Sức mạnh hải quân Trung Quốc đe dọa đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ, có ai thực sự quan tâm?
Trong bốn tháng đầu năm 2021, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của chính quyền này và việc tăng cường khả năng thống trị các vùng biển thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, và quá trình này, là nhằm phủ nhận sức mạnh và sức ảnh hưởng của Hải quân Hoa Kỳ. Việc thay đổi cán cân sức mạnh hải quân này không chỉ gây mất ổn định trong khu vực mà còn đe dọa an toàn và an ninh của thường dân Hoa Kỳ – và đến bất kỳ ai khác không muốn sống dưới sự cai trị của Trung Cộng.
Chỉ riêng một ngày, hôm 23/04, là ngày kỷ niệm 72 năm thành lập lực lượng hải quân của PRC, ông Tập Cận Bình – người tự xưng là “người cầm lái” của PRC đã giám sát việc chạy thử 3 chiến hạm mới của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN), hai chiến hạm và một tàu ngầm tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.
Theo ghi nhận của PLA Daily, buổi lễ này có ba cái “lần đầu tiên”: “lần đầu tiên chỉ huy đứng đầu của Trung Quốc trao cờ cho 3 chiến hạm cỡ lớn cùng một lúc; lần đầu tiên Hải quân PLA đưa ba chiến hạm vào biên chế cùng lúc trong cùng một ngày; và lần đầu tiên cả ba chiến hạm nổi và tàu ngầm được chạy thử với cùng một hạm đội hải quân.”
Ba chiến hạm hải quân được ủy nhiệm – Đại Liên, Hải Nam và Trường Chinh 18, nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của PLAN theo những cách độc đáo.
Tàu hải quân Trung Quốc (Chinese naval ship – CNS) Đại Liên (thân 105) nặng 12,000 tấn, là tàu tuần dương lớp Nhân Hải mang hỏa tiễn dẫn đường Type-055, là tuần dương hạm mạnh nhất hành tinh hiện nay với 112 ô phóng thẳng đứng dành cho hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn đất đối không. Chiến hạm Đại Liên là chiếc thứ ba thuộc lớp Nhân Hải và là chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế Hạm đội Nam Hải, 5 chiếc nữa đang sản xuất trong các giai đoạn khác nhau và có khả năng tất cả sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2025. Các tuần dương hạm Type 055 là hộ vệ hạm “súng ngắn” cho các nhóm tấn công hàng không mẫu hạm mới (CSG) và các nhóm tấn công viễn chinh của PLAN.
Điều thú vị là ông Tập cũng đã đưa chiến hạm CNS Hải Nam (thân 31) nặng 35.000–40.000 tấn vào vận hành, một chiến hạm tấn công đổ bộ (LHD) Type-075 tương tự như chiến hạm LHD lớp Wasp của Hải quân Hoa Kỳ. Chiến hạm LHD Type-075 của PLAN sẽ được kết hợp với bến tàu đổ bộ 25.000 tấn Type-071 và được tuần dương hạm Type 055 hộ tống, để tạo thành nòng cốt của các nhóm tấn công viễn chinh của PLAN, nó được thiết kế cho sứ mệnh chiếm đảo chống lại Đài Loan và các đảo mục tiêu khác.
Cuối cùng, ông Tập đã ra lệnh cho tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Type-094 lớp Tấn (SSBN) thứ tư của PLAN – tàu Trường Chinh 18 (thân 421) gia nhập đội tàu thường trực. Được trang bị hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) 12 x JL-2, khi tuần tra trong vùng biển phía tây Thái Bình Dương, tàu Trường Chinh 18 sẽ cung cấp cho Trung Cộng khả năng tấn công nguyên tử chống lại Hoa Kỳ.
Kỳ vọng sẽ có tổng cộng 6 chiếc SSBN lớp Tấn, theo sau là chiếc PLAN SSBN mới nhất, tàu Type-096, được trang bị ít nhất là các hỏa tiễn ICBM 12 x JL-3 có tầm bắn xa hơn 6,200 dặm (khoảng 10,000km) và được trang bị nhiều phương tiện tái nhập độc lập.
Theo ghi nhận của ông Nicholas J. Myers, chủ tịch Tổ chức Chiến tranh và Hòa bình, 3 chiến hạm này lần lượt là tàu thứ 12, 13 và 14 sẽ được PLAN đưa vào biên chế vào năm 2021, so với Hải quân Hoa Kỳ thì chỉ có 1 tàu (USS Oakland LCS 24) được đưa vào hoạt động trong cùng khoảng thời gian đó. Đúng vậy, 14 so với 1, và Hoa Kỳ dự kiến chỉ đưa 7 tàu vào hoạt động cho nguyên năm 2021, chỉ bằng một nửa so với số lượng mà PLAN đưa ra.
Mô hình sản xuất này của PLAN và việc đưa [tàu] vào hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ đã và đang diễn ra trong thập kỷ qua. USD lý do tại sao năm ngoái, lần đầu tiên từ trước đến nay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công nhận PLAN là lực lượng hải quân lớn nhất hành tinh. Dựa trên tất cả các bằng chứng, khoảng cách giữa quy mô của PLAN và Hải quân Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong suốt hai thập kỷ tới, đến cuối [giai đoạn] đó thì quy mô của PLAN sẽ có khoảng 550 chiến hạm và tàu ngầm.
Các “chuyên gia” ở Hoa Thịnh Đốn muốn bỏ qua tầm quan trọng của việc đếm số lượng chiến hạm và tàu ngầm. Nhưng điều mà sự kiện vận hành hôm 23/04 đã thể hiện rõ ràng là Trung Quốc không chỉ chế tạo thêm thân tàu, mà chế độ này còn sản xuất ra tàu của Hải quân Hoa Kỳ ngang về trọng lượng (kích thước), cũng như về số lượng hỏa tiễn chiến đấu, đó được cho là chỉ số quan trọng nhất khi nói đến sức mạnh hải quân thuần túy.
Bên cạnh việc tăng thêm số lượng tàu, PLAN cũng rất bận rộn vận hành các chiến hạm của nó trên biển. Ví dụ, vào đầu tháng 4, lần đầu tiên PLAN điều 6 hàng không mẫu hạm (CSG) đến Biển Đông. Hàng không mẫu hạm dẫn đầu hoạt động đầu tiên của nó, Liêu Ninh, đợt triển khai này cũng là lần đầu tiên tuần dương hạm Type 055 hộ tống một hàng không mẫu hạm PLAN. Trước khi tiến vào Biển Đông, tàu CSG Liêu Ninh đã hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan, đây là một ví dụ khác về mức độ nỗ lực mà PLA sẽ sử dụng [để] chống lại Đài Loan trong một kịch bản xâm lược.
Điều thú vị là, sau các hoạt động của CSG Liêu Ninh ngoài Đài Loan và trên Biển Đông, hàng không mẫu hạm thứ hai của PLAN, Sơn Đông, cũng được triển khai cùng nhóm tấn công mẫu hạm tới Biển Đông. Việc triển khai liên tiếp các nhóm tấn công mẫu hạm PLAN tới Biển Đông để thể hiện cam kết và khả năng của PLAN trong việc thống trị các vùng biển của Chuỗi đảo thứ nhất, và cứ như thế đánh bật Hải quân Hoa Kỳ và làm giảm niềm tin và sự tự tin với Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong bốn tháng đầu năm 2021, PLAN còn có những màn phô diễn sức mạnh khác. Chẳng hạn, tàu tuần tra tấn công nhanh Type 022 đã đuổi các phóng viên Philippines ra khỏi vùng biển của họ và tập trận đổ bộ qua eo biển Đài Loan. Trước sự tăng cường công khai về nhiệm vụ, khả năng và hoạt động của PLAN, thì điều khó hiểu nhất là sự thiếu khẩn cấp ở Hoa Thịnh Đốn để giải quyết khoảng cách ngày càng tăng về sức mạnh hải quân này.
Bất chấp hai thập kỷ hiện đại hóa PLAN, các nhà lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ lại một lần nữa tranh luận về nào là ý nghĩa của việc Hoa Kỳ trở thành một quốc gia hàng hải, nào là vai trò của sức mạnh biển đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và nào là loại cơ cấu lực lượng nào là cần thiết. Trong khi [họ] đang mải tranh luận thì PLAN vẫn đang phát triển, người ta tự hỏi liệu có ai ở Hoa Thịnh Đốn thực sự hiểu mối đe dọa hoặc thực sự quan tâm đến tính cấp thiết của việc xây dựng sức mạnh hải quân Hoa Kỳ hay không.
Như Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand (Dân chủ-New York) đã có một tuyên bố nổi tiếng, nếu “tất cả mọi thứ đều là cơ sở hạ tầng,” thì liệu Hải quân Hoa Kỳ có nhận được bất kỳ phần nào trong số hàng nghìn tỷ USD đang được chính phủ hiện tại đề xuất chi tiêu hay không? Nếu không, thì hoàn toàn có khả năng là PLAN, chứ không phải Hải quân Hoa Kỳ, không lâu nữa sẽ thống trị 7 vùng biển này.
Ông Jim Fanell là thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ về hưu, hiện ông là thành viên chính phủ tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva ở Thụy Sĩ, và là cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Với sự nghiệp gần 30 năm là sĩ quan tình báo hải quân kéo dài hàng loạt nhiệm vụ trên nước và trên bờ chưa từng có trên Ấn Độ-Thái Bình Dương, chuyên về hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các hoạt động của lực lượng này. Là một diễn giả quốc tế được công nhận và là nhà văn xuất sắc, ông Fanell cũng là người sáng lập và quản lý diễn đàn An ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương Red Star Rising/Risen.
Do James E. Fanell thực hiện
Tịnh Nhi biên dịch
Xem thêm: