Sự kỳ diệu của giấm: Khám phá khả năng chữa lành tự nhiên với 2 công thức tự làm để giảm nhẹ huyết áp và lợi tiêu hóa
Giấm là một trong các nguyên liệu ẩm thực chính, được sử dụng trong nước sốt salad, nước chấm, nước xốt, nước ướp và nhiều món ăn khác. Bên cạnh đó, giấm cũng có lợi ích y học và sức khỏe.
Giấm đã được sử dụng như một gia vị ở Trung Hoa hàng thế kỷ và được biết đến với tên gọi “rượu chua.” Sách “Chu Lễ” thời Chiến quốc đã có ghi chép về cách làm giấm, cho thấy việc sản xuất giấm đã tồn tại từ thời nhà Chu.
Từ “vinegar” bắt nguồn từ tiếng Pháp “vin aigre” — “vin” nghĩa là rượu và “aigre” nghĩa là chua — định nghĩa giấm là rượu chua. Những vùng nổi tiếng về sản xuất rượu cũng có ngành công nghiệp giấm phát triển.
Quy trình sản xuất giấm gạo tự nhiên
Trung Hoa cổ xưa có nhiều loại giấm khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ như giấm gạo, giấm ngũ cốc, giấm koji, giấm bã, giấm kiều mạch đắng, giấm đào, giấm nho và giấm táo tàu. Tuy nhiên, người Trung Hoa cổ tin rằng chỉ có giấm gạo được ủ trong hai đến ba năm mới có thể được sử dụng làm thuốc.
Quy trình sản xuất giấm gạo thường được chia thành các bước sau:
- Đầu tiên, hấp gạo và thêm nấm koji, loại nấm này sẽ sinh sôi và hình thành koji gạo. Nước và gạo hấp sau đó được thêm vào hỗn hợp, khuấy đều và giữ ở nhiệt độ nhất định để biến đổi tinh bột thành glucose.
- Thêm nấm men dinh dưỡng (yeast) vào hỗn hợp để lên men rượu, chuyển hóa glucose thành rượu cồn để sản xuất rượu sake.
- Rượu cồn được thêm vào tùy thuộc vào nồng độ mong muốn, và khi đạt đến mức cần thiết, vi khuẩn acid acetic nuôi cấy được thêm vào để lên men, chuyển hóa rượu sake thành giấm.
- Sau khi quá trình lên men acid acetic hoàn thành, giấm được chuyển vào thùng để ủ trong hai đến ba tháng. Trong quá trình ủ, mùi hăng sẽ dịu lại và giấm có hương vị đậm đà, thơm ngon.
- Giấm ủ được lọc, tiệt trùng và đóng chai.
Chú ý giấm nhân tạo
Giấm nhân tạo hoặc giấm tổng hợp được sản xuất bằng cách sử dụng hóa chất từ dầu mỏ hoặc nhiên liệu hóa thạch và không chứa các chất dinh dưỡng như giấm lên men tự nhiên.
Cách phân biệt giữa giấm nhân tạo và giấm tự nhiên
Nhìn chung, bạn có thể phân biệt giữa giấm tổng hợp và giấm lên men tự nhiên bằng các tiêu chí sau:
- Giấm có mùi mạnh, hăng gây khó chịu cho mũi hoặc lưỡi có nhiều khả năng là giấm tổng hợp.
- Các sản phẩm nhấn mạnh quá trình lên men tự nhiên trong hơn một năm chủ yếu là giấm lên men tự nhiên thuần túy.
- Khi so sánh giá giữa hai loại giấm cùng thể tích, giấm lên men tự nhiên thuần túy thường có giá gấp hai đến ba lần giấm tổng hợp.
- Nếu vẫn khó phân biệt giữa hai loại giấm, nên chọn các nhãn hiệu uy tín, đáng tin cậy.
Công thức làm món đậu nành ngâm giấm
Đậu nành và giấm đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã tìm thấy rằng các peptide hoạt tính sinh học trong đậu nành mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm mỡ máu, hạ huyết áp và chống viêm và chống oxy hóa. Ngoài ra, acid acetic có trong giấm giúp hạ huyết áp.
Đậu nành ngâm giấm là một phần của ẩm thực Trung Hoa và Trung y vì nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong bệnh tăng huyết áp.
Phương thuốc lâu đời này có lợi cho sức khỏe tim mạch do các tác dụng tiềm năng đối với huyết áp.
Ngâm đậu nành đen trong giấm không chỉ làm tăng hương vị mà còn có thể tăng giá trị dinh dưỡng và y học, làm món đậu nành ngâm dấm trở thành một lựa chọn phổ biến cho những bệnh nhân tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tăng huyết áp tự nhiên.
Một trong những bệnh nhân cao huyết áp của tôi lấy lại mức huyết áp ổn định hơn sau khi dùng đậu nành ngâm giấm. Hơn nữa, nghiên cứu cũng phát hiện rằng các sản phẩm từ đậu nành giúp ngăn ngừa táo bón.
Hãy ăn đậu nành ngâm giấm tự làm hàng ngày để hạ huyết áp và giảm táo bón. Bạn có thể bắt đầu với năm hạt đậu mỗi ngày và dần dần tăng lên 10 hạt mỗi ngày khi cơ thể đã đã quen.
Nguyên liệu:
- 600ml giấm gạo, giấm gạo nâu hoặc giấm ngũ cốc
- 200g đậu nành
Cách làm:
- Cho giấm và đậu nành chưa rửa vào một hũ miệng rộng. Đậy kín hũ và để ở nhiệt độ phòng trong bốn ngày. Đậu nành sẽ hấp thụ giấm và trở nên mềm hơn.
- Vào ngày thứ năm, đặt hũ vào tủ lạnh. Dùng một dụng cụ sạch để lấy đậu nành ra.
Chú ý:
- Sau khi ăn hết đậu nành, giấm sẽ mất đi hương vị do độ chát của đậu nành. Tốt nhất nên bỏ đi.
- Rửa đậu nành bằng nước khiến cho đậu nành nhanh hỏng hơn. Vì vậy, bạn nên sử dụng đậu nành hữu cơ và ngâm trực tiếp vào giấm mà không cần rửa.
Công thức làm món giấm trái cây
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The EpochTimes