Tác hại tiềm ẩn trong việc đeo khẩu trang sai cách
Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy khẩu trang phẫu thuật có thể bảo vệ công chúng trong việc bị lây hoặc phát tán các loại bệnh truyền nhiễm – có lẽ do khẩu trang không được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang nơi công cộng có thể giúp giảm lây lan bệnh truyền nhiễm nếu tránh được những sai lầm này.
Đã có bằng chứng về việc đeo khẩu trang phẫu thuật của nhân viên y tế có thể hạn chế sự lây nhiễm virus đường hô hấp trong bệnh viện, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy khẩu trang phẫu thuật có tác dụng bảo vệ công chúng không bị nhiễm hoặc phát tán các mầm bệnh truyền nhiễm – rất có thể vì khẩu trang không được sử dụng đúng cách. Đối với khẩu trang vải đang được sử dụng khá thông dụng thì hiệu quả thậm chí còn mờ nhạt hơn.
Khẩu trang phẫu thuật được tạo thành từ nhiều lớp nhựa và có thể lọc các phần tử rất nhỏ một cách hiệu quả, chẳng hạn như các giọt dung dịch trong hơi thở có chứa SARS-CoV-2 (virus gây ra bệnh cúm Vũ Hán). Khẩu trang loại này thường chứa một lớp chống thấm bên ngoài và một lớp thấm bên trong.
Mặc dù lấy khăn quàng, áo thun che mặt làm khẩu trang hoặc khẩu trang làm từ các loại vải thì mức độ bảo vệ và độ bền của chúng tuy không bằng khẩu trang phẫu thuật, nhưng chúng có thể chặn một số giọt dung dịch trong hơi thở do người đeo thở ra, do đó có thể bảo vệ người khác khỏi nhiễm virus. Khả năng lọc các giọt này của khẩu trang tùy thuộc vào cấu trúc của chúng. Khẩu trang vải nhiều lớp lọc tốt hơn nhưng khó thở hơn. Và chúng trở nên ẩm ướt nhanh hơn khẩu trang một lớp.
Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là liệu khẩu trang vải có bảo vệ hiệu quả như khẩu trang phẫu thuật hay không (chúng ta biết câu trả lời là không), mà là liệu có những hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn nào khi khuyên người dân sử dụng chúng rộng rãi nơi công cộng hay không.
Khi quyết định xem một biện pháp an toàn nào có nên được giới thiệu rộng rãi hay không, điều quan trọng là phải xem xét những lợi ích cũng như các tác hại tiềm ẩn. Dưới đây là bốn khả năng có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Việc tiên liệu sẽ giúp ta đối phó tốt hơn..
Hiệu ứng Peltzman
Đầu tiên, cái gọi là hiệu ứng Peltzman có nghĩa rằng việc đưa ra một biện pháp an toàn có thể dẫn đến các hành vi rủi ro bù trừ khác. Ví dụ, trong bối cảnh virus Trung Cộng lây lan, việc đeo khẩu trang sẽ khiến mọi người cảm thấy an toàn hơn, và do đó sẽ lơ là những biện pháp thực sự có hiệu quả như giữ khoảng cách 6 feet hoặc rửa tay thường xuyên.
Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng rằng điều này đang xảy ra trong đại dịch, nhưng một vài nghiên cứu được thực hiện trước đây đã cho thấy người ta quả thực rửa tay vệ sinh kém hơn khi có đeo khẩu trang.
Truyền bệnh
Thứ hai, khẩu trang có thể là một đường lây nhiễm thứ phụ hoặc tạo ra các động tác gây lây lan virus, chẳng hạn như việc chạm tay vào mặt thường xuyên. Để ngăn chặn nguy cơ này, khẩu trang cần được đeo vào và tháo ra một cách an toàn.
Mọi người chạm vào mặt trung bình 15 – 23 lần mỗi giờ; một khẩu trang gây ngứa hoặc kém chất lượng có thể làm cho người đeo chạm vào mắt, mũi, và miệng họ thường xuyên hơn. Sau khi chạm vào khẩu trang, bàn tay của bạn có nguy cơ bị nhiễm bẩn, có thể bạn sẽ phát tán virus sang các bề mặt khác, chẳng hạn như tay nắm cửa, lan can, hoặc bàn ghế.
Hiểm họa cho môi trường
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã tính toán rằng nếu mỗi ngày toàn bộ dân số Anh bắt đầu sử dụng khẩu trang loại dùng một lần, nó sẽ tạo ra một mối nguy hại rất lớn cho môi trường, cụ thể là 42,000 tấn rác thải mỗi năm, có khả năng gây ô nhiễm môi trường và không thể tái chế trong vòng 1 năm đó.
Hầu hết mọi người sẽ nhận thấy sự gia tăng việc đeo khẩu trang trong cộng đồng có thể là mối nguy hiểm cho môi trường và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, tốt nhất là nên sử dụng khẩu trang dùng nhiều lần thay vì khẩu trang dùng một lần.
Sử dụng không đúng cách
Khẩu trang cần phải được đeo đúng cách và thường xuyên khi tiếp xúc với người khác thì mới có tác dụng bảo vệ. Hầu hết trong các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay (không có nghiên cứu nào được thực hiện trong đại dịch hiện tại), đều không chỉ rõ mức độ tuân thủ của việc đeo khẩu trang, kết quả ghi nhận là từ “Tốt” đến “Tồi”.
Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh càng lan mạnh và thì người ta càng tăng khả năng tự bảo vệ mình trong đại dịch. Với số lượng ca nhiễm bệnh và tử vong cao trên toàn cầu, hiện nay số người đeo khẩu trang đã tăng hơn mức thông thường.
Các cơ quan y tế cộng đồng tại các quốc gia và quốc tế đã khuyến nghị công chúng sử dụng khẩu trang ở những nơi khó có thể duy trì giãn cách xã hội, như trên phương tiện giao thông công cộng. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi độc giả tiếp tục rửa tay vệ sinh, thực hiện giãn cách xã hội, không chạm tay vào mặt, sử dụng khẩu trang có thể tái sử dụng (thay vì dùng một lần), và tái chế một cách an toàn khi bỏ đi.