Sử dụng điện thoại làm giảm tương tác giữa mẹ và con

Nghiên cứu mới đây cho thấy các bà mẹ trò chuyện với trẻ ít hơn 16% khi họ sử dụng điện thoại. Phát hiện này đặt ra câu hỏi về cách mà công nghệ có thể can thiệp vào thời gian dành cho gia đình và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Việc sử dụng điện thoại của cha mẹ không hoàn toàn ‘tiêu cực’ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, mà có thể ảnh hưởng theo những cách khác nhau tùy vào cách thức và thời điểm sử dụng.

Việc sử dụng điện thoại ngắn hạn trong một đến hai phút làm giảm giao tiếp giữa mẹ và bé nhiều nhất. Các bà mẹ cũng có xu hướng trò chuyện với con ít hơn khi dùng điện thoại trong bữa ăn hoặc khi các thành viên gia đình trở về nhà, trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều và từ 3-4 giờ chiều.

Ngày càng nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại của cha mẹ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nhà nghiên cứu đang muốn tìm hiểu cơ chế của điều này thông qua ảnh hưởng của việc điện thoại đến số lượng từ mà trẻ sơ sinh nghe được.

Sử dụng điện thoại ngắn hạn làm giảm sự tương tác giữa mẹ và bé

Các tác giả viết: “Technoference, ám chỉ sự gián đoạn tương tác xã hội do thiết bị công nghệ mang lại … đã thu hút sự chú ý trong lĩnh vực tâm lý học phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh việc dùng điện thoại làm gián đoạn tương tác giữa cha mẹ và con cái.”

Theo đó, sử dụng điện thoại ngắn hạn trong một hoặc hai phút làm giảm số lượng từ của người mẹ nhiều nhất, với số từ giảm 26% mỗi phút. Sử dụng điện thoại lâu hơn, ít nhất bảy phút, làm giảm số từ ít nhất 12%.

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy các bậc phụ huynh đã từng báo cáo rằng công nghệ can thiệp vào việc nuôi dạy con cái của họ. 65% phụ huynh nói rằng công nghệ làm ảnh hưởng đến thời gian giải trí. 53% cho biết có sự ảnh hưởng đến thời gian dành cho con cái, không bao gồm thời gian giải trí, cho ăn hoặc thay tã.

10% phụ huynh báo cáo rằng mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến việc giám sát con cái.

Kết quả này có thể liên quan đến loại ứng dụng mà phụ huynh sử dụng. Ví dụ như, các phụ huynh cần sự tập trung trong thời gian ngắn khi kiểm tra thư điện tử hoặc trả lời tin nhắn. Tuy nhiên, không có dữ liệu về các ứng dụng cụ thể. Nghiên cứu trong tương lai nên phân biệt rõ các loại ứng dụng từ hồ sơ điện thoại hoặc âm thanh, ví dụ như so sánh việc sử dụng điện thoại hoặc cuộc gọi video với dùng mạng xã hội, nhắn tin hoặc gửi thư điện tử.

Bà de Barbaro, trợ lý giáo sư tại Khoa Tâm lý học Đại học Texas, khuyên rằng các bậc cha mẹ nên cố gắng chăm sóc con cái của họ.

“Cha mẹ có thể sử dụng điện thoại theo những cách không làm sự gián đoạn tương tác với con cái – ví dụ như chỉ dùng khi không nói chuyện với trẻ,” bà nói với The Epoch Times.

“Điều đặc biệt về nghiên cứu này là chúng tôi thu thập dữ liệu tại nhà trong tối đa ba ngày khi các thành viên làm những gì họ thường làm cùng nhau, trong khi hầu hết các nghiên cứu diễn ra trong các phòng thí nghiệm nhân tạo gây hạn chế hành vi của cha mẹ và con cái,” bà de Barbaro cho biết.

Tương tác trực tiếp có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Nghiên cứu từ Đại học Washington cho thấy các tương tác xã hội của trẻ ở 5 tháng tuổi giúp cải thiện hoạt động thần kinh và phát triển ngôn ngữ ở các độ tuổi sau này. Các tương tác trực tiếp với trẻ sơ sinh như lời nói, ánh mắt hay nụ cười, có thể rất quan trọng cho việc học hỏi ngôn ngữ ban đầu của trẻ.

Một nghiên cứu khác theo dõi trẻ từ 2 đến 48 tháng tuổi cho thấy trẻ em thường bắt chước lời nói của người lớn xung quanh. Sau khi phân tích hơn 40,000 giờ âm thanh tập trung vào trẻ, các tác giả phát hiện rằng với mỗi 100 từ của người lớn mỗi giờ, trẻ em sẽ nói ra thêm 27 từ.

Thanh Ngọc biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn