Y học Tây Tạng giải thích lý do tại sao thời cổ đại rất hiếm người bị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận mãn tính, tổn thương thần kinh và các vấn đề khác về bàn chân, sức khỏe răng miệng, thị lực, thính giác, sức khỏe tâm thần.
Hơn 410 triệu người trên toàn thế giới được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường. Số lượng bệnh nhân dự kiến sẽ tăng lên 640 triệu vào năm 2040. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hiện có khoảng 37 triệu người Mỹ bị bệnh tiểu đường, và có đến 96 triệu người ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Mặc dù bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, nhưng bạn có thể phòng ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng này bằng nhiều cách. Một số chiến lược điều trị cổ xưa có thể giúp bạn kiểm soát bệnh để có một cuộc sống khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng.
Có câu chuyện về một bệnh nhân tiểu đường. Tình trạng của bệnh nhân này ngày càng xấu đi mặc dù đã được điều trị. Vì bàn chân/cẳng chân của ông bị lở loét và không thể chữa lành nên bác sĩ đề nghị cắt bỏ chân. Tuy nhiên, bệnh nhân không thể chấp nhận việc bị cưa chân. Vì vậy, ông tiếp tục tìm kiếm phương pháp điều trị thay thế.
Một ngày nọ, ông được bạn giới thiệu đến một bác sĩ Tây Tạng, vị này đã kê một loại trà thảo mộc chữa bệnh. Trong vòng một tuần, bệnh tiểu đường đã cải thiện đáng kể. Công thức thảo dược trên đã giúp thuyên giảm bệnh cho bệnh nhân,
Thật dễ hiểu, câu chuyện này đã khơi dậy sự tò mò và các nghiên cứu về bài thuốc thảo dược.
Nghiên cứu xác nhận y học Tây Tạng cải thiện bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung dựa trên bằng chứng vào tháng 08/2017, đã thử nghiệm tác dụng và cơ chế của bài thuốc Tang-Kang-Fu-San (TKFS) đối với bệnh tiểu đường loại 2.
Thông qua phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), nghiên cứu tập trung phân tích hai thành phần hóa học chính của TKFS là axit galic và curcumin.
Chuột thí nghiệm được gây bệnh tiểu đường loại 2 thông qua bữa ăn nhiều chất béo và liều thấp thuốc trị tiểu đường streptozotocin. Sau đó, những con chuột bị bệnh tiểu đường được cho ba liều TKFS khác nhau qua đường dạ dày.
Kết quả thí nghiệm cho thấy bài thuốc TKFS làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói, insulin máu lúc đói, triglyceride, cholesterol toàn phần, lipoprotein mật độ thấp và cholesterol lipoprotein mật độ cao. Đồng thời, trọng lượng của những con chuột được thử nghiệm không thay đổi.
Ngoài ra, những thay đổi bệnh lý bất thường trong mô tuyến tụy cũng được cải thiện.
Nghiên cứu còn cho thấy bài thuốc TKFS làm giảm hội chứng tiểu đường ở chuột, duy trì sự ổn định đường máu và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin. Nghiên cứu này cho thấy y học Tây Tạng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Dawa người Tây Tạng đã được mời phỏng vấn để chia sẻ về bài thuốc Tây Tạng điều trị bệnh tiểu đường.
20 loại bệnh tiểu đường
Trong y học Tây Tạng, có 20 loại bệnh tiểu đường. Bác sĩ Dawa nói rằng các lương y Tây Tạng tin rằng ba yếu tố trong cuộc sống đóng vai trò duy trì hoạt động chức năng bình thường của cơ thể con người. Ăn uống không cân bằng sẽ dẫn tới mất cân bằng 3 yếu tố trong y học Tây tạng là:
- Rung: còn được gọi là năng lượng khí. Rung đề cập đến sự vận động hoặc năng lượng để duy trì các hoạt động sinh lý của con người
- Chiba/Tripa: Các chức năng chính của yếu tố này là tạo nhiệt, duy trì nhiệt độ cơ thể, tăng chức năng đường tiêu hóa và nước da hồng hào tự nhiên, củng cố lòng dũng cảm và phát triển trí tuệ.
- Bacon: Điều này được kết nối chặt chẽ với chất lỏng, chất nhầy và các loại nước khác của cơ thể con người.
Dựa trên ba yếu tố này, y học Tây Tạng chia bệnh tiểu đường thành 20 loại.
Mỗi loại bệnh tiểu đường có một phương pháp điều trị khác nhau. Sự phân tích chuyên sâu này cho phép các bác sĩ Tây Tạng tìm ra căn nguyên của căn bệnh thay vì chỉ giảm lượng đường trong cơ thể. Trong triết lý y học Tây Tạng, khi nguyên nhân gốc rễ được chữa khỏi, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ tự nhiên thuyên giảm.
Còn về bệnh nhân tiểu đường được đề nghị cắt cụt chi thì sao?
Bác sĩ Dawa cho biết: “Có ba mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường: nhẹ, trung bình và nặng.
“Mức độ nhẹ tương ứng với phát hiện thấy đường trong nước tiểu của một người ở giai đoạn ban đầu. Người bệnh nên tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không bệnh tình sẽ khó giải quyết nếu có quá nhiều đường tích tụ trong máu. Nếu bệnh nhân bỏ điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ thì sẽ xuất hiện tình trạng lở loét ngoài da và các bệnh lý khác, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.”
Bác sĩ Dawa tiếp tục nói: “Mức độ nghiêm trọng sẽ tăng lên khi vết thương trở nên khó lành hơn, dẫn đến phải cắt cụt chi”.
Bác sĩ Dawa cũng đề cập rằng nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến thị giác, thính giác và mạch máu của bệnh nhân. Người bị “ba cao” dễ bị vỡ mạch máu, gây xuất huyết não. “Ba cao” là cholesterol cao, huyết áp cao và lượng đường trong máu cao.
3 biện pháp y học Tây Tạng dùng để điều chỉnh bệnh tiểu đường
Phương pháp chính được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường trong y học Tây Tạng là đồng thời quản lý cách ăn uống, lối sống và sử dụng thuốc.
Hạn chế lượng đường và sodium trong cách ăn uống. Dùng các thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Trong y học Tây Tạng, lượng thức ăn cũng phụ thuộc nhóm tuổi.
Một người nên ăn bao nhiêu?
- Những người trẻ tuổi có thể ăn cho đến khi họ cảm thấy no tới 80%. Vì họ vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng nên hoạt động thể chất nhiều hơn và có thể tiêu hóa nhanh hơn.
- Những người trung niên được khuyên chỉ nên ăn cho đến khi no 70%.
- Người cao tuổi nên ngừng ăn khi đã no 60%. Bác sĩ Dawa cũng nói về khái niệm nhịn ăn gián đoạn.
Nói đến lối sống trong y học Tây Tạng là nói đến Thân, Khẩu và Ý.
- Thân: Tham gia tập thể dục thích hợp để duy trì sức khỏe.
- Khẩu (lời nói): Nói năng có tâm, có lý, có tình. Khái niệm về nghiệp là không được làm tổn thương người khác bằng lời nói.
- Ý (Tâm): Ở đây là nói đến tham, sân, si.
Y học Tây Tạng tin rằng điều trị không chỉ là cho bệnh nhân uống thuốc mà còn cần đưa ra lời khuyên về cách kiềm chế lòng tham của họ.
- Dochak/Tham lam: “‘Dod chags” có nghĩa là tham lam trong tiếng Tây Tạng. Ví dụ, một món tráng miệng có hình thức và hương vị rất hấp dẫn. Nhưng trong y học Tây Tạng, ham muốn có thể gây ra lòng tham, dẫn đến bệnh tật.
- Sdang/Ác cảm: đề cập đến sự tức giận, nóng nảy và ghen tị.
- Timuk/Thiếu hiểu biết: nghĩa là chểnh mảng hoặc phớt lờ. Sau khi ăn, nếu bạn nằm xuống thay vì tập thể dục hoặc bạn giảm lượng vận động, cơ thể sẽ tích tụ mỡ. Điều này dẫn đến béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một số người nói rằng ban đầu các bác sĩ Tây Tạng không cho bệnh nhân uống thuốc. Thay vào đó, họ trò chuyện với bệnh nhân. Bác sĩ Dawa nói: “Triết lý của y học Tây Tạng là giải thích khái niệm về Nghiệp. Gieo nhân nào gặt quả nấy.”
Ông giải thích rằng mọi người không nên ăn quá nhiều đường vì lượng đường bạn tiêu thụ cuối cùng sẽ gây ra các vấn đề trong cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được vòng luẩn quẩn này. Bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cũng nên dùng thuốc để kiểm soát bệnh.
Nguyên tắc điều hòa là không ức chế đường khi chúng ta có quá nhiều. Chúng ta cần hiểu rằng ăn quá nhiều đường là do sự rối loạn chức năng và mất cân bằng của ruột, dạ dày, lá lách và tuyến tụy.
Bác sĩ Dawa nói: “Vì vậy, bệnh nhân cần thuốc để phục hồi cơ thể về trạng thái khỏe mạnh và chính thường. Sau đó, mọi thứ khác sẽ lấy lại cân bằng và hoạt động bình thường.”
Tại sao thời cổ đại có ít người bị bệnh tiểu đường?
Bác sĩ Dawa cho biết vào thời cổ đại, những người làm nông nghiệp hoặc lao động thường làm việc nặng nhọc và mệt mỏi, đồng thời cũng ăn rất nhiều đường và đồ ngọt. Tuy nhiên, họ vận động liên tục và lao động rất nhiều, mồ hôi cũng tiết ra rất nhiều giúp họ thải độc cho các cơ quan nội tạng.
Y học Tây Tạng nói về ba chất thải quan trọng: phân, nước tiểu và mồ hôi từ cơ thể. Ba chất này giúp bài tiết chất thải và giải độc trong cơ thể; do đó, đổ mồ hôi là điều cần thiết.
Bác sĩ Dawa thường đi ra ngoài để thu thập dược liệu, tiến hành xem xét kỹ lưỡng và đi khắp nơi để hành nghề y. Ông phát hiện ra rằng thực phẩm mà người dân địa phương ăn ở nhiều địa điểm xa xôi tương đối đơn giản và họ tự trồng tất cả. Không có nhiều nguồn thực phẩm từ bên ngoài. Nông dân và người lao động ở những nơi này chủ yếu là tự cung tự cấp.
Họ sẽ đi ngủ lúc chạng vạng tối và thức dậy vào lúc bình minh. Sau khi thức giấc, họ ra đồng làm việc. Không có nhiều phiền nhiễu như ở một thành phố lớn.
Họ sống một cuộc sống đơn giản và ít bệnh tật hơn.
Có thể lý giải được tại sao nhiều bệnh ngày nay được gọi là bệnh thời đại.
Lời giải thích về y học Tây Tạng của bác sĩ Dawa đã tiết lộ lý do tại sao thuận theo tự nhiên đồng thời duy trì hoạt động cơ quan của cơ thể chúng ta (thông qua lời nói, tâm trí và lối sống của chúng ta) là rất trọng yếu.
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.