kỹ thuật.
Tác phẩm “Brandenburg Concerto” là một dạng “concerto grosso,” có nghĩa là “bản hòa tấu lớn” trong tiếng Ý, nơi mà phần lớn các loại nhạc cụ trở thành các màn độc tấu trong dàn nhạc giao hưởng. Bach đã nâng cao loại hình âm nhạc này của Ý và mở rộng các khả năng âm nhạc của nó, mang đến cho mỗi nhóm nhạc cụ một màn độc tấu.
Trong bản hòa tấu đầu tiên, Bach đã sáng tác những màn độc tấu cho ba cây kèn oboe (kèn Ô-boa), hai cây kèn cor, một cây đàn violon, và một cây kèn bassoon (kèn Pha-gốt), khiến bản hòa tấu đầu tiên này gần như trở thành một bản giao hưởng. Tuy nhiên, kèn cor (kèn săn) và kèn oboe vẫn chưa phổ biến rộng rãi vào thời đó.
Bản hòa tấu nổi tiếng nhất, bản nhạc thứ hai, cho thấy một màn độc tấu kèn trumpet hào hùng cũng như các màn độc tấu cho sáo recorder (sáo dọc), kèn oboe, và đàn vĩ cầm, tạo nên sự chuyển đổi hào hứng giữa các loại nhạc cụ.
Bản hòa tấu thứ ba, sáng tác theo kiểu mẫu hòa tấu của nhà soạn nhạc Vivaldi sử dụng bốn cây đàn vĩ cầm, nổi bật với một đoạn đồng diễn của đàn dây trong phần đầu và phần cuối nơi những người chơi đàn liên tục thay đổi vai trò. Nên nhớ rằng thời đó rất khó kiếm được ba cây đàn cello (trung vĩ cầm) hoặc đàn viola (trung đề cầm) cùng lúc.
Độ khó kỹ thuật tiếp tục với những bản hòa tấu còn lại. Trong bản hòa tấu thứ tư, Bach kết hợp một phần hòa nhạc cho đàn vĩ cầm với một bản “concerto grosso” (bản hòa tấu lớn), để đàn vĩ cầm tỉ thí với hai cây sáo vát.
Bản hòa tấu thứ năm nổi bật với đàn harpsichord, kết hợp với sáo ngang.
Cuối cùng, bản hòa tấu thứ sáu có lẽ là bản hòa tấu quen thuộc nhất, chiếm ưu thế bởi một nhóm đàn dây.
Tuy nhiên, tác phẩm lỗi lạc về kỹ thuật này gần như không thể ra mắt lần đầu tiên. Vào năm 1721, nhà soạn nhạc Bach đã gửi sáu bản hòa tấu này cho ngài Christian Ludwig, hầu tước của xứ Brandenburg, để hồi đáp cho lời ủy thác sáng tác âm nhạc. Việc này sau đó đã trở thành điều được gọi là một trong những vụ tìm việc thất bại nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển.
Thật đáng tiếc, nhà soạn nhạc Bach không bao giờ nhận được khoản chi trả hay lời hồi đáp từ ngài hầu tước, và những tác phẩm của ông chỉ được biết đến một thế kỷ sau đó. Mặc dù nhà soạn nhạc Bach xin việc không thành công tại thời điểm đó, nhưng ngày nay các bản hòa tấu của ông mang đến sự thăng hoa và truyền cảm hứng cho mọi người trên toàn thế giới. Một thất bại ban đầu đã biến thành một kiệt tác vượt thời gian và một tác phẩm không thể thiếu trong mùa lễ hội. Mỗi nốt nhạc Bach sáng tác là một thông điệp về sự bền chí. Đó còn là về giá trị niềm tin lớn hơn, cùng một với mục đích vượt trên cả bản thân.
Ngày nay, tác phẩm “Brandenburg Concertos” được xem như là kiệt tác của âm nhạc Baroque biểu diễn bằng nhạc cụ và là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nhà soạn nhạc Bach. Nói một cách dễ hiểu thì những tác phẩm này mang đến niềm vui cho thế giới.
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times